Phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

MỤC LỤC

VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ làm tăng sự hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng, thấy được các biến động trọng yếu trong sản xuất kinh doanh, các thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ báo cáo và các vấn đề liên quan đên khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, kiểm toán viên tiến hành so sánh, phân tích (thường sử dụng thông tin tài chính sơ bộ năm nay so với thông tin tài chính năm trước hoặc ngân sách năm nay) nhằm mục đích là xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro.

Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

Trong trường hợp, kiểm toán viên chỉ tìm được bằng chứng có thể giải thích cho phần chênh lệch vượt quá Threshold thì phần còn lại, nếu nhỏ hơn Threshold và theo xét đoán của kiểm toán viên có thể chấp nhận số chênh lệch này thì kiểm toán viên có thể kết luận về số dư được kiểm tra mà không cần kiểm tra thêm nữa. Kiểm toán viên cần quan tâm đến các sai sót định lượng được và các sai sót chưa giải thích được (bao gồm giá trị phần chênh lệch chưa. được kiểm tra và giá trị chênh lệch đã kiểm tra nhưng chưa giải thích được) để tìm ra các sai sót định lượng được và sai sót không định lượng được phát sinh từ gian lận và các sai sót khác. Trong trường hợp những sai sót này gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần xem xét và thảo luận với khách hàng để điều chỉnh báo cáo tài chính hoặc thực hiện các thủ tục kiểm tra thay thế để đạt được độ tin cậy cần thiết vào số dư tài khoản cần kiểm tra.

Nếu việc giải thích hoặc bổ sung cho số chênh lệch tỏ ra không hiệu quả đối với thủ tục phân tích chi tiết, kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh có liên quan đối với chênh lệch đó nhằm đạt được độ tin cậy mong muốn về số liệu được kiểm tra.

Bảng 2.1: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Giá trị doanh thu (USD) Tỷ lệ áp dụng (%)
Bảng 2.1: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Giá trị doanh thu (USD) Tỷ lệ áp dụng (%)

Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính

Tất cả các bằng chứng thu thập được cho những chênh lệch trọng yếu và những điều chỉnh đối với sai sót định lượng được kiểm toán viên lưu lại trên giấy tờ làm việc đầy đủ, khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu. Ở đây, thủ tục phân tích soát xét khẳng định những thay đổi trên báo cáo tài chính hoàn toàn phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng, phù hợp với bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán và đảm bảo tất cả các thay đổi đều được giải thích thoả đáng. Sau đó, kiểm toán viên kiểm tra xem tất cả các thay đổi đã được giải thích thoả đáng chưa, nếu chưa thì cần tiến hành thờm cỏc thủ tục bổ sung để làm rừ.

Về hình thức tiến hành, phân tích kết quả trong thủ tục phân tích soát xét cũng tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ, nhưng căn cứ để tiến hành phân tích là dựa vào những hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng và những bằng chứng kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán.

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG

    Các khách hàng của CPA VIETNAM bao gồm các Tổng Công ty nhà nước như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, các Công ty thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, các Công ty thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam…, các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đa quốc gia, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp khác. Phòng nghiệp vụ số 4: Có nhiệm vụ chính tư vấn cho khách hàng về hoạt động của doanh nghiệp họ, CPA VIETNAM luôn giúp cho khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cách có hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng loại hình doanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời giảm ảnh hưởng của thuế đến giao dịch kinh doanh. Trung tâm Đào tạo: Trung tâm Đào tạo CPA VIETNAM thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán, tài chính, kiểm toán quốc tế, quản trị kinh doanh thuế..tại các doanh nghiệp hoặc các địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tin hữu ích có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

    - Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ - Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết của khách hàng - Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và thủ tục hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ.

    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CPA VIETNAM
    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CPA VIETNAM

    THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG

      Ngoài các thông tin trên, kiểm toán viên đã thu thập được các thông tin khác như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, các Biên bản đại họp Đại hội cổ đông, Biên bản họp Hội đồng quản trị và các biên bản khác liên quan đến Công ty. Bước 1: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã xây dựng được một số tài khoản có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính như Doanh thu, Giá vốn hàng bán..Trong trường hợp này, nhận thấy Doanh thu là một trong những tài khoản chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính nên kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục này. Phân tách số liệu sử dụng để xây dựng các số ước tính kiểm toán và số doanh thu ghi sổ ở mức độ hợp lý, nhằm đạt được độ tin cậy kiểm toán, dựa trên việc so sánh số liệu hàng tháng, hàng quí, so sánh giữa các tài khoản, giữa các loại doanh thu.

      Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) Trong thực tế, số chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) được xây dựng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng tài khoản cụ thể và theo từng loại hình doanh nghiệp, qui mô nghành nghề cũng như xét đoán của kiểm toán viên.

      Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán
      Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán

      SO SÁNH HAI KHÁCH HÀNG VÀ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

      Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, từ những tài khoản có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên nhận thấy tài khoản Doanh thu của Công ty ABC là tài khoản có chứa đựng sai sót trọng yếu. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào kết quả đã thu được trong các giai đoạn trên, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích soát xét các Báo cáo tài chính đã được điều chỉnh để có những hiểu biết toàn diện, chính xác về các biến động của các tài khoản làm cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng. Qua nghiên cứu qui trình vận dụng thủ tục phân tích tại hai khách hàng, ta thấy rằng các kiểm toán viên tại CPA VIETNAM đã thực hiện kết hợp các thủ tục phân tích và các loại trắc nghiệm khác đối với từng khách hàng cụ thể một cách linh hoạt, hiệu quả đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể.

      Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán, việc tiến hành phân tích trong các giai đoạn kiểm toán đơn giản hơn, tuy nhiên đây là một phương pháp khó, thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kinh nghiệm vững vàng.

      TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

      • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

        CPAVIETNAM đã sớm áp dụng phương pháp kiểm toán trong hệ thống phần mềm tiên tiến, tức là thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán góp phần giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết, giảm bớt thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích chi tiết thường áp dụng với các tài khoản tổng hợp có ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục khác trong Báo cáo tài chính như Doanh thu, Giá vốn hoặc những dịch vụ có tính chất tỷ lệ như khoản mục Doanh thu với thuế suất, khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương giúp kiểm toán viên xác định các tài khoản nghi ngờ có tính chất trọng yếu, từ đó quyết định số lượng thông tin kiểm tra chi tiết cần tiến hành. Qua thời gian thực tập tại CPAVIETNAM, được nghiên cứu tài liệu về khách hàng và tham gia kiểm toán tại một số công ty, được tìm hiểu về qui trình thực hiện thủ tục phân tích, em xin có một số kiến nghị trên ba phương diện sau: Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, về phương pháp phân tích trong từng giai đoạn kiểm toán, về phương pháp trình bày hồ sơ kiểm toán.

        Bởi vì, việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho kiểm toán viên khả năng thanh toán, thực trạng tài chính, sự biến động của tài sản thuần của doanh nghiệp, dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo..Trong khi, nếu chỉ thực hiện phân tớch Bảng cõn đối kế toỏn và Bỏo cỏo kết quả kinh doanh thỡ khụng thể hiện rừ những vấn đề nghiêm trọng về tính thanh khoản.

        Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết
        Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết