MỤC LỤC
Câu hỏi đơn giản. Câu hỏi đơn giản nhằm câu trả lời đơn giản, tuy không hẳn là dễ và ở trình độ thấp, bởi có câu hỏi đơn giản nhưng rất khó. Thường thì câu hỏi đơn giản thì dễ. Ví dụ : Tính chất hóa học đặc trưng của Oxi là gì? Oxi và Lưu hùynh có những điểm gì giống và khác nhau về tính chất hóa học ?. Câu hỏi phức tạp. Câu hỏi phức tạp cần có câu trả lời phức tạp về cấu trúc nhưng chưa chắc đã khó về nội dung. Hãy cho biết:. a) Số lượng các hạt electron, proton, nơtron có trong các nguyên tử của các nguyên tố đó. b) Về mặt cấu tạo, các nguyên tử của cùng nguyên tố oxi, clo có đặc điểm gì giống nhau?. Câu hỏi đơn giản Câu hỏi phức tạp. c) Các nguyên tử của các nguyên tố trên được gọi là các nguyên tử đồng vị của nhau.
- Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm từ như: “Làm thế nào…?”, “Hãy tính sự chênh lệch giữa…”, “Em có thể giải quyết khó khăn về… như thế nào?”,….
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp, biện minh, phê bình, rút ra kết luận dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. - Để sử dụng đúng mức độ này, học viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.
Đặc biệt, trong hệ thống câu hỏi đặt ra nên tăng cường những câu hỏi mang tính chất hài hước, “Tính hài hước làm cho cơ chế của trí tuệ hoạt động” (M.Tulen), những câu hỏi mang tính chất nghiên cứu về các sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, thí nghiệm… cũng tạo hứng thú, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài Oxi (SGK Hoá học 10 NC), dựa vào vị trí của Oxi trong bảng tuần hoàn. Em hãy cho biết tính chất hoá học của oxi? Đây là câu hỏi không khó nhưng đối với học sinh yếu, học sinh trung bình thì vẫn có thể không trả lời được. Vì vậy giáo viên có thể dùng những câu hỏi bài học để gợi mở học sinh đi đến kết luận như hoàn thành phiếu học tập sau:. Yêu cầu câu hỏi dạy học phải gây được hứng thú nhận thức, kích thích HS suy nghĩ trả lời. Để kích thích sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên thường mở đầu bài giảng bằng cách sử dụng những câu hỏi đặt học sinh trước tình huống có vấn đề, có thể là sự nghịch lý bế tắc, hoặc câu hỏi về ứng dụng của các đơn chất, hợp chất có trong bài học, hoặc giáo viên có thể kể một câu chuyện hóa học với kết thúc mở đặt ra nhiều nghi vấn cho học sinh. + Các nguyên tử làm thế nào để kết hợp với nhau tạo thành phân tử trong khi lớp vỏ của chúng là các hạt mang điện âm lẽ ra phải đẩy nhau?. +Tại sao các nguyên tử khí hiếm không kết hợp lại thành phân tử và trơ về mặt hóa học?. Yêu cầu câu hỏi dạy học phải đảm bảo thời lượng tiết học. Phân chia hợp lí các câu hỏi kể cả số lượng lẫn chất lượng khi giảng bài để tính thời gian cho từng vấn đề sao cho phù hợp với bản chất, độ rộng, độ sâu của câu hỏi. Nghĩa là giáo viên phải xác định thời gian cho học sinh suy nghĩ để trả lời cho từng câu hỏi sao cho hợp lý nhất. Đây là yêu cầu nhằm đảm bảo tiến độ tiết học. Để thực hiện được yêu cầu này giáo viên cần ước lượng thật cụ thể thời gian mà giáo viên cho học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Nếu thời gian cho phép học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi quá dài thì học sinh sẽ có thời gian rảnh để nói chuyện riêng khi giải quyết xong câu hỏi và nó cũng rất dễ khiến cho giáo án của giáo viên bị cháy. Nếu thời gian đó quá ngắn thì học sinh không kịp tìm. Cho biết khả năng hút e của oxi mạnh hay yếu?. Khuynh hướng chính của oxi khi tham gia các phản ứng hóa học. Cho biết ba nguyên tố có ĐAĐ lớn nhất trong BTH. Kết luận về tính chất hóa học của oxi. Viết các phương trình phản ứng minh họa Viết cấu hình e của. nguyên tử 8O. ra phương án trả lời. Trong tình thế đó, giáo viên buộc phải sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở. Nhưng việc sử dụng hệ thống quá nhiều câu hỏi gợi mở sẽ không phát huy được tính tích cực cũng như là trí thông minh của học sinh. