MỤC LỤC
Nhận thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hình thức đầu tư trong vô số các hình thức đầu tư giống như khi đầu tư vào các việc cải tiến, nâng cao trình độ trang thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả của việc đầu tư đó. Chi phí bên trong (a): Là chi phí cho các phương tiện vật chất, kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy cộng với chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác đào tạo và phát triển.
Các doanh nghiệp sẽ so sánh chỉ số hoàn vốn nội bộ trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn nội bộ của doanh nghiệp để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đào tạo và phát triển có hiệu quả hay không. Song trên thực tế các doanh nghiệp thường rất dễ xác định tổng chi phí trong đào tạo nhưng lại không xác định được hoặc rất khó xác định lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại, đặc biệt là các khoá đào tạo và nâng cao năng lực quản trị.
Những năm tiếp theo được bổ sung thêm một số kho ở Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong ngành than và một số ngành kinh tế quốc dân trong cả nước. Từ một đơn vị thuộc Bộ công nghiệp nặng trực tiếp quản lý, dần dần cùng với nhịp độ sản xuất và phát triển mở rộng, hoá chất mỏ công nghiệp không chỉ phục vụ cho riêng ngành than mà còn cho cả ngành điện và một số ngành khác có nhu cầu được cấp phép sử dụng vật liệu nổ. Xí nghiệp có một hệ thống trang thiết bị và phương tiện vận tải gôm tàu phà sông biển trọng tải 400 tấn, một số xà lan, hàng chục ô tô vận tải và hệ thống kho chứa đặt tại các chi nhánh Hoá chất mỏ để phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển và cung ứng.
Nhìn chung thời kỳ này đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty vừa thiếu lại vừa yếu đó là khó khăn lớn mà công ty cần giải quyết bằng cách vừa sử dụng vừa tích cực đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức để từng người, từng bộ phận vươn lên đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường.
Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ 1 thủ trưởng và chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng pháp luật. Phó giám đốc hành chính: Giúp giám đốc công ty chỉ đạo các mặt công tác an toàn, bảo vệ, tự vệ , quản trị đời sống tuyên truyền thi đua khen thưởng và công tác tổng hợp pháp chế… và thực hiện một sô nhiệm vụ khác được giám đốc công ty phân công và uỷ quyền. Văn phòng: Có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT, giám đốc công ty về các mặt công tác tổng hợp, tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, hành chính, đối ngoại, pháp chế, quản trị đời sống, đầu tư, sửa chữa tài sản trong cơ quan công ty và hệ thống tin học, thông tin quản trị mạng toàn công ty, công tác văn hoá, thể thao.
- Công tác kiểm toán nội bộ:xem xét tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính định kỳ, hàng năm, tín hiệu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc - Công tác thanh tra: Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc trong việc chấp.
Đến nay công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng được năng lực cơ sở sản xuất mới, không những đảm bảo đủ cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho nền kinh tế mà còn có thể làm thêm rất nhiều việc khác, hệ thống kho tàng, bến cảng, nhà xưởng, nơi làm việc…được nâng cấp và đầu tư mới, sản xuất ngày một phát triển, đời sống tinh thần và thu nhập của người lao động ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ công ty có nhiều tiềm năng lớn nên được khai thác, sử dụng hợp lý và đúng mức cả về tài nguyên và con người đã góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, khuyến khích họ tích cực cống hiến vì sự ổn định và phát triển bền vững của công ty. Cùng với sự phát trển chung của ngành công nghiệp trong cả nước cũng như thế giới, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng vị thế cho mình trên thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường để có được vị thế cạnh tranh thuận lợi nhất.
Đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, các nước đã nhận hàng xuất khẩu từ công ty ngày càng nhiều như Mỹ, Anh, Pháp, Nga…Do đó mà ngày càng đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao theo đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty cũng không ngừng có những bước tiến đáng nể.
Hội đồng sẽ xem xét yêu cầu, đòi hỏi của công việc để có sự bố trí sắp xếp người lao động đúng vị trí và kịp thời đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng đảm bảo lựa chọn và tiến cử đúng người theo tiêu chuẩn. Lựa chọn phương pháp đào tạo cũng là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình đào tạo vì vậy các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải suy ngẫm trả lời cho được câu hỏi lên chọn phương pháp nào, phương pháp nào là hợp lý nhất để đáp ứng được các yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng, thời gian cũng như chi phí đào tạo. Nhưng riêng với một số ngành đào tạo mang tính chất đặc trưng của công ty VLNCN như nghề lặn nổ mìn dưới nước thì không có cơ hội lựa chọn đối tác đào tạo bởi chỉ có duy nhất trường kỹ thuật nghiệp vụ Thăng Long là đào tạo nghề này mặc dù chi phí rất cao 18 triệu đồng/người/ khoá.
Còn với hình thức đào tạo tại chỗ công ty sẽ lựa chọn cán bộ quản lý và kỹ thuật có kinh nghiệm, có chuyên môn trình độ tay nghề cao đã có kinh nghiệm tham gia các lớp nghiệp vụ sư phạm do Tổng công ty Than Việt Nam tổ chức, họ chính là những giáo viên kiêm chức.
Nhìn chung số lượt người được qua đào tạo của công ty ngày một tăng lên, điều này cho thấy công ty đã chú trọng ngày càng nhiều đến công tác này. Tuy nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển còn có phần hạn chế song công ty đã tận dụng được nguồn lực sẵn có để thực hiện đào tạo thắng lợi xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc và việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của công ty ngày càng được hoàn thiện thông qua chỉ số những người đạt tỷ lệ khá giỏi ngày một nhiều.
2005 con số này đã lên tới 68,3%, cho thấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đạt được những bước tiến đáng kể.
Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường công tác quản lý cán bộ, trong đó tập trung nhận xét đánh giá cán bộ đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc tập thể, công khai, dân chủ để các bộ phát huy tối đa năng lực công tác và tăng cường đoàn kết nội bộ. Có chiến lược tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn công ty để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và sự nghiệp hiện đại hoá của Tổng Than Việt Nam đã đề ra. Mục tiêu chung của công ty là “ Phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả mọi lĩnh vực, ngày càng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra công ty tích cực mọi mặt trong đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đã xây dựng những kế hoạch cho mình.