MỤC LỤC
CHIẾU SÁNG NGOÀI NHÀ
Đối với hộ tiêu thụ có đồ thị phụ tải thực tế không thay đổi, PTTT bằng phụ tải trung bình và được xác định theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm khi cho trước tổng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian. Vì Citilight Tower là một cao ốc văn phòng – trung tâm thương mại nên phụ tải của nó có những điểm đặc trưng riêng và tác giả nhận thấy phương pháp tính toán phụ tải theo hệ số sử dụng Ksd và hệ số đồng thời Kđt phù hợp với yêu cầu về thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà đặt ra.
Còn đối với nhóm thiết bị thì dòng đỉnh nhọn xuất hiện khi máy có dòng điện mở máy lớn nhất trong nhóm khởi động, còn các máy khác làm việc bình thường. Chính vì vậy phương pháp tính công suất phụ tải tính toán trong luận văn là tính theo phương pháp hệ số sử dụng Ksd và hệ số đồng thời Kđt.
Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường dây giảm xuống, do đó góc φ giảm, kết quả là cosφ tăng lên. + Tổn thất trong tụ và tổn thất trên dây cáp, máy biến áp sau khi lắp đặt tụ bù. Từ những phân tích trên tác giả chọn phương án bù công suất phản kháng cho coâng trình.
- Hệ thống quạt, bơm phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người. Công suất mà phụ tải quạt và bơm tiêu thụ không cao 175.195 KVA nên ta quyết định cung cấp toàn bộ công suất quạt bơm từ máy phát dự phòng. - Hệ thống điều hòa không khí là một phụ tải tiêu thụ công suất cao nhất của tòa nhà.
Chính vì điều này ta cần phải cân nhắc kỹ trong việc cung cấp điện cho hệ thống điều hòa không khí từ nguồn dự phòng. Ta chỉ cho một chiller (công suất 242.16 KVA) hoạt động để điều hòa không khí ở những nơi thật sự cần thiết trong tòa nhà như các phòng hội nghị, phòng họp…. - Vì đây là tòa nhà 14 tầng nên việc di chuyển trong tòa nhà cần phải có sự trợ giúp của thang máy.
Chính vì vậy ta quyết định cung cấp điện cho 1 hệ thống thang máy (công suất 50 KVA) từ nguồn điện của máy phát dự phòng.
BỘ CHUYỂN ĐỔI NGUỒN TỰ ĐỘNG ATS – AUTOMATIC TRANSFER SWITCH
Dựa vào trình tự tính toán trên ta thực hiện việc chọn MBA cho tòa nhà Citilight Tower. Dựa vào trình tự tính toán trên ta thực hiện việc chọn MBA cho tòa nhà Citilight Tower. Vậy trạm biến áp của tòa nhà Citilight Tower gồm có 2 máy biến áp có công suất mỗi máy là 1000 KVA.
Với những phân tích trên ta chọn phương án là sử dụng 2 máy biến áp trong trạm với công suất mỗi máy là 1000 KVA để cung cấp điện cho tòa nhà. Phần lựa chọn số lượng máy biến áp cho trạm ở đây ta không xét đến phương án 3 máy biến áp, vì như ta đã biết hầu như ở tất cả các trạm biến áp trong thực tế không ai thiết kế 3 máy biến áp cho 1 trạm. + Mặt dù phương án này đảm bảo tính liên tục và độ tin cây trong cung cấp điện rất cao nhưng ở trường hợp này, tòa nhà Citilight Tower không đòi hỏi quá cao về yêu cầu này.
Chính vì những lý do trên nên tác giả không liệt kê phương án 3 máy biến áp trong so sánh lựa chọn các phương án.
Trong đó: IB: dòng làm việc max, ở cấp cuối cùng mạch điện, dòng này tương ứng với công suất định mức KVA của tải. In: dòng định mức của CB, đó là giá trị cực đại của dòng liên tục mà CB với Relay bảo vệ quá dòng có thể chịu được vô hạn định ở nhiệt độ môi trường do nhà chế tạo quy định, và nhiệt độ của các bộ phận mang điện không vượt quá giới hạn cho phép. IZ: dòng cho phép lớn nhất, đây là giá trị lớn nhất của dòng mà dây dẫn có thể tải được vô hạn định mà không làm giảm tuổi thọ làm việc.
+ Xác định mã chữ cái: các chữ cái (B tới F) phụ thuộc vào dạng của dây và cách lắp đặt nó. Trường hợp này cần phải xác định hệ số K, còn mã chữ cái thích ứng với cách lắp đặt sẽ không cần thiết. Dây PE cho phép liên kết các vật dẫn tự nhiên và các vỏ kim loại không có điện của các thiết bị điện để tạo lưới đẳng áp.
