MỤC LỤC
+ Loại VI là chất nổ có độ an toàn rất cao, dùng để nổ than và đất đá trong lò chợ, đào phễu tháo quặng và lò nối trong những điều kiện nguy hiểm nhất về khí mêtan và bụi than. Theo thành phần, chất nổ công nghiệp được chia thành: chất nổ chứa nitrat amôn (amônít, đinamôn, grannulít, igđanít), chất nổ trên cơ sở nitrô ete lỏng, chất nổ chứa hợp chất nitrô. + Trên mỏ lộ thiên có thể sử dụng chất nổ có đường kính tới hạn (hơn 100mm), nghĩa là có khả năng kích nổ thấp trong lượng thuốc đường kính nhỏ.
+ Khi phá vỡ đất đá trên mỏ lộ thiên không yêu cầu khắt khe về lượng khí độc sinh ra khi nổ mìn, vì vậy có thể sử dụng những loại chất nổ có cân bằng ôxi khác không.
+ Nhược điểm: Nổ mìn bằng cách đốt dây cháy chậm có nhược điểm là nguy hiểm vì thợ nổ mìn ở trực tiếp gần lượng thuốc khi sắp sửa nổ, lượng khí độc sinh ra nhiều, chất lượng đập vỡ kém so với phương pháp khác. + Ưu điểm của phương pháp nổ mìn điện là có khả năng nổ đồng thời hoặc thứ tự từng lượng thuốc, từng hàng lượng thuốc (nổ vi sai); lượng khí độc sinh ra ít nhất so với các phương pháp làm nổ khác; có cơ sở tin cậy cao vì được đo và kiểm tra mạng nổ bằng máy móc. + Nhược điểm cơ bản của nổ mìn điện là phức tạp khi tính toán và đấu ghép mạng nổ, nguy hiểm khi rò điện, đặc biệt với mổ kim loại, nguy hiểm khi đang thi công gặp thời tiết giông bão; giá thành đắt so với phương pháp làm nổ bằng cách đốt.
Với các ưu, khuyết điểm như trên của cả ba phương pháp và dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương: Hà Nam nói riêng và nước ta nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, số ngày mưa trong năm nhiều.
Nghiền là quá trình làm giảm kích thước của hạt vật liệu từ kích thước ban đầu đến kích thước sử dụng. Trong quá trình nghiền đá thì đá vào phải qua các công đoạn khác nhau mới thành ra sản phẩm cuối cùng. * Độ bền: Độ bền của vật liệu đặc trưng cho khả năng chống phá hủy của chúng dưới tác dụng của ngoại lực.
Khi làm việc với các vật liệu có độ giòn khác nhau thì tính năng của máy cũng thay đổi theo.
* Độ giòn :Đặc trưng cho khả năng bị phá huỷ của vật liệu dưới tác động của lực va đập. Vật liệu giòn có sự sai khác rất lớn giữa giới hạn bền nén và bền kéo. Tính giòn tăng lên thì năng lượng nghiền giảm đi và năng suất tăng theo.
Vấn đề quan trọng trong việc chọn thiết bị phục vụ là có nhiều phương án với các loại máy khác nhau nhưng không hẳn máy nào cũng có toàn ưu điểm do vậy cần cân nhắc khi chọn máy sao cho đạt hiệu quả thiết thực. Khi máy nghiền làm việc do quá trình nghiền và xả là đồng thời, vùng nghiền và vùng xả thay đổi nên loại máy này hiệu quả khi năng suất yêu cầu khá lớn. Nhược điểm lớn của loại này là quá trình làm việc có sự mài mòn khốc liệt do sự trượt tương đối giữa vật liệu và má nghiền, sản phẩm có nhiều hạt nhỏ, bụi và bột.
Qua việc phân tích các ưu điểm, nhược điểm chủ yếu các loại máy nghiền trên đây, ta có thể chọn loại máy nghiền má chuyển động lắc đơn giản dùng để nghiền sơ bộ đá trong dây chuyền sản xuất đá vì loại này có nhiều ưu điểm phù hợp với các yêu cầu đặt ra.
Phương pháp xác định thành phần hạt được biểu thị trên đồ thị: Trên trục ngang lấy tỷ số d/b ứng với cỡ hạt cần xác định , từ điểm đó hạ đường vuông góc đến khi cắt đường cong và trên trục thẳng đứng xác định lượng sót sàng. Hàm lượng % cỡ hạt là hiệu số giữa giá trị của lượng sót sàng tương ứng.Nhận sơ đồ làm việc kín, tức là đưa thêm số lượng đá phải nghiền lại ở công đoạn 1.Như vậy ta phải kiểm tra năng suất của máy nghiền ở công đoạn 1. Dựa vào kích thước đá ra khỏi máy nghiền công đoạn I và năng suất yêu cầu của việc thiết kế ta có thể chọn sơ bộ máy nghiền công đoạn II theo các phương án dưới đây.
Ta nhận kích thước cửa xả sao cho toàn bộ đá sau khi nghiền ở công đoạn này nhỏ hơn kích thước lớn nhất của sản phẩm theo yêu cầu, khi đó sẽ không phải nghiền lại.
