MỤC LỤC
Với mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp sẽ có phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với đơn vị mình. - Chi phí được tập hợp chi tiết theo từng công trình hoặc từng hạng mục cng trình, tùy thuộc vào hợp đồng xây lắp mà đơn vị ký với chủ đầu tư. - Vì sản phẩm của ngành xây lắp mang tính đặc thù là loại sản phẩm chỉ sản xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư, tức là giá thành của sản phẩm sẽ được nhà thầu và chủ đầu tư dự toán trước khi sản phẩm được sản xuất ra, những chi phí cho sản phẩm thực sự phát sinh.
Do đó, các loại chi phí phát sinh cho từng công trình luôn cần bám sát theo những kế hoạch được đã được tính toán từ trước. Khối lượng công việc được dự toán và đưa vào phân tích bằng phần mềm lập dự toán xây dựng “Dự toán ACITT” để tính toán ra định mức cho từng loại chi phí sản xuất. Trong quá trình thực hiện những phần phát sinh ngoài dự toán vượt quá định mức cho phép sẽ được bên chủ đầu tư và Công ty thống nhất lại để quyết định giá thành sản xuất thực tế của từng công trình.
- Cũng vì lý do trên nên giá thành của công trình thường được tập hợp luôn vào tài khoản giá vốn thay vì đưa vào giá trị thành phẩm nhập kho. Công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu sẽ được chuyển thẳng từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản giá vốn.
- Định kỳ, kế toán các xí nghiệp hạch toán chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình căn cứ vào hóa đơn mua hàng hay phiếu xuất kho NVL, kế toán sẽ phản ánh vào các nhật ký chứng từ, lập bảng tổng hợp chi tiết TK 621, đồng thời lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ cho các công trình. - Trên cơ sở của bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các nhật ký chứng từ liên quan, kế toán giá thành sẽ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình vào bảng kê số 4, từ đó tổng hợp chi phí vào nhật ký chứng từ số 7, số liệu của Nhật ký chứng từ 7 được dùng để ghi sổ cái TK 621. Chi phí nhân công trực tiếp là tất cả các chi phí về lao động phải bỏ ra có liên quan trực tiếp đến từng công trình, không bao gồm phần tiền lương cho nhân viên lái máy thi công, nhân viên quản lý chung….
Về chi phí NCTT, nếu như đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí nhân công thường là chi phí bất biến hoặc ít biến động do số lượng nhân công thường ổn định và lương nhân công ít thay đổi. Nhưng đối với một doanh nghiệp xây lắp, do nhân công để thực hiện công trình phần lớn là lao động thuê ngoài phục vụ riêng cho nhu cầu của từng công trình nên chi phí nhân công lại thường xuyên thay đổi theo từng công trình, từng thời điểm. - Cuối tháng căn cứ vào hợp đồng làm khoán, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng chấm công do công trường gửi đến, kế toán xí nghiệp tiến hành tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cho công nhân (bảng này được lập riêng cho công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài).
Phòng kế toán xí nghiệp đối chiếu chúng và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH đối với lao động trong danh sách, và bảng phân bổ tiền lương đối với công nhân thuê ngoài (Công ty không tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho lao động thuê ngoài). Sau khi cơ bản phân bổ tiền lương và BHXH (đối với nhân viên trong danh sách) và bảng phân bổ tiền lương ( đối với lao động thuê ngoài), kế toán dựa vào đó để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. - Máy thi công thuê ngoài: máy thi công của công ty số lượng có hạn nhưng nhu cầu để phục vụ các công trình là rất lớn, mặt khác đa số các công trình được thực hiện ở những nơi xa kho máy của công ty nên việc điều động va sử dụng máy thi công của công ty sẽ là không hiệu quả.
Căn cứ vào các chứng từ gốc: hợp đồng thuê máy, hóa đơn giá trị gia tăng, hay giấy biên nhận tiền do bên cho thuê lập, kế toán lập bảng kê chi phí máy thi công thuê ngoài phát sinh trong tháng cho từng công trình và hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí nhân công lái máy, là phần tiền lương trả cho nhân công lái máy thi công, được thể hiện trên bảng phân bổ lương và BHXH (Bảng 2 – 6 đã trình bày ở trên) - Chi phí nhiên liệu cho chạy máy thi công, gồm chi phí xăng dầu hay tiền điện để. Hàng ngày, căn cứ vào các loại chứng từ gốc để ghi nhận chi phí máy thi công như phiếu chi thanh toán tiền điện, nước; bảng thanh toán lương cho nhân viên lái máy; hóa đơn thanh toán tiền dầu;.
Người này có thể tham gia quản lý đội thi công của một hay nhiều công trình trong cùng một thời điểm nên chi phí này sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng công trình. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho thi công công trình như: cây chống gỗ, xà gồ, cốt pha, bảo hộ lao động, cuốc, xẻng, bàn xoa..Các công cụ dụng cụ này được phân bổ hết một lần vào chi phí không phân biệt giá trị công cụ dụng đó là lớn hay nhỏ. Còn đối với chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thì hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán đội lập bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê công cụ dụng xuất dùng cho từng công trình.
Tại công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình thủy, khi xuất công cụ dụng cụ cho các công trình sử dụng, giá trị của công cụ dụng cụ được phân bổ hết một lần vào chi phí thi công công trình đó bất kể giá trị và tính chất của công cụ dụng cụ. Chính vì thế, giá trị cụng cụ xuất dựng trờn bảng kờ cụng cụ dụng cụ xuất dựng theo dừi theo từng cụng trỡnh sẽ trùng khớp với số liệu công cụ dụng cụ được phân bổ cho từng công trình trên bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ (Bảng 2-4).