MỤC LỤC
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí XYZ được Đại hội đồng cổ đông thành lập vào ngày 27/12/2000 với số vốn điều lệ ban đầu 5.500.000.000 đồng, trên cơ sở Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và xếp dỡ vật tư - đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty kim khí XYZ, doanh nghiệp thành viên độc lập của Tổng công ty thép Việt Nam. Công ty được thành lập trên cở sở bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc phần vốn nhà nước tại Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và xếp dỡ vật tư, kết hợp với phát hành thêm cố phiếu thu hút thêm vốn để chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định số 72/2000/QĐ-BCN ngày 18/12/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản và bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể nhận thấy Công ty XYZ sử dụng vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay ngắn hạn. Ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, việc tìm hiểu về HTKSNB chỉ mang tính chất sơ lược nhằm mục đích tiếp cận với khách hàng, trong phần này KTV tiến hành thực hiện thu thập thông tin liên quan về HTKSNB để đảm bảo cho việc đánh giá cũng như sẽ làm căn cứ thích hợp cho việc thực hiện các thử nghiệm sau này. Qua bảng phân tích câu hỏi ở trên HTKSNB của XYZ được đánh giá là tin cậy và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình, vì vậy đối với Công ty XYZ, KTV tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đồng thời thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.
Sau đó, KTV xây dựng một kế hoạch chi tiết và gửi cho khách hàng một bản, lưu tại hồ sơ Kiểm toán nhằm phục vụ cho cuộc Kiểm toán sau này. Đối với khoản mục TSCĐ, việc đánh giá HTKSNB được Công ty IFC thực hiện dưới hình thức bảng câu hỏi để xác nhận xem Công ty XYZ có thực hiện vấn đề về HTKSNB không.
Để kiểm tra sự tồn tại và hiện hữu của TSCĐ trong doanh nghiệp, KTV có thể tham gia kiểm kê tại đơn vị tại thời điểm khoá sổ kế toán, đảm bảo rằng việckiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và trao đổi với các bộ phận kế toán về xử lý chênh lệch. Công ty XYZ là khách hàng Kiểm toán năm thứ hai, nên Kiểm toán viên tham gia kiểm kê TSCĐ của Công ty vào thời điểm 31/12/2009 nên Kiểm toán viên thu thập các biên bản kiểm kê TSCĐ tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán mà KTV thực hiện kiểm kê cho công ty XYZ sau đó. Khi tiến hành đối chiếu với sổ hạch toán TSCĐ là phù hợp, KTV không nhận thấy có chênh lệch và đánh giá TSCĐ của Công ty XYZ thực sự tồn tại.
Khi kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ, IFC thường tiến hành kiểm tra số liệu tổng hợp và kiểm tra chứng từ tăng giảm TSCĐ, kiểm tra chi phí khấu hao. Kiểm tra số dư TSCĐ: thu thập bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số đầu kỳ, phát sinh tăng giảm trong kỳ số cuối kỳ của các chỉ tiêu nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng loại TSCĐ, đồng thời thu thập bẳng tổng hợp các khoản lãi lỗ từ hoạt dộng thanh lý TSCĐ của tông ty XYZ.
Trên bảng tổng hợp tài sản cố định mà KTV thu thập sẽ có danh sách các TSCĐ cầm cố thuế chấp. KTV tổng hợp lại kiểm tra chi tiết xem các tài sản được cầm cố thuế chập có bị hạch toán nhầm thành tài sản không bị cầm cố thuế chấp không. Kiểm tra hồ sơ của các tài sản cố định cầm cố thuế chấp theo mức tỷ trọng có thể chấp nhận được trong tổng thể để xem xét các tài sản cố định này có thực không và các giá trị đánh giá lại có phù hợp với quy định của nhà nước và công ty đã đề ra chưa.
Xem xét hồ sơ của các TSCĐ cầm cố thuế chấp, xem thời hạn cầm cố thuế chấp của nhưng TSCĐ này là bao lâu nếu cầm cố bằng giấy tờ thì không được hạch toỏn trờn tài khoản mà chỉ theo dừi trờn sổ chi tiết. TSCĐ cầm cố thuế châp ở Công ty XYZ được hạch toán đúng và giá trị đánh giá lại là chính xác.
