MỤC LỤC
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngày cả sau khi tiêu dùng hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố : công nghệ dây chuyền sản xuất,nguyên vật liệu,trình độ tay nghề lao động,trình độ quản lý…Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hoặc là khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề trên. Hiện nay,khi nền Kinh tế ngày càng phát triển,một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện : chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, đẹp,bền mà nó còn do khách hàng quyết định.Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan.
Muốn vậy,các điểm bán hàng,tư liệu sản xuất phải đảm bảo thuận tiện cho xe cộ đi lại ra vào,các điểm bán hàng tiêu dùng phải tính đến vị trí đông dân cư,giao thông thuận tiện.Trong toàn bộ các biện pháp nhằm hạn chế hoặc xoá bỏ các trở ngại trên thị trường tiêu thụ,quảng cáo được coi là công cụ đóng vai trò quan trọng hướng con người vào những hoạt động nhất định,kick thích tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.Các hình thức như khuyến mãi,các dịch vụ sau bán hàng,yểm trợ bán hàng… là hình thức cạnh tranh phi giá,gây sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.Hoạt động tiêu thụ tốt sẽ làm tăng sản lượng bán hàng từ đó tăng doanh thu,tăng lợi nhuận dẫn đến tốc độ thu hồi vốn nhanh,kick thích sản xuất phát triển.Công tác tiêu thụ tốt là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của. Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều để tăng nhanh vòng quay của vốn,tăng lợi nhuận,thúc đẩy sản xuất kinh doanh,nâng cao vị thế của doanh nghiệp … không có doanh nghiệp nào là không mong muốn,nhưng muốn làm được điều đó không phải là vấn đề đơn giản.Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải tính toán nhiều yếu tố,phải mất nhiều tiền của,nhiều năm tháng và không dễ gì có thể thay đổi,nhưng bù lại,doanh nghiệp có một nền móng vững chắc để phát triển thị trường,bảo về thị phần doanh nghiệp đang có và là tiền đề giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường,chiếm lĩnh thị trường.
Cũng như thông tin,thì xúc tiến thương mại góp phần quan trọng trong việc đa dạng hoá thị trường,từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp có thể nhận được nhiều hơn các đơn đặt hàng,giúp doanh nghiệp tăng cường liên kết để tăng quy mô sản xuất,hạ giá thành,nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời kêu gọi được sự hợp tác của các nhà đầu tư sở hữu hợp đồng gia công những thương hiệu nổi tiếng đã có chỗ đứng trên thị trường ngoài nước.
Thứ hai : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới,các khách hàng tiềm năng.Thực tế cho thấy,người tiêu dùng thường bị lôi kéo,chinh phục bởi những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, ưa chuộng và ổn định.Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng lâu đời sẽ tạo ra và củng cố được lòng trung thành của một số lượng khách hàng truyền thống, đồng thời doanh nghiệp có cơ hội thu hút thêm những khách hàng hiện thời chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp,thậm chí cả những khách hàng của các doanh nghiệp là đổi thủ cạnh tranh. Thứ ba : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại,hoạt động Marketing.Thực chất,thương hiệu cũng chính là công cụ Marketing,xúc tiến thương mại hữu hiệu của doanh nghiệp nhằm tấn công vào các thị trường mục tiêu,hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm nhập,mở rộng thị trường, đồng thời nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi,hiệu quả hơn.
Thứ tư : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại các đối thủ cạnh tranh khác.Thông thường những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng,lâu đời sẽ tạo được sự bền vững trong cạnh tranh vì dễ dàng tạo ra sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm. “… thương hiệu là tài sản quý nhất của doanh nghiệp.Cách duy nhất để làm chủ thị trường là làm chủ thương hiệu.Trong tương lai cuộc chiến tiếp thị sẽ là cuộc chiến giữa các thương hiệu …” ( Larry Light – Chuyên gia quảng cáo ).
Trong chiến tranh, các bên tranh giành nhau từng vùng đất, vùng trời để khẳng định thế mạnh quân sự của mình trong cạnh tranh trên thương trường, các bên cùng điều hành các thủ pháp và công đoạn chiếm lĩnh thị trường, nhằm thâu tóm thị trường, thu hút thêm khách hàng, để từ đó có điều kiện ngày càng mở rộng thế lực của doanh nghiệp trên thương trường. Khi đã thu hút được người khách hàng, có được một thị phần lớn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã đạt được lợi thế cạnh tranh.
- vị thế tài chính tốt giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập khẩu các nguyên vật liệu trực tiếp từ các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài,tránh được tình trạng quyết định kinh doanh dựa trên cảm tính,hay kinh nghiệm. - vị thế tài chính tốt giúp doanh nghiệp có thể sử dụng được các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp,giảm thiểu rủi ro trong quá trình thâm nhập thị trường mới,tiết kiệm thời gian cho công tác điều tra,khám phá thị trường.
