MỤC LỤC
Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do Huyện quản lý, thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện ( Bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, thị trấn ) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND huyện phê chuẩn. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện; quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo; quản lý giá; báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; quản lý đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn của phòng, phối hợp với phòng nội vụ và các đơn vị cơ sở trong việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ tài chính theo quy định.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, công tác thu ngân sách huyện đã đạt nhiều kết quả khả quan đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các nguồn tài trợ viện trợ, tiền học phí được quản lý và phản ánh kịp thời vào ngân sách nhà nước..đảm bảo nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT – XH của huyện do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đề ra. Hàng năm việc xây dựng kế hoạch thu ngân sách chi tiết được xây dựng từ dưới lên, thể hiện công khai, dân chủ kịp thời theo quy định của nhà nước; Chấp hành dự toán thu NSNN trên địa bàn đều hoàn thành vượt mức dự toán giao; UBND huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thực hiện thu NSNN như phối hợp liên ngành chống thất thu, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, thực hiện tốt các giải pháp trong Nghị quyết số 29-NQ/HU năm 2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Công tác thu lệ phí trước bạ đã có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, nguồn thu chủ yếu là trước bạ nhà đất, mua bán ô tô, xe máy. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, do đó nhu cầu mua sắm phương tiện tăng nhanh, đã góp phần tăng thu cho NSNN trên địa bàn. Thực trạng chi ngân sách nhà nước huyện Đại Từ giai đoạn năm 2013-. Ngân sách chủ yếu chi vào mục tiêu dùng thường xuyên. Tuy nhiên, chi cho đầu tư phát triển của Ngân sách tạo ra môi trường, hành lang cho quá trình sản xuất. Chi ngân sách cho việc khai thác bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ gìn an ninh trật tự công cộng tạo ra môi trường ổn định để mọi cá nhân, tổ chức có điều kiện phát triển sản xuất. Chi ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chi Ngân sách Nhà nước là chi tiêu xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân. Chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nguồn chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và phát triển giáo dục - đào tạo. Trong tất cả các công việc này thì vai trò của chính phủ có thể thu hẹp được vai trò của mình. Đặc biệt là trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thì vai trò của chính phủ từ xưa tới nay và mãi mãi về sau luôn đóng vai trò chủ chốt mà tư nhân không thể thay đổi được. Phát triển giáo dục đào tạo là đặt nền móng cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và trang bị cho công chúng để họ chấp nhận và tự điều chỉnh mình theo các kỹ thuật mới. Chi ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu khoa học là một chi phí mang nhiều rủi ro và thời gian kéo dài, thông thường người khác được hưởng lợi nhiều hơn những người bỏ tiền ra nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của chính phủ thông qua chi hoạt động chi Ngân sách Nhà nước. Chi ngân sách huyện những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp giáo dục, chi cho bộ máy QLHC, đảm bảo ANQP, chi đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, môi trường… và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là việc đầu tư cho giáo dục, xây dựng nông thôn mới. Tình hình chi ngân sách huyện thể hiện ở các bảng sau:. Đơn vị tính: Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm. Chi đầu tư CSHT bằng nguồn thu. Phân tích chi trên từng lĩnh vực cho thấy:. Như vậy chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xá hội của địa phương. Chi xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện bằng nguồn vốn của ngân sách huyện, các nguồn chi đầu tư chủ yếu là tiền sử dụng, huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các nhân và các nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh. - Chi thường xuyên: hàng năm đều tăng lên. Các khoản chi này hàng năm đều tăng đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của huyện, chi các chế độ chính sách, chi đảm bảo xã hội, chi lương cho người lao động. Đi đôi với việc chi đầu tư phát triển thì các khoản chi về SNKT như: nông nghiệp, thủy lợi, giao thông cũng không ngừng tăng lên. + Chi sự nghiệp giáo dục hàng năm đều được địa phương quan tâm thể hiện là khoản chi này đều tăng một cỏch rừ nột và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của địa phương: Năm 2013 tổng chi là 228.921 triệu đồng bằng 55% tổng chi thường xuyên, năm 2015 tổng chi cho lĩnh vực này là:. này chủ yếu thực hiện chính sách xã hội thường xuyên ở huyện, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương. Tóm lại: Chi NSNN huyện Đại Từ đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi SNGD, chi đảm bảo xã hội, chi cho SNKT, đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách của huyện. Nhiệm vụ chi của ngân sách huyện. A, Chi đầu tư phát triển. - Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh cho cấp huyện;. - Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo phân cấp của tỉnh. - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy điịnh của pháp luật B) Chi thường xuyên. UBND huyện đã bám sát chế độ định mức của nhà nước, của tỉnh và tình hình thực tế tại điạ phương để phân bổ kinh phí đáp ứng từng nhiệm vụ chi của địa phương; việc chấp hành dự toán đã bám sát dự toán được duyệt, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, thực hiện tốt chỉ đạo về tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm và 10% của 8 tháng cuối năm để tạo nguồn cải cách tiền lương; từng bước có sự đổi mới, công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã từng bước được đổi mới, chất lượng báo cáo quyết toỏn đó được nõng lờn rừ rệt, bỏo cỏo quyết toỏn đó phản ỏnh tương đối.
Việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện Đại Từ trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau: Tiếp tục Nâng cao hiệu quả công tác tài chính, tín dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển, tạo nguồn thu mới, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế. - Trên cơ sở quy định hiện hành của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật, rà soát lại việc phân cấp các nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của chính quyền nhà nước cấp xã.
Quản lý thu thuế đối với sử dụng đất đai và nhà ở: Trên cơ sở quy hoạch đất đai được duyệt, cơ quan Thuế phối hợp với các ngành Tài chính, Tài nguyên Môi trường và chính quyền địa phương tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất được tập trung đầy đủ, kịp thời vào NSNN theo quy định để đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển, không được giữ lại tự chi hoặc gửi ở tài khoản vãng lai tại Kho bạc Nhà nước. Việc công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ quản lý tài chính đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Hàng tháng, quý cần tham mưu tốt cho UBND huyện tổ chức các hội nghị giao ban, hội nghị sơ, tổng kết cơ quan Tài chính, thuế, Kho bạc NN và mời một số ngành co liên quan tham gia. Thứ ba: UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết đô thị, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khoán chi hành chính.