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra miệng hay trả bài đầu tiết học. Việc kiểm tra bài cũ đóng vai trò quan trọng khi giảng dạy kiến thức mới. - Giỳp cho học sinh ụn lại những kiến thức đó học. Từ đú, học sinh sẽ khắc sõu hơn, nắm rừ hơn kiến thức đó. - Giúp giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh, có phải tất cả học sinh đều lĩnh hội chính xác điều đã học không? Từ đó giáo viên điều chỉnh lại những kiến thức thiếu xót, chưa chính xác của học sinh. Điều này giúp cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức mới, lựa chọn những kiến thức mới thích hợp để giảng dạy. Câu hỏi sử dụng khi kiểm tra bài cũ. - Nội dung câu hỏi tuỳ thuộc vào nội dung bài đã được học ở tiết học trước và bài tập cho về nhà. - Thường hỏi những kiến thức trọng tâm của bài trước. Những kiến thức hay sử dụng khi làm bài tập, những kiến thức có liên quan đến kiến thức mới, dẫn dắt học sinh đi vào kiến thức mới. - Câu hỏi ngắn gọn, chính xác, không đánh đố học sinh, ít tốn thời gian. - Thường sử dụng câu hỏi tái hiện. Đối với học sinh khá có thể sử dụng câu hỏi yêu cầu cao hơn để học sinh phải vận dụng kiến thức, suy nghĩ tích cực, tuy nhiên không nên hỏi quá khó. - Không nên sử dụng câu hỏi lớn, tổng quát để hỏi học sinh. Câu hỏi nên được chia nhỏ nhiều phần để học sinh có thể trả lời từng phần. Sử dụng câu hỏi trong giảng bài mới. Cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ vào kiến thức mới. Câu hỏi sử dụng khi giảng kiến thức mới. - Thường sử dụng cả câu hỏi tái hiện và câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Số lượng của hai loại câu hỏi tuỳ thuộc nội dung bài. - Có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề không cần học sinh trả lời. - Câu hỏi đặt ra phải thoả các nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi. Sử dụng câu hỏi trong củng cố và hoàn thiện kiến thức. - Đây là phần không thể thiếu trong mỗi bài dạy. Kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh trong một bài dạy rất nhiều, khú cú thể yờu cầu học sinh nắm rừ toàn bộ kiến thức đú. Do đú, muốn học sinh hiểu bài, giáo viên phải lựa chọn những kiến thức trọng tâm, những kiến thức cần nhấn mạnh cho học sinh qua hình thức củng cố bài từng phần và củng cố toàn bài. - Đây là hình thức giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu các kiến thức trọng tâm của bài. Giúp học sinh biết được đâu là kiến thức nhất thiết phải nắm và đâu là kiến thức mở rộng. Sử dụng câu hỏi khi củng cố bài. - Thường là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận dụng, tổng hợp những kiến thức vừa mới học và những kiến thức cũ để trả lời. - Nội dung câu hỏi tập trung vào kiến thức trọng tâm, đòi hỏi học sinh phải suy luận. - Cõu hỏi ngắn gọn, rừ ràng, chớnh xỏc, nờu bật trọng tõm bài. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra viết. Các câu hỏi này sẽ giúp cho giáo viên kiểm tra được toàn bộ lớp học về kiến thức, về kĩ năng, về khả năng vận dụng. Qua kết quả thu được, giáo viên tự đánh giá cách dạy của mình để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. Giáo viên cũng phát hiện các lỗi để sửa cho học sinh và cũng là biện pháp cần thiết để nhắc nhở cho học sinh chăm chỉ, siêng năng học tập tự rèn luyện và hoàn thiện. Câu hỏi sử dụng trong kiểm tra viết. - Câu hỏi phải kiểm tra được hầu hết các vấn đề cơ bản của phần đã học. - Trong một bài kiểm tra cần có nhiều loại câu hỏi khác nhau, câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, câu hỏi thông minh đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo. Phân loại đối tượng học sinh [5]. Phân loại đối tượng theo trí thông minh năng khiếu. Theo Howard Gardner, trí thông minh được phân ra làm 7 loại như sau:. -Trí thông minh ngôn ngữ: Đối tượng HS này có thể trả lời nhanh chóng các câu hỏi của giáo viên đưa ra nên rất thích hợp để sử dụng câu hỏi trong dạy học. - Trí thông minh toán học – logic: Đối tượng HS này khả năng suy luận rất cao nên sẽ trả lời tốt các dạng câu hỏi đòi hỏi rèn mức độ tư duy cao. Đặc biệt là học sinh sẽ nhìn vấn đề một cách khái quát, khả năng tư duy logic cao. - Trí thông