Vai trò của trồng keo đối với thu nhập của người dân xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

    Thảo luận nhóm: Nghiên cứu sẽ tiến hành 1 thảo luận nhóm tại xã gồm 10 người bao gồm đại diện cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn các đối tác trong sản xuất keo lai để tìm hiểu về lịch sử trồng và phát triển rừng keo tại địa phương, vai trò của trồng Keo đối với thu nhập và đời sống của hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng keo, giải pháp tăng thu nhập từ trồng keo đối với các nhóm hộ. Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp quan sát thực địa để quan sát tổng thể địa bàn nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất và tư liệu hóa nội dung nghiên cứu bằng hình ảnh. - Các thông tin định tính sẽ được tổng hợp, phân nhóm và phân tích trong môi quan hệ với nhau.

    - Tất cả các số liệu điều tra được mã hóa, nhập và xử lý thống kê bằng phép tính trên phần mềm Excel.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hồng Hạ .1 Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Hạ

    Với một vùng có đặc trưng về địa hình, khí hậu ở xã Hồng Hạ thì tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đất đai, tài nguyên môi trường mà còn là một trong những nơi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của huyện cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây cao su: Tổng diện tích hiện nay trên địa bàn xã là 223,7 ha, trong năm 2015 không trồng mới do quỹ đất không đủ diện tích để tiếp tục trồng mới; hiện nay giá cao su không ổn định nên bà con có xu hướng chặt bỏ cay cao su để trồng các loại cây kinh tế khác nhưng cao su là cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chính quyền địa phương vẫn khuyến khích bà con nhân dân giữ lại diện tích các năm trước. Địa phương cũng như chính quyền xã Hồng Hạ đã có quan tâm đầu tư, phát triển kinh doanh các ngành nghề như mộc, may mặc, các dịch vụ nhỏ ẻ phục vụ cho sản xuất và chăn nuôi tạo điều kiện mở rộng sản xuất nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, phục vụ cho xây dựng và nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân.

    Tuy nhiên do những yếu tố khách quan, cũng như ý thức sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu, hay một phần do trình độ dân trí còn thấp làm ảnh hưởng một phần tâm lý của người dân nên nhân dân chưa dám đầu tư phát triển các dịch vụ và nghành nghề .Mặc dù địa phương rất quan tâm và tạo điều kiện.

    Bảng 4.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015
    Bảng 4.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015

    Tình hình phát triển và đặc điểm tổ chức sản xuất rừng keo của nông hộ tại xã Hồng Hạ

    Nổi bật nhất là thụn Pa hy với số lượng hộ tham gia cao nhất là 80 hộ tuy nhiên diện tích trồng keo chỉ 87,4 ha như vậy nếu tính trung bình mỗi hộ chỉ 1,09 ha trong khi đó thôn Pa Ring chỉ có 72 hộ tham gia vào hoạt động trồng keo nhưng diện tích lại lên đến 225 ha, trung bình mỗi hộ trồng 3,13 ha. Cũng theo ý kiến của bà con cho rằng mặc dù hiện tại trên địa bàn hầu hết dùng loại keo tai tượng nhưng theo định hướng của UBND và sự nhận thức về hiệu quả thực tế của các giống keo thì trong những năm tiếp theo có xu hướng bà con chuyển sang trồng keo lai tại những vùng đất khá bằng, ít dốc để có thu nhập tốt hơn từ trồng keo. Như vậy có thể thấy được thời gian sống ở cộng đồng của chủ hộ là khá lâu nên hầu hết các hộ đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm để có thể ứng dụng một cách hiệu quả vào quá trình sản xuất cũng như trồng và chăm sóc tài nguên rừng nói chung và hoạt động trồng keo nói riêng.

    (Nguồn: phỏng vấn hộ 2016) Từ bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động trồng keo và làm thuê từ keo khá lớn, cao nhất là trồng keo với 78% trên tổng số hộ điều tra, tiếp theo là làm thuê từ keo với 68% số hộ tham gia và cuối cùng là khai thác keo có tỷ lệ là 2% trên tổng số hộ được điều tra. Tuy nhiên thực tế địa hình tại địa phương lại dốc, có nhiều sỏi đá khó có thể đào hố với kích thước như vậy, thứ đất ở địa phương tốt không cần bón phân cây vẫn phát triển tốt, bên cạnh đó cũng do địa hình xa, qua khe và khong có phương tiện vận chuyển nên khó bón phân, mặt khác địa hình dốc nên khi bón phân cho cây mới trồng nếu có mưa phân bón sẽ trôi và gốc cây dễ bị chết. Như vậy có thể nói rằng kinh tế hộ ảnh hưởng rất lớn đến hình thức sử dụng lao động của hộ.Theo người dân cho biết nguyên nhân mà họ chỉ sử dụng lao động gia đình và một phần thuê là do hộ không có điều kiện kinh tế mà công thuê lại đắt nên thường chỉ sử dụng lao động gia đình tranh thủ khi rảnh rỗi để chăm sóc hoặc đổi công chứ không thuê ngoài.

    Bảng 4.5. Đánh giá về chất lượng tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc keo tại địa phương của các hộ khảo sát
    Bảng 4.5. Đánh giá về chất lượng tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc keo tại địa phương của các hộ khảo sát

    Đánh giá Vai trò trồng keo đối với thu nhập

    (Nguồn: phỏng vấn hộ 2016) Từ bảng trên ta thấy thấy nhìn tổng thể nhóm hộ trồng keo có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ không trồng keo.Trong đó giá trị thu nhập từ keo là cao nhất trên 30.000.000 đồng/năm/hộ, tiếp đến là thu nhập từ phi nông nghiệp và thấp nhất là thu nhập từ chăn nuôi dưới 5 triệu đồng. Còn đối với nhóm hộ không trồng keo ta cũng thấy được sự khác biệt ở đây đó là nếu như nhóm hộ nghèo có trồng keo có thu nhập từ trồng keo là giá trị cao nhất thì đối với nhóm hộ này thuộc nhóm không trồng keo lại có thu nhập từ nông nghiệp cao nhất với giá trị thu nhập từ nông nghiệp là 20.833.333 đồng/hộ/năm và giá trị thu nhập từ keo là 16.666.667 đồng/hộ/năm. Qua việc so sánh các nguồn thu liên quan đến keo của các hộ trồng keo ta cũng thấy được rằng đa số người dân tập trung vào 2 hoạt động trồng keo và làm thuê keo còn hoạt động dịch vụ sản phẩm còn nhiều hạn chế và đặc biệt là đối với 2 nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo không có thu nhập từ hoạt động này.

    Nguyên nhân chủ yếu mà hầu như không có sự tham gia vào hoạt động này theo người dân cho hay là do hầu hết người địa phương không bón phân nên dịch vụ phân bón khó thực hiện, thứ 2 mặc dù đã được tập huấn về kỹ thuật nhân giống keo tại địa phương nhưng họ không thực hiện do mất công, kiến thức thu vào.

    Bảng 4.13. Giá trị thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập của nhóm hộ trồng keo và không trồng keo
    Bảng 4.13. Giá trị thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập của nhóm hộ trồng keo và không trồng keo

    Giải pháp đề xuất phát triển keo của người dân địa phương

    Đối với giải pháp thứ nhất là vận động bà con hiến đất làm đường, bà con cho biết nếu thực hiện được giải pháp này thì không những thuận lợi cho việc đầu tư và chăm sóc mà còn cải thiện rất nhiều đến giá bán keo, tuy nhiên việc này rất khó thực hiện bởi vì đây là việc tự nguyện không có bất cứ điều khoản hay hỗ trợ gì cho những hộ hiến đất. Giải pháp này vừa hiệu quả cho các hộ có nhu cầu thuê bởi lẽ nếu thuê riêng lẻ từng người sẽ rất mất công lại khó kiểm soát và kém hiệu quả, nhưng nếu thuê nhóm đã thành lập họ sẽ có trách nhiệm hơn nên sẽ hiệu quả rất nhiều; còn đối với các hộ thuộc nhóm sẽ dễ dàng nhận được việc làm hơn do có trưởng nhóm đứng ra liên hệ với. Theo sự chia sẻ của bà con thì 2 giải pháp này đã có từ trước tuy nhiên khó thực hiện bởi theo bà con việc áp dụng các kỹ thuật từ tập huấn là rất khó và tốn nhiều thời gian và công sức, mặt khác do địa hình địa phương khó thực hiện được do dốc và đá quá nhiều cộng thêm nữa đó là bà con không có điều kiện kinh tế để thực hiên.

    Còn đối với giải pháp ươm giống cũng đã từng triển khai và thực hiện nhưng chỉ trong thời gian ngắn bởi vì giống bán rẻ, công nhiều nên không có lời, thứ 2 do trình độ cũng như kiến thức được tập huấn phức tạp nên khó thực hiện nên việc tạo ra cây con khỏe đẻ cung cấp cho địa phương là rất khó, mặt khác ươm giống cũng đòi hỏi sự đầu tư các công cụ vòi phun, mái che chống ẩm…vv nên bà con không có tiền đầu tư vì vậy nên giải pháp khó được thực thi.

    Bảng 4.16. Tổng hợp các giải pháp của hộ dân từ thảo luận nhóm
    Bảng 4.16. Tổng hợp các giải pháp của hộ dân từ thảo luận nhóm

    BÁO CÁO THỰC TẬP NỘI TRÚ

    + Kết quả đạt được: Biết được trình tự các công việc giải quyết văn bản đi, văn bản đến của UBND xã. + Công việc tham gia: lập bảng mẫu, gửi về các thôn và thống kê lại các số liệu từ thôn trưởng gửi lên. - Về kiến thức hiểu biết: Biết được các công việc, các hoạt động mà vị trí cán bộ văn phòng cần thực hiện.

    - Về kỹ năng: Học hỏi được một số kĩ năng,cách giao tiếp với bà con nông dân, đặc biệt là người miền núi, dân tộc thiểu số.