MỤC LỤC
Ghi nhận Nợ phải trả: Khoản mục Nợ phải trả được ghi trong Bảng cân đối kế toán khi đã có đủ điều kiện chắc chắn Công ty phải dùng một lượng tiền chi ra hoặc thực hiện dịch vụ trong tương lai để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại của công ty như các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, khách hàng ứng trước,. Hoạt động với nguyên tắc trên và để đạt được mục tiêu này, hiện nay Công ty đang cố gắng nỗ lực hết mình để phát triển công ty, nâng cao uy tín trên thị trường, cung cấp các dịch vụ có chất lượng nhất cho nền tài chính của Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán, nếu có những tình huống bất ngờ ngoài dự đoán làm thay đổi lớn so với kế hoạch kiểm toán thì các thành viên của nhóm kiểm toán phải thảo luận với nhau và thảo luận với khách hàng để có sự thống nhất thực hiện. Trưởng nhóm kiểm toán phải tập hợp tất cả các công việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện để lập các bút toán điều chỉnh, đồng thời xem xét, đánh giá cùng với các sự việc bất thường và những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính.
Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm soát xét lần cuối các thủ tục kiểm toán và những ý kiến của các kiểm toán viên. Cuối cùng mới có thể đưa ra Báo cáo kiểm toán và gửi Thư quản lý cho khách hàng.
Nếu đó là khách hàng mới, S&S chưa có nhiều hiểu biết về khách hàng thì việc khảo sát này được thực hiện bằng cách điều tra sơ bộ về khách hàng, liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu có, liên lạc với ngân hàng và các doanh nghiệp khác, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin, và quan trọng là thu thập thông tin từ phía Ban quản trị của khách hàng. Đối với Cụng ty A, một khỏch hàng cũ của S&S, để chấp nhận kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 - kiểm toán năm thứ hai cho công ty A, việc khảo sát kiểm toán thông qua những thông tin kiểm toán năm trước bằng cách xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước.
Trước khi bắt đầu kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về việc ghi chép sổ sách kế toán và lập báo cáo trong việc chuẩn bị tất cả các thông tin sẽ được S&S kiểm toán. - Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, Bên B sẽ xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Bên A để quyết định các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm mục đích đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính, Bên B sẽ không đưa ra sự đảm bảo về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Do Công ty A là khách hàng kiểm toán cũ của công ty S&S nhưng do có sự thay đổi lớn về nhân sự vào đầu năm tài chính 2006 ảnh hưởng đến công việc kế toán và khách hàng cũng muốn có sự tư vấn về công tác kế toán nên nhà quản lý sẽ quyết định thực hiện kiểm toán cho khách hàng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Nhóm kiểm toán gồm có bốn người, trong đó có 3 kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm làm kiểm toán trong nhiều năm, và một trợ lý kiểm toán cũng được đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ kiểm toán.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, “Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán”. Đối với mỗi khách hàng kiểm toán khác nhau về quy mô, về tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng mà S&S lập các kế hoạch kểm toán khác nhau về nội dung và hình thức.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông qua việc xem xét các Biên bản họp Ban giám đốc, các Hợp đồng kinh tế, các Hóa đơn mua bán của Công ty A, kiểm toán viên bước đầu đã nhận diện các bên hữu quan của Công ty A đó là Công ty mẹ tại Hàn Quốc, trong đó có quan hệ mua bán nội bộ, có quan hệ nhận và chuyển vốn đầu tư thường niên. Đồng thời trong các buổi thảo luận, trao đổi giữa kiểm toán viên Công ty S&S và Ban Giám đốc Công ty A, để nâng cao chất lượng về việc thực hiện kiểm toán và tư vấn kế toán, chuyên gia có thể giúp đỡ dịch thuật sao cho kiểm toán viên và Ban giám đốc cú thể hiểu rừ về nhau và về cụng việc của nhau nhất, từ đú nõng cao chất lượng các dịch vụ mà S&S cung cấp và tạo được sự tin cậy của Ban giám đốc Công ty A đối với các công việc kiểm toán, tư vấn của kiểm toán viên.
Khi thực hiện phân tích ngang, kiểm toán viên sẽ tiến hành so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau để thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh vực, các khoản mục trọng yếu cần quan tâm. Để nắm bắt rừ hơn tỡnh hỡnh kinh doanh, kết quả kinh doanh của Cụng ty A trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty S&S có tiến hành phân tích sơ bộ các số liệu, các thông tin tài chính để có thể tìm ra xu hướng phát triển, những biến động, chênh lệch về tình hình kinh doanh giữa các thời kỳ, và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác.
Từ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức ước lượng đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, tức là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng thuộc về bản chất của các yếu tố bên trong công ty khách hàng, kiểm toán viên không tạo ra cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà chỉ có thể đánh giá chúng để đảm bảo mức rủi ro kiểm toán thấp nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
Nói tóm lại, chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công thực hiện giữa các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán cũng như các dự kiến về tư liệu, về thông tin liên quan cần thu thập và sử dụng. - Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được, tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
- Tìm kiếm các khoản công nợ phải thu đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán..) nhưng chưa ghi nhận, trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý. Tùy năng lực, trình độ, kinh nghiệm, điểm mạnh của từng thành viên nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công người thực hiện từng khoản mục để đảm bảo chất lượng, tiến độ của cuộc kiểm toán.
Các rủi ro tiềm tàng trong các khoản mục được gắn với chi tiết các khoản mục do kiểm toán viên đánh giá nhưng không thiết lập các mối quan hệ với các cơ sở dẫn liệu liên quan đến rủi ro tiềm tàng nên những kiểm toán viên khác khi sử dụng thông tin đã đánh giá rủi ro sẽ rất khó xác định các thủ tục cần làm khi kiểm toán. Đồng thời, việc đối chiếu giữa thủ tục kiểm toán sử dụng và cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng cũng có thể giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra quá trình kiểm toán và người đọc kế hoạch kiểm toán cũng có thể dễ dàng hiểu và hình dung công việc kiểm toán sẽ phải thực hiện.