minh cảm giác: những người thuộc loại này thường xử lý tri thức qua cảm giác của cơ thể. Đối với các học sinh này không nên đặt những câu hỏi yêu cầu khả năng tư duy cao. GV nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, sát với thực tế cuộc sống. - Trí thông minh không gian: Đối tượng học sinh này GV nên khai thác những câu hỏi kết hợp với các hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng…. - Trí thông minh âm nhạc: Đối với đối tượng học sinh này không gì có thể khiến họ chán nản bằng việc phải nghe thầy cô giảng bài với một kĩ thuật nói kém. Vì thế khi dạy đối tượng này giáo viên nên chú ý đến kĩ năng trình bày. - Trí thông minh giao lưu: Đối tượng học sinh này rất thích giáo viên tổ chức các trò chơi trong câu lạc bộ hóa học, dạy học bằng cách thảo luận nhóm bởi họ có những kĩ năng giao lưu tốt nên việc thích ứng với các thành viên trong nhóm trở nên nhanh chóng và rất dễ dàng. - Trí thông minh nội tâm: Đối tượng học sinh này họ rất giỏi nghiên cứu, khả năng tự học rất cao. Giáo viên nên cho họ hệ thống câu hỏi để định hướng học tập cho học sinh. Đồng thời hiểu được tâm lí rụt rè, nhút nhát của các em nên giáo vên phải hết sức thận trọng trong việc nhận xét, đánh giá câu trả lời của các em học sinh để tránh những cảm giác tự ti, mặc cảm của các em. Phân loại theo phong cách học tập - Phong cách hăng hái. Những người thuộc loại này rất thích cái mới, thích làm thử. Khi được giao nhiệm vụ thì hăng hái làm ngay một cách toàn tâm toàn ý, không cần quan tâm đến việc lập kế hoạch. - Phong cách trầm ngâm. Những người thuộc loại này thường dè dặt, kỹ tính “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Họ thích quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin và sàng lọc một cách cẩn thận, chậm có quyết định, nhưng khi đã ra quyết định thì có cơ sở rất chắc chắn. - Phong cách lý thuyết. Những người thuộc loại này thường sống trong một thế giới đầy ý tưởng, không bao giờ hài lòng khi chưa hiểu thấu vấn đề và bao giờ cũng giải thích ý kiến của mình theo những nguyên lý cơ bản. - Phong cách thực dụng. Những người thuộc loại này cũng thích các ý tưởng như người có “Phong cách lý thuyết”, như luôn muốn giải quyết vấn đề, muốn thử xem các ý tưởng ấy có khả thi không ? Kết quả đến đâu? Thích thử nghiệm nhưng không thích phân tích dài dòng, tìm hiểu lý do một cách cặn kẽ. Tuy nhiên dù phân loại học sinh theo cách nào cũng chỉ mang tính tương đối. Còn trên thực tế thì phần lớn mỗi người đều có ít hoặc nhiều các loại tính cách trên, trong đó có một loại tính cách nổi trội, là tiêu biểu nhất. Phân loại câu trả lời. Dựa vào những thực tế giảng dạy, chúng tôi có thể chia câu trả lời của HS thành 5 loại sau:. 1) Câu trả lời hoàn toàn đúng. Khích lệ các em ngay bằng một lời khen đúng mức. Sau đó tiếp tục đào sâu thêm vấn đề bằng một câu hỏi khác khó hơn một chút, lấy nền tảng từ câu trả lời vừa có được sao cho hệ thống câu hỏi của bài học là một chuỗi logic các câu hỏi. 2) Câu trả lời có phần đúng, có phần sai. Giáo viên xác nhận ngay phần đúng đồng thời nên dùng cách nói tích cực “Các em còn câu trả lời nào khác? Hoặc cho cô thêm vài ý kiến? Em có đồng ý với câu trả lời của bạn không?.. 3) Câu trả lời hoàn toàn sai. Giáo viên nhạy bén nhận định ngay trong đầu những lý do khiến các em trả lời sai. Kiên nhẫn đặt câu hỏi khác, một vài câu hỏi gợi mở để các em có cơ sở tìm ra câu trả lời đúng. Tuyệt đối không nên dùng cách nói tiêu cực, chế nhạo, quát nạt: “Sao lại có câu trả lời tệ hại như thế sao?”. hoặc “Câu trả lời này của em là hoàn toàn sai!”. 4) Câu trả lời lạc hướng. Giáo viên bình tĩnh lắng nghe câu trả lời trọn vẹn của các em, sau đó vui vẻ chỉ ra cho các em thấy đã đi quá xa vấn đề, lạc hướng, đốt giai đoạn. Lập lại câu hỏi, gợi một vài ý để giúp các em xác định vấn đề cần suy nghĩ để trả lời cho chính xác. Có thể dí dỏm khôi hài một chút để bầu khí lớp được thư giãn thoải mái, các em sẽ dễ dàng tái vận dụng óc suy nghĩ và lý luận. 5) Câu trả lời vượt ngoài dự đoán.
Chúng cùng hướng đến mục đích định hướng cho việc học, khuyến khích người học liên kết đến nhiều câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hỏi tổng quát hơn, hướng dẫn khám phá, khai thác những ý tưởng quan trọng. - Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy giáo viên cần tập trung vào các câu hỏi được các nhà khoa học quan tâm thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, các câu hỏi được học sinh quan tâm.
- Đảm bảo rằng mọi câu hỏi, kể cả các câu hỏi bài học, có nhiều hơn một câu trả lời hiển nhiên. - Sau khi làm việc tập thể, nên trao đổi các câu hỏi của mình với một số đồng nghiệp và thu thập ý kiến nhằm xem xét các câu hỏi đó.
- Liên tục xem xét và cải tiến các câu hỏi trong suốt quá trình xây dựng hồ sơ bài giảng.
Do đó nhiệm vụ của người GV khá nặng: không những dạy hết những kiến thức có trong sách giáo khoa mà còn phải sưu tầm rất nhiều thông tin ngoài xã hội, những phát minh khoa học, ứng dụng để từ đó các em sẽ thêm yêu thích bộ môn hơn, có cái nhìn khoa học đối với những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi ở các trường phổ thông thuộc tỉnh Bình Dương (TPPT Chuyên Hùng Vương, Tân Phước Khánh, Dĩ An, Bình An), Tiền Giang (TPPT Chuyên Tiền Giang, Cà Mau (THPT Đầm Dơi) với 695 phiếu điều tra gồm 14 nội dung.
Học sinh đã được học về cacbon và một số hợp chất của cacbon (lớp 9), ccá kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử…(lớp 10), khái niệm dạng thù hình nên GV có thể dẫn dắt HS đi từ những kiến thức chủ đạo để dự đoán tính chất của các đơn chất và hợp chất cụ thể. - Gv khai thác lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, khái niệm về độ âm điện,…, đặt các câu hỏi giúp học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi đó giúp học sinh có thể tự khám phá ra những kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức đã có.
Nếu có điều kiện làm thí nghiệm thì GV làm thí nghiệm (có thể dùng đoạn phim thí nghiệm), GV sẽ yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng; nếu không có điều kiện trang thiết bị đầy đủ thì GV có thể dùng tranh ảnh rồi mô tả thí nghiệm bằng lời sau đó yêu cầu HS giải thích;. Tuy nhiên đối với trường chuyên, lớp chọn thì trình độ HS khá đồng đều và đa số là HS khá giỏi nên GV có thể đưa thêm những câu hỏi mang tính thách thức, đòi hỏi HS phải tư duy ở cấp độ cao, hạn chế những câu hỏi quá đơn giản nhìn vào đã biết câu trả lời.
Câu hỏi khái quát thường được dùng để mở đầu bài giảng nhưng cũng có thể dùng khi kết thúc bài giảng; có thể sử dụng câu hỏi nội dung trước câu hỏi bài học và ngược lại; không sử dụng câu hỏi bài học mà chỉ sử dụng câu hỏi nội dung hoặc ngược lại. + Giọng núi đủ lớn để tất cả HS trong lớp cú thể nghe rừ; cú nhấn mạnh những điểm quan trọng chứ không nên dùng giọng nói đều đều dễ gây buồn ngủ; đôi khi có thể có những câu nói hài hước hoặc câu chuyện vui hóa học giúp HS lấy lại sự tập trung.
