MỤC LỤC
Quan điểm cho rằng tích tụ vốn cho đầu tư là chìa khoá sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các chiến lược và chính sách phát triển tại nhiều quốc gia.(Pakistan và Ấn Độ đều sử dụng kế hoạch 5năm trong những năm đầu thập kỉ 60. Trong đó nhấn mạnh đến nhu cầu vốn trong giai đoạn khởi đầu qúa trình công nghiệp hoá, ở đây việc sử dụng một lượng vốn lớn từ nước ngoài là có thể chấp nhận được). Khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp, tức là đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, khi đó nền kinh tế chuyển sang giai đoạn hai.
Phát triển lí thuyết của Ricardo hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã cho rằng mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh. Lí thuyết Heckscher Ohlin đã giải thích sự có được lợi ích trong thương mại quốc tế nếu đầu tư vào những mặt hàng mà sử dụng nhiều yếu tố sẵn có trong nước, nó cho phép bất kì nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông qua ngoại thương.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực nông nghiệp chiếm 20%; công nghiệp và xây dựng chiếm 41,5%, dịch vụ 38,1%. Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố như giá tiêu dùng liên tục tăng, sản xuất nông nghiệp ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, nhưng đời sống của đại đa số dân cư ở nông thôn vẫn giữ được mức ổn định, do giá nông sản, thực phẩm tăng đã khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa, tăng thêm thu nhập.
Dưới góc độ mô hình của Ricardo:Ông cho rằng đất đai là yếu tố quan trọng nhất và là giới hạn của tăng trưởng .Khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ làm cho giá lương thực thực phẩm tăng lên tương ứng, lợi nhuận của nhà tư bản do đó mà giảm,dẫn đến sản xuất trì trệ. Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ. Trong số vốn ODA cam kết, 45% đã được giải ngân đã sử dụng để xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng của quốc gia; giải quyết có hiệu quả các vấn đề về xã hội như xoá đói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và khao học công nghệ; bảo vệ môi trường; cải cách hành chính, luật pháp; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất.
Nếu xét trên bình diện tổng thể, trong 13 năm qua (1993 – 2006), nguồn vốn ODA đã hoà cùng với các nguồn vốn trong nước, góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta lên gấp 2,4 lần từ 3,5% năm 1993 lên 8,48% năm 2007; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống một nửa; xuất khẩu tăng gấp 6 đến 7 lần… Bên cạnh những kết quả đạt được mang tính định lượng nói trên, nguồn vốn ODA còn gián tiếp hỗ trợ cho Việt Nam từng bước cải cách có hiệu quả các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện đầy đủ các cam kết giữa Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ ODA. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục.
Số tiền thất thoát là rất lớn vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng, bổ sung kinh phí cho hoạt động thanh tra, điều tra..vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít, rất ít vì có ít đơn thư tố cáo, rất ít vì dân còn chưa giám nói, dân chưa giám nói vì tư tưởng “muốn yên thân”, vì “ngại va chạm”, vì sợ “đấu tranh – tránh đâu”, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Dư luận xã hội, ý kiến của các chuyên gia, của những người trong cuộc, của các đại biểu Quốc hội đánh giá tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là “kinh khủng”, là “rất phổ biến đối với đầu tư xây dựng của nhà nước ” …thế nhưng số những dự án được phát hiện có lãng phí, thất thoát; được xử lý và đưa ra công luận còn rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay – vậy tại sao?.
- Đối với các khu công nghiệp xây dựng dịch vụ vốn ngân sách đầu tư cho các dự án có tác động tầm quốc gia như: cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, công trình truyền tải điện về nông thôn, hệ thống giao thông quốc gia về liên tỉnh, liên huyện, công trình thông tin liên lạc phục vụ cho các vùng nông thôn, hệ thống cầu cống quan trong phục vụ phát triển nông nghiệp. Cần qui định cụ thể trách nhiệm vật chất và trách nhiệm trước pháp luật đối với người tham gia xây dựng dự án, thẩm định, ra quyết định đầu tư cuối cùng đối với dự án đầu tư sử dựng vốn Nhà nước mà sau khi hoàn thành các công trình này không phát huy tác dụng cho phát triển kinh tế địa phương, ngành, lãnh thổ không gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Để khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu, ngân hàng Nhà nước cần tạo quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại, không phân biệt thành phần kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong lĩnh vực phát hành các công cụ huy động vốn trung và dài hạn. Nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại. Để thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động sôi động, bên cạnh việc áp dụng nhiều biện pháp thu hút các nhàg đầu tư cá nhân tham gia thị trường, cần phát triển các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán, đồng thời, khuyến khích các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán, qua đó, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, phát triển số lượng công ty chứng khoán nhằm tạo sự cạnh tranh, cho phép các công ty chứng khoán chuyển nhượng vốn cho đối tác nước ngoài, cho phép lập công ty liên doanh với nước ngoài, cho phép sáp nhập các công ty chứng khoán và thực hiện việc niêm yết cổ phiếu công ty chứng khoán.