MỤC LỤC
(Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10) Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn lao động của công ty qua các năm biến đổi khá nhiều, mỗi năm tăng vài chục lao động và chủ yếu là tăng lực lượng lao động trực tiếp. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đây là một thành công lớn của Công ty và chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của công nhân toàn công ty nói chung. (Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10) Nhìn vào biểu trên ta thấy: từ năm 2005 vốn lưu động của công ty đều tăng theo qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh.
Thiết kế chịu sự chỉ đạo của Giám đốc và Phó giám đốc, đồng thời chỉ đạo phân công cho các xí nghiệp, đội xây lắp về tổ chức thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp, xây dựng các kế hoạch, tham gia lập hồ sơ đấu thầu, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng năm. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thực hiện công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính theo đúng quy định của luật kế toán, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của BTC và Tổng công ty cũng như những quy định của cụng ty đó ban hành.
- Nếu cần thiết cử người xuống khảo sát hiện trường đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn (vị trí địa lý, địa chất, chất lượng nền đất, lượng mưa, thời tiết độ ẩm, điều kiện cung cấp vật tư, nhân công, hệ thống giao thông, đời sống và dân trí..). - Nghiên cứu đánh giá các đối thủ cạnh tranh: Công ty chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, và dựa vào kinh nghiệm và quan điểm chủ quan của cán bộ lập hồ sơ dự thầu để đánh giá. Sau khi lập xong giá dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu, bộ phận lập hồ sơ, lập giá căn cứ vào tình hình công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hoặc tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết.
- Căn cứ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư : Để lập được mức giá dự thầu hợp lý, thấp hơn giá xét thầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập giá dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, bảng tiên lượng mời thầu… căn cứ vào hồ sơ đó để tìm biện pháp thi công hợp lý, tìm cách rút ngắn tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, là cơ sở để tìm các loại nguyên liệu phục vụ công tác thi công với giá thành hợp lý…. Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu và giá bán các loại vật liệu đó tại cửa hàng hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí thuê nhà và đất làm trụ sở của doanh nghiệp, chi phí dụng cụ văn phòng, lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí phúc lợi.
- Bộ phận lập giá dự thầu luôn chủ động nắm bắt, cập nhật những thay đổi trong hướng dẫn lập giá dự thầu và dự toán xây lắp do Nhà nước ban hành (Công ty đã áp dụng cách tính chi phí chung theo chi phí trực tiếp theo thông tư 04/2005, điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo thông tư 03/2005). Song, các thông tin thu được chưa cụ thể và chi tiết, và nhiều khi không kịp thời đặc biệt là các thông tin về đối thủ cạnh tranh, dẫn tới đánh giá không chính xác đối thủ cạnh tranh, khó đề ra được chiến lược bỏ thầu linh hoạt, đôi khi gía bỏ thầu còn quá cao so với các nhà thầu khác. + Công ty đã áp dụng Định mức Dự toán xây dựng cơ bản mới: Định mức số 24/2005/QĐ – BXD ngày 29/7/2005 do Bộ Xây dựng ban hành, tuy nhiên hiện nay có nhiều biến động như chính sách tiền lương, giá cả nguyên liệu, năng lượng thay đổi nên cần có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.
Cũng có những trường hợp khi thực hiện giảm giá để cạnh tranh, Công ty thường dựa trên những phán đoán chủ quan mà chưa kết hợp với việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, sự biến động các yếu tố đầu vào nên mức giảm giá chưa hợp lý dẫn tới nhiều trường hợp gây thiệt hại cho công ty. Việc tính giá dự thầu còn cứng nhắc, chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng và thông báo giá của các nhà cung ứng mà chưa khai thác hợp lý nguồn nguyên vật liệu, nhân công tại địa phương, chưa tạo được sự ràng buộc với các nhà cung ứng để khai thác chính sách giá bán của họ.
Đối với một số công trình công ty còn chưa tiến hành tổ chức khảo sát hiện trường kỹ lưỡng và chưa tổ chức đi thăm tuyến nên chưa tính chính xác cự ly vận chuyển, do đó làm tăng chi phí vật liệu, chi phí nhân công dẫn đến làm tăng giá dự thầu. - Công tác thu thập thông tin: Do năng lực về tài chính của Công ty còn hạn chế nên chưa tổ chức được bộ phận Marketing chuyên đảm nhiệm việc thu thập thông tin về các gói thầu, đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho Công ty. Lực lượng cán bộ làm công tác này hiện nay vừa mỏng, vừa không chuyên nghiệp, không có chương trình, chiến lược marketing cụ thể nào mà chỉ dựa vào sự năng động, sáng tạo của các nhân viên đó trong việc thu thập thông tin về khách hàng, thị trường.
Công tác lập giá dự thầu trong Công ty không chỉ liên quan đến phòng kỹ thuật, đó là công việc đòi hỏi sự phối hợp của các phòng ban khác như: phòng nghiệp vụ kỹ thuật, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính - kế toán, phòng quản trị kinh doanh (gồm bộ phận quản trị máy móc thiết bị và kinh doanh vật tư), và các bộ phận, đơn vị khác. Trong quá trình lập giá dự thầu, công ty mới chỉ quan tâm đến thông tin nội bộ mà chưa tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về khách hàng, về gói thầu, chưa bám sát những biến động trên thị trường xây dựng, chưa nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh … Dẫn đến công tác lập giá còn nhiều sai sót và mức giá đưa ra chưa hợp lý, tính cạnh tranh chưa cao. Phòng marketing có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tìm các đối tác có năng lực để công ty có thể hợp tác, thực hiện công tác tiếp thị, tham mưu giúp Ban giám đốc công ty công tác thị trường, đối tác hợp tác, cùng với phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật thi công tham gia đấu thầu dự án, lập kế hoạch đấu thầu, chiến lược đấu thầu, cung cấp thông tin làm cơ sở lập hồ sơ dự thầu.
Sau khi lập xong giá dự thầu, căn cứ vào tình hình thực hiện công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hoặc tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy. móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Bạch Đàng 10, trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại công ty và vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được ở trường Đại học em đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra những điểm hợp lý cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu, đồng thời đưa ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại, nâng cao khả năng thắng thầu của công ty trong đấu thầu xây lắp.