+ GV khẳng định câu trả lời đúng, mở rộng thêm một số ý mà HS chưa nêu.
Tính axit, tính bazơ của các oxit và hidroxit cao nhất của các nguyên tố nhóm nitơ biến đổi thế nào?.
- Tại sao thợ lặn khi lặn sâu xuống biển rồi trồi lên đột ngột thường bị chảy máu lỗ tai?. - Em có biết ở Việt Nam đã có công nghệ làm cho tôm “ngủ đông” rồi xuất khẩu chưa?.
Quan sát thí nghiệm ở hình 2.3 (sgk trang 42) tại sao nước có thể phun ngược từ dưới lên trên? Tại sao nước ở trong cốc thì không màu còn khi phun lên trong bình đựng NH3 lại có màu hồng?. Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị, nặng hay nhẹ hơn không khí, độc tính và khả năng tan trong nước của NH3. Tại sao amoniac có khả năng nhận proton H+?. Từ đặc điểm cấu tạo của NH3 hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của NH3. Viết phương trình phản ứng minh họa. Cho biết một vài ứng dụng của NH3. Nitơ có thể được điều chế bằng cách nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?. Viết phương trình chứng minh dd NH3. là một bazơ yếu. Ông bà ta có câu “Không có lửa làm sao có khói”. Bằng kiến thức hóa học, ta có thể làm thí nghiệm nào để bác bỏ câu nói trên. Xác định số oxi hoá của N trong NH3, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của NH3. Viết phương trình phản ứng minh họa. 3.5 Xác định số oxi hoá của nitơ trong các phản ứng trên. Có phải NH3 có thể khử tất cả oxit kim loại thành kim loại được không? Nếu không hãy cho biết oxit nào không bị khử bởi NH3?). Qua thực tế và sgk cho biết ứng dụng của NH3. Ứng dụng của NH3 dựa trên cơ sở những tính chất vật lí, hóa học nào?. Để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn ta có những cách nào? Trong đó cách nào hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất?. Để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm ta dùng hóa chất nào?. Tại sao để thu NH3 ta không dùng phương pháp dời chỗ nước mà dùng phương pháp dời chỗ không khí? Ta nên để ngửa hay úp ngược ống thu khí NH3? Vì sao?. 5.3 Trong công nghiệp ta điều chế NH3 bằng phương pháp nào?. Theo nguyên lí Lơ Satơliê để cân bằng. Em biết gì về muối amoni?. chuyển dịch theo chiều thuận ta phải làm gì?. Tại sao trong thực tế ta không thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp mà lại thực hiện phản ứng ở 450-500oC?). (Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học thì để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận chúng ta phải giảm nhiệt độ nhưng khi giảm nhiệt độ thì tốc độ phản ứng cũng giảm, do đó ta phải chọn nhiệt độ thích hợp để tốc độ phản ứng không quá thấp và tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp sản phẩm liên tục để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nhằm đạt hiệu suất cao nhất có thể).
- Các chu trình trong tự nhiên ảnh hưởng đến sự sống như thế nào?. - Sự chuyển hóa của nitơ trong tự nhiên ra sao? Con người tác động đến sự chuyển hóa này như thế nào?. Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung. Xác định công thức cấu tạo của HNO3. Nêu tính chất vật lí của HNO3. Viết công thức e của N, O từ đó suy ra công thức cấu tạo của HNO3. Hãy cho biết một vài tính chất vật lí. Tính chất hóa học cơ bản của HNO3 là gì? Viết phương trình phản ứng minh họa. HNO3 có những ứng dụng quan trọng nào?. HNO3 được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?. Em biết gì về muối nitrat?. Tại sao lọ đựng dd HNO3 đặc để lâu lại có màu vàng?. Viết phương trình phản ứng chứng minh HNO3 là một axit mạnh. HNO3 tác dụng với kim loại có giải phóng khí H2 không? Vì sao?. Dựa vào số oxi hoá của N trong HNO3. hãy dự đoán tính oxi hóa khử của HNO3. HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với những chất nào? Sản phẩm khử thu được là gì? Viết phương trình phản ứng minh họa. Xác định số oxi hoá của N trong các phản ứng trên. Dd HNO3 không tác dụng với kim loại vàng. Vậy dd nào có thể hòa tan vàng?). Hãy cho biết một vài tính chất vật lí của muối nitrat (trạng thái, màu sắc, tính tan…).
