MỤC LỤC
Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tư liệu sách báo, công trình khoa học, văn bản, chỉ thị thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, quản lý đánh giá học sinh, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực và quản lý đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành phân tích các sản phẩm của hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học, từ đó nắm bắt được các thông tin chung, phục vụ cho việc đánh giá chung về thực trạng quản lý đánh giá học sinh theo định hướng này.
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời khi hiểu rừ cỏc nội dung căn bản trong quỏ trình đánh giá, chúng ta sẽ thấy được sự logic và tầm quan trọng của nó, qua đây sẽ giúp cho người đánh giá hiểu được tổng thể quá trình đánh giá và như vậy có thể thực hiện một cách đứng đắn, phù họp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo các mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu càu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định đúng mục tiêu của đánh giá học sinh: giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình, trên cơ sở đó biết được cần bổ khuyết những gì, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dung kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế. Thực chất, quá trình chỉ đạo của CBQL không chỉ bắt đầu sau khi đã lập xong kế hoạch và thiết kế bộ máy mà phải có công tác bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức từ trước đó nhằm ảnh hưởng quyết định đến quá trình lập kế hoạch và tổ chức phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đổi mới đánh giá HS.
Chính vì vậy GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy nói chung, và chất lượng quản lý đánh giá học sinh nói riêng bởi vì: GV đóng vai trò là người chủ đạo trong việc hướng dẫn, xây dựng các nội dung, và trực tiếp tiến hành các hoạt động đánh giá học sinh, chất lượng của hoạt động kiểm tra, đánh giá được xác định một phần lớn do kỹ năng xây dựng nội dung các hoạt động kiểm tra và kỹ năng cho điểm, nhận xét, đánh giá học sinh của GV. - Quản lý đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng đối vói hoạt động đánh giá học sinh nhằm đưa hoạt động, đánh giá được diễn ra theo đúng các quy định, đồng thòi phát huy hết vai trò của đánh giá ừong quá trình dạy học góp phần đưa hoạt động dạy học đạt đến các mục tiêu đề ra là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Chính vì vậy, việc áp dụng đánh giá học sinh vào quản lý các hoạt động giáo dục ưong nhà trường đặc biệt là trường tiểu học sẽ đem lại nhiều lợi ích có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển chung của mỗi nhà trường, góp phần vào sự đổi mới chung của nền giáo dục Việt Nam. Trong năm học 2015-2016, đội tuyển học sinh giỏi của các nhà trường đã đem về thành tích như sau: Học sinh giỏi cấp thành phố và cấp quốc gia: đạt 145 giải (Nguồn: Phòng GD&ĐT) - về đội ngũ: Đội ngũ giáo viên tiểu học quận Hai Bà Trưng tương đối đủ về số.
Hầu hết chỉ chú trọng vào việc xác định mục tiêu đánh giá giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục và dạy học mà ít chút ý tới việc thực hiện các mục tiêu là, giúp học sinh có năng lực tự đánh giá, tham gia đảnh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ” Nhiều GV trong các trường còn nhận xét rằng “Việc thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh theo năng lực nhiều lúc không lẩy học sinh làm trung tâm mà lại chủ yểu giúp GV hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục do sự chỉ đạo là phải đổi mới”. Song khi áp dụng Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ở 3 trường tiểu học cho thấy các GV nhà trường áp dụng chủ yếu các hình thức đánh giá học sinh là đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì cuối học kì I, cuối năm học đối với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí bằng bài kiểm ừa định kì bằng bài kiểm tra định kì (có nhận xét, sửa lỗi và cho điểm) và tổng hợp đánh giá vào cuối học kì, cuối năm học.
Qua bảng thống kê 2.13 có thể thấy việc tổ chức quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực cơ bản đã được nhà trường thực hiện đầy đủ và thường xuyên ở các mức độ khác nhau trong đó: Các hoạt động “Tổ chức phổ biến kế hoạch đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực đến toàn thể đội ngũ cán bộ, GV”; “Phân công nhiệm vụ cho các cán bộ nhân viên khác có liên quan trong việc tổ chức đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về nội dung đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực theo quy định mói” được nhà trường tiến hành thường xuyên nhất với tỉ lệ đánh giá khá cao. Các nội dung còn lại: “Chỉ đạo GV tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua kết quả đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và đánh giá định kỳ kết quả học sinh “Cập nhật các thông tin về tiến trình, tiến độ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV”\ “Hướng dẫn giám sát hoạt động phổi hợp đánh giá giữa GV với tự đảnh giả lẫn nhau của học sinh Là những hoạt động được đánh giá là chưa tốt và chỉ đạt kết quả khá nhưng chỉ một phần là do yếu tố chủ quan, phần lớn nguyên nhân các hoạt động này chưa đạt hiệu quả cao là do yếu tố khách quan đến từ quy chế mới của các nội dung này gây ra.
Giúp GV, nhóm GV các bộ môn thực hiện tốt các công tác: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh; thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh; tổng họp và quản lý hồ sơ đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực nói riêng và chất lượng hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung. - Hướng dẫn và chỉ đạo GV chủ nhiệm họp với các GV dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về: Quá trình học tập từng môn học; mức độ hình thành và phát triển phẩm chất; mức độ hình thành và phát triển năng lực; các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.
Các biện pháp nêu trên chỉ được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và đạt kết quả cao khi đồng thời được tiến hành với biện pháp 5: “ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực Biện pháp này đóng vai trò kết nối tất cả các hoạt động trong quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá lại với nhau, góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lý khác. Chẳng hạn, nếu chỉ tập trung nâng cao nhận thức cho CBQL, GV mà không quan tâm đến chỉ đạo thực hiện các khâu cụ thể của quá trình kiểm ừa, đánh giá và không thực hiện kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý kiểm tra, đánh giá thì không thể phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng và hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung.
Nhìn vào sơ đồ 3.1 cho chúng ta thấy: Các biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ bổ sung cho nhau, nếu chỉ tập trung thực hiện một vài biện pháp sẽ không đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. Mức độ cần thiết của các giải pháp Qua biểu đồ 3.1 cho thấy các biện pháp đưa ra đề được đánh giá rất cao về tính cần thiết, chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp này và quản lý là một yêu cầu cần thiết đối vói các nhà quản lý.