Nếu trong quá trình soát xét phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra thì yêu cầu KTV phần hành hoặc trực tiếp sửa chữa và bổ sung. Đối với những cuộc Kiểm toán có tính chất pháp lý cao, Ban giám đốc IFC sẽ trực tiếp soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu Kiểm toán trọng tâm. Với khoản mục TSCĐ của Công ty XYZ, sau khi soát xét trưởng nhóm đánh giá công việc Kiểm toán đã được KTV phần hành thực hiện khá đầy đủ và đã nêu được tất cả những thông tin cần thiết về đối tượng, mục tiêu Kiểm toán khoản mục TSCĐ đã hoàn thành.
Để có thể phát hiện những sự kiện gây ảnh hưởng kết quả kiểm toán, các Kiểm toán viên thường sử dụng các thủ tục như phỏng vấn các thành viên của ban giám đốc và kết hợp kinh nghiệm của bản thân mình. Qua đó hai bên cũng có thể nêu những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý để cùng nhau giải quyết, đưa ra hướng phát triển để không mắc sai sót trong những cuộc kiểm toán của những năm sau.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thủ tục phân tích đối với TSCĐ cho phép IFC đánh giá tình hình biến động tài sản của khách hành, xem nó có ảnh hưởng lớn tới kinh doanh của khách hàng không để đưa ra sự điều chỉnh, giúp cho khách hàng có một cơ cấu hợp lý để hoạt động kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Việc thiết kế lên kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán ở mỗi đơn vị khách hàng đều khác nhau do hoạt động kinh doanh không giống nhau, vì vậy đôi khi các chương trình kiểm toán được thiết kế chưa được phù hợp trong các cuộc kiểm toán làm mất thời gian hơn và hiệu quả không đạt cao như mong muốn. Ví dụ như các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh được các hoạt động kiểm soát là cụ thể mà khách hàng thiết lập đối với bộ phận kế toán và bộ phận quản lý TSCĐ có thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu và trong thực tế các hoạt động kiểm soát này có được triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu của thiết kế không.
Thủ tục phân tích là một phần công việc hiệu quả, kết quả thực hiện thủ tục này có thể làm giảm các kiểm tra chi tiết khác nhau, do vậy tiết kiệm được thời gian cho KTV, mặc dù ở IFC khi thiết kết chương trình kiểm toán đã xây dựng quy trình phân tích rất chi tiết, tuy nhiên khi thực hiện kiểm toán TSCĐ, các KTV thương chủ yếu thực hiện phân tích xu hương, chủ yếu chỉ so sánh biến động TSCĐ kỳ này so với kỳ trước mà chưa chú trọng một số thủ tục phân tích khác như: so sanh dữ liệu của Công ty khách hàng với dữ liệu ngành, phân tích tỉ tài chính. Và theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, thủ tuch phân tích được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, nhưng ở IFC thủ tục phân tích chỉ được thực hiện ở giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Sử dụng kết hợp này sẽ cung cấp cho KTV hình ảnh hoàn chỉnh nhất về HTKSNB Trong các cuộc kiểm toán, các đặc điểm kinh doanh của mỗi khách hàng kiểm toán là khác nhau nhất là các ngành nghề kinh doanh có đặc thù kinh doanh như kinh doanh về vàng bạc, ngành xây dựng viễn thông hay ngân hàng. Vì vậy KTV chịu trách nhiệm thiết kế chương trình kiểm toán phải tìm hiểu nghiên cứu kĩ đơn vị khác hàng, như phỏng vấn kĩ ban giám đốc, quan sát thực tế của khách hàng, thu thập biên bản cuộc họp của ban giám đốc, các quy định về. Đối với TSCĐ phải xem xét các hoạt động liên quan đến TSCĐ như vận hành máy mọc xem đúng công suất không, việc quản lý TSCĐ có đúng quy định của công ty hay không, nếu đúng với những quy định thì mới tiến hành kiểm toán bình thường.
Ngoài việc so sánh số liệu kỳ này so với kỳ trước, KTV cần so sánh giữa thực tế vủa đơn vị với các đơn vị cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành qua đó KTV sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đang sử dụng có phù hợp hay không. Để tránh xảy ra nhưng bỏ sót về các nghiệp vụ bất thường, kiểm toán viên phải dựa vào những nhận định của mình bằng kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra nhận định kiểm tra đối với các khoản mục TSCĐ.