Cây xanh, động vật lấy nitơ ở dạng ion nào để chuyển thành protein thực vật, động vật?.
Viết phương trình chứng minh tính chất hóa học cơ bản của nitơ, NH3, muối amoni, HNO3 và muối nitrat. Hãy lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên và viết phương trình thực hiện chuỗi phản ứng đó.
Trong cơ thể con người có chứa nguyên tố photpho, qua quá trình phân hủy bởi các vi khuẩn, vi sinh vật photpho sẽ dần chuyển hóa thành photphin PH3 và điphotphin P2H6 là hợp chất dễ cháy và cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Photpho là “nguyên tố của sự sống và tư duy”… phải bổ sung photpho cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm có chứa P như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, khoai…các loại rau quả như: xà lách, cà rốt, cà chua, dưa chuột, cà tím….
Khi H3PO4 tác dụng với dd bazơ có thể thu được những loại muối nào?. Làm thế nào để điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?.
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat. Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón cho cây trồng?.
Năm 1871, ở ô 32 là một nguyên tố mà Dmitri Ivanovich Mendeleev dự báo tồn tại như là nguyên tố tương tự nhưng còn thiếu của nhóm silic (Mendeleev gọi nó là "eka-silicon"). Sự tồn tại của nguyên tố này được Clemens Winkler chứng minh năm 1886, ông là người Đức nên đã đặt tên nguyên tố này là gecmani (tiếng La tinh germania để chỉ Đức) nhằm tưởng nhớ quê hương của mình.
Sự tồn tại của nguyên tố này được Clemens Winkler chứng minh năm 1886, ông là người Đức nên đã đặt tên nguyên tố này là gecmani (tiếng La tinh germania để chỉ Đức) nhằm tưởng nhớ quê hương của mình. Sự phát hiện này là sự khẳng định quan trọng cho ý tưởng về tính tuần hoàn nguyên tố của Mendeleev. “Bệnh dịch thiếc” là gì? Ở nhiệt độ thấp, thiếc trắng bị tan ra thành bột, biến thành một dạng thù hình khác là thiếc xám. Sự biến đổi lan dần xung quanh điểm khởi đầu. Quá trình này rất giống quá trình lan dần của bệnh viêm trong cơ thể. Vì vậy, sự biến đổi từ thiếc trắng thành thiếc xám được gọi là “bệnh dịch thiếc”. Do tính chất này của thiếc mà không nên để các đồ dùng làm bằng thiếc ở nơi quá lạnh. Nguyên tố nào có khả năng ngăn các tia phóng xạ?. - Vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các bài tập. - Biết sử dụng các dạng thù hình của cacbon trong các mục đích khác nhau. Học sinh biết ứng dụng to lớn của cacbon đối với cuộc sống. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên. - Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh. - Mô hình than chì, kim cương; mẫu than gỗ, than muội…. Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học. 3- Phương pháp dạy học chủ yếu - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC. Câu hỏi khái quát: - Nguồn nhiên liệu hóa thạch hình thành như thế nào?. - Các nhà khoa học dự đoán với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như hiện nay thì trong vòng vài trăm năm tới nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt. Chúng ta phải khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nhiên liệu quý giá này như thế nào?. Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung. Em biết gì về các dạng thù hình của cacbon?. Dạng thù hình là gì? Cho biết một số dạng thù hình của cacbon mà em đã biết. So sánh màu sắc, độ dẫn điện, cấu trúc của kim cương và than chì?. Tại sao kim cương và than chì cùng được tạo nên bởi các nguyên tử cacbon mà tính chất vật lí lại khác nhau?. Tại sao than chì có khả năng dẫn điện còn kim cương thì không?). Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.
Khí CO là khí rất độc, khi con người hít phải một lượng nhỏ CO thì ngay lập tức chúng kết hợp với hemoglobin trong máu (có tác dụng vận. chuyển oxi cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể) làm cho chúng không thể vận chuyển oxi đi nuôi cơ thể. Chúng gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và kéo theo rất nhiều tai họa cho môi trường: băng tan, nhiều vùng lãnh thổ biến mất, khí hậu biến đổi, thiên tai…ảnh hưởng rất xấu đối với đời sống con người và các sinh vật khác trên Trái đất.