- K5 là hệ số kể đến ảnh hưởng của độ lớn vật liệu nghiền, loại máy sử dụng, hệ số đầy khoang buồng nghiền. Trị số lực nghiền phụ thuộc vào lực nén ban đầu của lò xo an toàn. Khi làm việc bình thường lực của lò xo giữ cho vòng tựa trên của máy luôn tỳ sát vào thân máy.
Với máy nghiền côn loại trung bình, lực Q tỷ lệ với công năng, một cách gần đúng có thể coi là tỷ lệ với bình phương đường kính đáy côn động D. Bỏ qua trọng lượng bản thân côn động nên chỉ còn 3 lực tác động : Q, Rc, Re.
Từ công thức tính tỷ số truyền đai ta có công thức tính đường kính đai lớn. NHO: Số chu kì thay đổi ứng suất cơ sở khi thử về tiếp xúc. Ti , ni, ti : Lần lượt là mômen xoắn , số vòng quay và tổng số giờ làm việc ở chế độ i của bánh răng đang xét.
Ti , ni, ti : Lần lượt là mômen xoắn , số vòng quay và tổng số giờ làm việc ở chế độ i của bánh răng đang xét. Tính công suất, mô men xoắn, số vòng quay trên các trục của hệ dẫn động. - Tra bảng 16.10a kích thước cơ bản của nối trục vòng đàn hồi được tra theo mômem xoắn.
Tại hai tiết diện I-I trục bị yếu do dảnh then, ta kiểm nghiệm tại tiết diện đó. Vì hệ số an toàn của trục khá lớn cho nên không cần tính toán trục về độ cứng. Kết luận : mối ghép then thoả mãn cả điều kiện dập và điều kiện cắt ,do đó then làm việc đủ bền.
+α là hệ số tính đến tải trọng dọc trục, khi chuyển vị ngang theo bảng chọn α=1,1. Để đảm bảo quỷ đạo chuyển động và biên độ dao động đả định trước, để đảm bảo điều kiện giảm chấn tốt nhất cho máy, một trong những điều kiện cần là độ cứng theo phương đứng và phương ngang băng nhau(Kx=Ky).
Chọn động cơ điện là ta tiến hành chọn các công suất của động cơ nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống truyền động điện. Động cơ còn phải đảm bảo làm việc bình thường khi bị quá tải ngắn hạn và có mô men khởi động đủ lớn để đảm bảo khởi động được cơ cấu làm việc. Dùng phần tử điện tử Tiristor…nhằm giảm điện áp theo yêu cầu mở máy nhờ điều chỉnh góc mở α của Tiristor do đó dòng khởi động giảm.
Thay đổi vị trí con chạy để cho lúc mở máy điện áp đặt vào động cơ nhỏ, sau đó dịch con chạy tăng dần lên đến điện áp định mức. Qua khảo sát ta thấy phương án khởi động dùng biến trở (điện trở phụ) là đáp ứng được yêu cầu mở máy cho động cơ điện dẫn động máy sàng, do đó ta chọn khởi động động cơ của máy sàng theo kiểu dùng điện trở phụ nối tiếp với mạch rôto của động cơ. Điều này đảm bảo cho các công tắc tơ 1G, 2G không có điện để các tiếp điểm 1G, 2G của chúng ở trạng thái mở, do đó động cơ được khởi động với toàn bộ hai cấp điện trở phụ nối tiếp với mạch rôto.
Khi tốc độ động cơ tăng đến trị số ω1 nào đó thì dòng điện mở máy giảm xuống giá trị I1, dòng I1 tác động nhả rơle dòng điện 1RG để đóng các tiếp điểm 1RG cấp điện cho công tắc tơ 1G đóng tiếp điểm 1G loại cấp điện trở phụ R1 ra khỏi mạch rôto. Vì dòng điện nhả I1 của rơle 1RG lớn hơn dòng điện nhả I2 của rơle 2RG nên 2RG chưa tác động, vì thế cấp điện trở phụ R2 vẫn còn ở trong mạch. Tốc độ tiếp tục tăng đến trị số ω2, dòng rôto lại giảm đến trị số I2 , I2 tác động nhả tiếp rơle dòng điện 2RG làm đóng tiếp điểm 2RG cấp điện cho công tắc tơ 2G đóng tiếp điểm 2G nối tắt cấp điện trở Rp2, loại cấp điện trở phụ Rp2 khỏi mạch rôto.
Khi động cơ quay đạt tốc độ đã định cho rơle tốc độ Rt ( khoảng 75%÷80%nlàm việc) thì rơle tốc độ Rt làm việc, đóng tiếp điểm Rt cấp điện cho mạch điều khiển chuyển tín hiệu đến đóng máy cắt cao áp (MCCA) và bộ khởi động động cơ chính. Khi quá tải về nhiệt, RN làm việc làm mở các tiếp điểm thường đóng ngắt động cơ ra khỏi mạch điện, đồng thời đóng các tiếp điểm thường cấp điện cho đèn vàng sáng và chuông báo reo.