Các dây này dẫn dòng sự cố do hư hỏng cách điện (giữa pha và vỏ thiết bị) tới điểm trung tính nối đất của nguồn. SN = 0.5Spha – cho các trường hợp còn lại với lưu ý là dây trung tính phải có bảo vệ thích hợp. Khi kiểm tra điều kiện sụt áp, nếu đoạn dây nào không thỏa điều kiện ở bảng (*) thì tăng tiết diện dây dẫn lên và kiểm tra lại điều kiện trên.
- nền nhà hoặc tường có kết cấu bêtông cốt thép có bề mặt tự nhiên;.
Điện cực này có thể độc lập hoặc phụ thuộc về điện với điện cực của nguồn, hai vùng ảnh hưởng có thể bao trùm lẫn nhau mà không liên quan đến tác động của các thiết bị bảo vệ. - Các CB, cầu chì sẽ đảm nhận vai trò này, hoặc các RCD, vì bảo vệ chống chạm điện sẽ tách biệt với bảo vệ ngắn mạch pha-pha hoặc pha- trung tính. Khó có khả năng đồng thời xảy ra sự cố tại hai điểm nếu mạng được lắp đặt một thiết bị giám sát cách điện để bảo vệ và báo tín hiệu khi xảy ra sự cố điểm thứ nhất.
Nhưng một khi chọn lựa một sơ đồ nào đó thì điều trước tiên là sơ đồ này phải đảm bảo tính an toàn cho thiết bị điện và tính mạng của con người. Đối với công trình là tòa nhà cao ốc văn phòng – khu thương mại thì thường sử dụng hai loại sơ đồ nối đất là: Sơ đồ TT và Sơ đồ TN-C-S. Trong khi đó sơ đồ TN-C-S, bảo vệ chống chạm điện gián tiếp được thực hiện bằng thiết bị bảo vệ là các CB, và với các thiết bị bảo vệ này cũng đã đảm bảo độ tin cậy về an toàn cho con người và thiết bị điện.
Dựa vào các đặc điểm trên, để hệ thống vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư tác giả chọn hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà Citilight Tower theo sơ đồ TN-C-S.
Loại nối đất Loại điện cực Độ chôn sâu (m) Hệ số mùa Km (đất khô). - Dây nối các cọc tiếp đất là dây đồng trần có tiết diện là 70mm2. Giả sử hệ thống nối đất có 6 cọc nối đất, dây nối giữa chúng có điện trở không đáng kể.
Dựa trên bản vẽ mặt bằng, với vị trí đầu ESE đặt tại vị trí trung tâm của tòa nhà thì bán kính bảo vệ của đầu thu sét Rp ≥ 40 m. Để đảm bảo dây dẫn sét không bị phá hủy khi có dòng điện sét đi qua thì tiết diện của dây không được nhỏ hơn 50 mm2 [7]. Đến đây thì bài toán thiết kế cung cấp điện cho cao ốc văn phòng – trung tâm thương mại Citilight Tower có thể xem là đã hoàn thành.
Dựa trên việc tính toán nhu cầu phụ tải một cách chi tiết bằng phương pháp hệ số sử dụng, Luận văn đã đưa ra được các phương án cụ thể, từ việc chọn lựa máy biến áp công suất 2x1000 KVA, máy phát dự phòng công suất 640KVA, cho đến việc thiết kế hệ thống chiếu sáng với phương pháp hệ số sử dụng, hệ thống dây dẫn, hệ thống nối đất theo tiêu chuẩn IEC, hệ thống chống sét theo phương pháp hiện đại với việc dùng đầu ESE phát tia tiên đạo sớm và sự lựa chọn các thiết bị bảo vệ dựa trên dòng định mức, dòng ngắn mạch 3 pha và ngắn mạch 1 pha sao cho toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà vận hành đạt hiệu suất cao nhất gắn liền với sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và thieỏt bũ ủieọn trong coõng trỡnh. Mặc dù ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công thông tin, có rất nhiều phần mềm ra đời, nó có thể giải quyết một cách nhanh chóng bài toán thiết kế cung cấp điện. Nhưng chúng ta là những người kỹ sư thì việc nắm vững lý thuyết sẽ giúp ta sử dụng những phần mềm trên một cách sáng tạo và chính xác hơn.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, các tiêu chuẩn Kỹ thuật điện của Việt Nam ngày càng thay đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế; đồng thời các cao ốc văn phòng – khu thương mại cao cấp như Citilight Tower được xây dựng ngày càng nhiều hơn, thì việc áp dụng các tiêu chuẩn Kỹ thuật điện quốc tế IEC để giải quyết các vấn đề trong luận văn là một hướng đi mang tính khả thi cao.