Pin mặt trời ngày nay được chế tạo từ các tinh thể thạch anh và một số chất khác, nó giúp chuyển hóa năng lượng mặt trời trời thành điện năng. Ngày nay đã có rất nhiều nhà khoa học, các công ty lớn đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời như: ôtô, điện thoại di động, mp3…đồng thời cũng tìm cách giảm giá thành và tăng hiệu quả sử dụng pin năng lượng mặt trời.
Cát là nguồn tài nguyên không tái sinh, do đó ta không thể khai thác một cách bừa bãi, vô tội vạ mà phải có kế hoạch khai thác hợp lí đồng thời sử dụng thủy tinh tái chế để bảo vệ thiên nhiên. Một số làng gốm nổi tiếng ở nước ta như: Bát Tràng, Phù Lãng… và một số công ty gốm sứ nổi tiếng hiện nay như Minh Long – Bình Dương (có sản phẩm tặng các nguyên thủ quốc gia các nước trong hội nghị APEC tổ chức ở Việt Nam), gốm cổ Chu Đậu – Hải Dương (có sản phẩm tặng các đại biểu tại hội nghị ASEM 2005)…giúp các em thêm tự hào và yêu quý các làng nghề truyền thống của nước ta.
Trong coõng nghieọp - Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu nitơ ở -196 0C, vận chuyển trong các bình thép, nén dưới áp suất 150 atm. - Trong coõng nghieọp duứng để tổng hợp NH3, từ đó sản xuất ra phân đạm, axít nitríc..Nhiều nghành coõng nghieọp nhử luyeọn kim, thực phẩm, điện tử.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử NH3 - GV: hãy viết cấu hình electron của N và H từ đó viết công thức electron và công thức cấu tạo của amoniac. - Trong phân tử NH3 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực, ở nguyên tử N còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
- HS nghiên cứu sgk và cho biết P có 2 dạng thù hình là P trắng và P đỏ; P trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử còn P đỏ có cấu trúc polime, từ đó so sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình này (màu sắc, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan…). - Dựa vào kiến thức đã học, HS xác định P hoạt động mạnh hơn N2 ở điều kiện thường vì N2 có liên kết ba bền vững nên khó tham gia phản ứng hoá học còn P chỉ có liên kết đơn nên khả năng hoạt động hoá học mạnh hơn.
+ Silic có thể phản ứng với kiềm (cacbon không có phản ứng này). - HS nghiên cứu sgk và thảo luận trong tự nhiên Si tồn tại ở dạng nào và có ở đâu. * HS cho biết ứng dụng và phương pháp điều chế silic. - Silic có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật:. + Kĩ thuật vô tuyến điện tử. + Dùng trong luyện kim: chế tạo thép silic. - Dùng chất khử mạnh để khử SiO2 ở nhiệt độ cao. Tính chất hóa học a) Tính khử. - Hợp chất chủ yếu của Si trong tự nhiên là cát (SiO2) và khoáng vật silicat, aluminosiliact, là thành phần chủ yếu của vỏ trái đất.
Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng 12 nguyên tắc thiết kế (gồm 8 nguyên tắc về nội dung và 4 nguyên tắc về hình thức) và 6 nguyên tắc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học. Sau hết, chúng tôi vận dụng để thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học chương Nitơ và chương Cacbon HH 11 NC đồng thời đưa ra một số giáo án có sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học để tiến hành thực nghiệm.
Kết quả nhận xét của giáo viên về bộ câu hỏi định hướng bài học. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của 64 GV dạy THPT trong đó có 5 GV đã trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học vào việc giảng dạy.
2 Giúp GV đi đúng trọng tâm bài học, tránh tình trạng trình bày lan man, hời hợt, ngoài chủ đích.
- Đối với cô Nguyễn Thị Cẩm, GV trường THPT chuyên Hùng Vương: “Hệ thống câu hỏi hướng cho HS giải quyết vấn đề GV đưa ra một cách chi tiết, có hệ thống phù hợp với trình độ HS phổ thông. - Cô Bùi Thị Mỹ Trâm, GV trường THPT Lý Tự Trọng – Nha Trang cho rằng: “Bộ câu hỏi này thực sự lôi cuốn HS yêu thích môn hóa, tuy nhiên chưa bám sát đề thi đại học những năm gần đây”.