- Lao động có trình độ Trung cấp,Sơ cấp : 46 người - Công nhân kỹ thuật : 56 người - Trình độ khác : 284 người Trong năm 2006 Công ty đã tuyển dụng được 150 lao động mới,trong đó đa số là có chất lượng và có trình độ cao.Tuy nhiên vì đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm bao bì và đồ gỗ,dựa nhiều vào máy móc và lao động,nên trong tổng số lao động đối tượng lao động phổ thông ( trình độ khác ) vẫn chiếm tỷ lệ lớn : chiếm tới 284 người tức là 56,8% trong tổng số 500 lao động của công ty,trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ vẫn còn hạn chế : chiếm 107 người,tức là 21,4% trong 500 lao động của công ty.Do đó ngoài việc tuyển dụng thêm đội ngũ lao động có chất lượng và có trình độ cao công ty cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn ngày cho cho các cán bộ,nhân viên Công ty dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá học do các chuyên gia kinh tế đào tạo và Tổ chức tự đào tạo,gần đây nhất,năm 2006 có thể kể đến như trung tuần quý II công ty đã trích kinh phí gần 40 triệu đồng cho cán bộ quản lý tham gia khoá đào tạo ngắn ngày về “nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý” nhằm giúp cán bộ quản lý của Công ty nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý,cập nhật những xu hướng quản lý tiên tiến và đặc biệt là nâng cao năng lực kinh doanh quốc tế để từ đó quay về áp dụng vào thực tiễn của Doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.Hoạt động này được duy trì hàng năm,và tổng chi phí hàng năm lên đên gần 150 triều đồng.Cũng trong thời gian đó Doanh nghiệp còn Đầu tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như mời thợ cả lành nghề về “cầm tay chỉ việc”. Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nhưng do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ nên hoạt động nghiên cứu,mở rộng thị trường tại công ty còn nhiều hạn chế.Trước kia,còn là một công ty nhà nước,trực thuộc bộ thương mại,hoạt động điều tra,nghiên cứu thị trường hầu như là không có.Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là các chỉ tiêu của ngành ấn định,cán bộ nhân viên của công ty được hưởng lương theo chế độ của ngành.Từ sau khi cổ phần hóa,Công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường và phải cạnh tranh một cách thực sự với nhiều công ty khác sản xuất cùng mặt hàng,lúc này các hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường mới được công ty chú trọng đúng mức : Về mặt nghiên cứu thị trường : trong những năm qua,công ty đã tiến hành đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường về lĩnh vực xây dựng ( tập trung chủ yếu ở Hà nội và Quảng ninh ),thông qua các hội chợ,các diễn đàn doanh nghiệp,mặt khác cử người đi nắm bắt thông tin về cung cầu và giá cả trên thị trường,mỗi khu vực,mỗi phân đoạn thị trường đều có những nhân viên tiêu thụ quản lý.Ngoài ra,vấn đề tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng được quan tõm đỳng mức,cụng ty thường xuyờn theo dừi, đỏnh giỏ,phõn tớch cỏc chiến lược giá,sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi của mình.
Thứ ba : Năng suất lao động thấp,chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thứ năm : sự yếu kém về thương hiệu cũng góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh,doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu PROMEXCO thành một thương hiệu mạnh,chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Trước đây,thương hiệu là một khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt nam.Do không nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký,phát triển và bảo vệ thương hiệu,có không ít công ty đã phải trả một cái giá quá đắt cho vấn đề này, đó là trường hợp các doanh nghiệp không đăng ký thương hiệu nên đã mất đi thương hiệu của mình,nhất là khi tham gia vào thị trường quốc tế,phải chấp nhận biết bao thua thiệt trước các đổi thủ cạnh tranh.Những trường hợp cụ thể thì không thiếu,có thể kể đến như,gần đây nhất là Petro Việt nam – thương hiệu nổi tiếng của ngành dầu khí nước ta, đã bị một công ty có tên là “Nguyễn lai” đăng ký quyền sở hữu tại mỹ,rồi cà phê trung nguyên bị công ty Rice Field đăng ký trước,Mì ăn liền thì bị mất thương hiệu tại nga,rồi đến thuốc là Vinataba,bia 333… cũng chịu chung cảnh ngộ. Để phát triển các năng lực nói trên,cần có sự nỗ lực của bản thân công ty và sự hỗ trợ của các cơ quan,tổ chức hữu quan;nhưng sự chủ động,tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là yếu tố quyết định.Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức.Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng vẫn cần được hệ thống hoá và cập nhật.Trong đó cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như : Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh;kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và quan hệ công chúng;kỹ năng quản lý thời gian.Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân,các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp,qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.