Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

 Khi kinh tế địa phương hay khu vực bị suy thoái thì thực trạng danh mục kém và có mức rủi ro tập trung tín dụng cao mới được bộc lộ và danh mục cho vay chính là tấm gương phản chiếu thị trường rộng lớn hơn chứ không chỉ ở một số nơi mà tổ chức cho vay đã chắc chắn có những thế mạnh nhất định. Mặc dù rất nhiều ngân hàng sử dụng một hệ thống sắp xếp theo ngành đã chuẩn hóa để phân loại các khoản cho vay của mình (theo ngành kinh tế), nhưng cũng cần xác định xem nếu chỉ phân loại dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế chuẩn hóa thì có đầy đủ hay không, việc quản lý nhập liệu có chính xác không?.

Hiệu quả quản trị tín dụng của NHTM

Hiện nay, theo thông lệ quốc tế thì các ngân hàng Việt Nam đang từng bước xây dựng mô hình quản lý rủi ro phù hợp năng lực của ngân hàng theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II và xem như là tiêu chí phản ánh hiệu quả QTTD mà các NHTM Việt Nam đang hướng đến. Tại Điều 4 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro (theo đúng tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng ban hành).

Hoạt động QTTD tại các NHTM ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) Ngân hàng HSBC hiện tại có 9.500 văn phòng tại 86 quốc gia trên thế giới với

 Báo cáo tất cả các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng của tập đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành; Hạn mức rủi ro tín dụng đối với các khách hàng lớn; Tổng hạn mức tín dụng cho các thị trường mới nổi và các khoản dự phòng cần lập cân xứng với mức độ rủi ro; Các khoản nợ xấu và dự phòng; Đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm: BĐS, viễn thông, xe hơi, bảo hiểm, hàng không, hàng hải…; Hạn mức cho các quốc gia; Nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu. Qua các mô tả trên, chúng ta thấy hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng tại HSBC dựa trên việc luôn cố gắng xác định các nơi, điểm phát sinh rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro của các khoản, nhóm hạn mức tín dụng để có thể quản lý tốt nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh và mức giá thích hợp.

Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)

 Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét rất kỹ lưỡng và thủ tục ủy quyền đều mang tính pháp lý rất cao (có qua công chứng nhà nước) để đảm bảo người được ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.  Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hoá rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Nhờ đó, EIB đã đạt được những thành công nhất định trong việc tái cơ cấu lại ngân hàng, vượt qua thời kỳ khó khăn, đảm bảo khả năng thanh khoản, kinh doanh có lãi và lấy lại uy tín trên thương trường. Các mặt hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đối ngoại đã được phục hồi và phát triển, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của EIB đạt 149 điểm giao dịch trải rộng khắp trên địa bàn cả nước và sẽ tiếp tục gia tăng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng.

Tình hình hoạt động của Vietnam Eximbank giai đoạn 2005 - 2009

Quy mô tổng tài sản, huy động, cho vay của EIB tăng mạnh qua từng năm cho thấy tiềm lực phát triển của ngân hàng tại Việt Nam là rất lớn cho dù mức độ cạnh tranh ngày càng cao với sự ra đời của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2008 mặc dù gặp nhiều bất lợi do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng với việc hợp tác với đối tác chiến lược Nhật Bản là tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui thì EIB càng có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, EIB cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, tiếp tục cải thiện năng lực tài chính nhiều hơn nữa để có thể đứng vững trong thời kỳ hội nhập khi mà quy mô và khả năng cạnh tranh của EIB còn rất thấp so với các ngân hàng có quy mô trung bình trong khu vực và trên thế giới có mức vốn chủ sở hữu từ vài tỷ đô la trở lên.

Thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietnam Eximbank từ sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt của NHNN đến nay

    - Tại một số chi nhánh chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng về thẩm định khách hàng, về quản lý TSĐB là hàng hóa và rủi ro phát sinh khi khách hàng đã bán lượng hàng hóa thế chấp mà không thanh toán nợ cho ngân hàng, rồi lại mang đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác dẫn đến thua lỗ mất khả năng thanh toán. EIB được biết đến như một trong những ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ dành cho doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như: tài trợ tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá với lãi suất ưu đãi, huy động vốn tiền gửi, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán vàng và ngoại tệ…. Trong các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay (không kể VCB, CTG), EIB đã có những bước tiến vượt bậc trong vòng 02 năm từ 2007 – 2008 để vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất trong hệ thống ngân hàng và có quy mô tổng tài sản trong top 5 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam.

    Bảng 2.2: Thực trạng dư nợ cho vay giai đoạn 2005 – 2009 (Đvt: tỷ đồng)
    Bảng 2.2: Thực trạng dư nợ cho vay giai đoạn 2005 – 2009 (Đvt: tỷ đồng)

    Hiệu quả quản trị tín dụng tại Vietnam Eximbank

       Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.  Việc duy trì quy trình tín dụng mang tính chất truyền thống của ngành ngân hàng Việt Nam trong đó CBTD tham gia từ đầu đến cuối trong quy trình tín dụng hiện vẫn phát huy hiệu quả do ưu điểm giúp khai thác thông tin khách hàng kịp thời, bộ máy tổ chức tinh gọn và giảm thiểu phiền hà cho khách hàng. Quá trình chuyển đổi này đã diễn ra mạnh mẽ trong năm 2008, cùng lúc với việc EIB hoàn thành chọn hợp tác với đối tác chiến lược Nhật Bản là tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui cũng là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, từng bước hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro phù hợp hướng dẫn theo Basel II trong bối cảnh tăng tốc phát triển, hội nhập quốc tế.

      Bảng 2.6: Hiệu quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2005 - 2009
      Bảng 2.6: Hiệu quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2005 - 2009

      Đánh giá thực trạng và hiệu quả quản trị tín dụng tại Vietnam Eximbank 1. Những thành tựu đạt được giai đoạn 2005 - 2009

        - Hệ thống tổ chức quản lý tín dụng chưa đồng bộ đôi khi còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban như phòng quản lý tín dụng và phòng quản lý rủi ro tín dụng hoặc phòng pháp chế và phòng xử lý nợ… dẫn đến bộ máy cồng kềnh nhưng vai trò hỗ trợ về mặt tác nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh còn chậm và hiệu quả chưa cao. - Công cụ quản lý, điều hành chưa được hỗ trợ tốt về hệ thống thông tin quản lý, chưa có quy định cụ thể về phương pháp phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro danh mục cho vay mà chủ yếu thực hiện giám sát, định hướng theo tín hiệu thị trường và khả năng nguồn vốn cho vay. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng thành quả là do ngân hàng đã duy trì tăng trưởng cho vay là chính, việc áp dụng các hình thức khởi kiện, xử lý tài sản thường kéo dài làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng do gia tăng các khoản trích lập dự phòng theo Quyết định 493 của NHNN.

        KHẨU VIỆT NAM

        Các giải pháp đối với Vietnam Eximbank

          Áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng, chính xác và tiến đến áp dụng trong việc phân loại nợ, căn cứ chính sách dự phòng rủi ro để trích lập dự phòng theo phương pháp định tính tăng cường hiệu quả đánh giá chất lượng tín dụng phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Với quy mô ngày càng mở rộng, yêu cầu quản lý phức tạp và có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, các cấp quản trị (HĐQT, Ban điều hành, Giám đốc chi nhánh) cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị và điều hành nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công việc, nhất là khả năng lãnh đạo, hoạch định và ra quyết định. - Kinh nghiệm cho thấy nhiều trường hợp từ lãnh đạo đến nhân viên trong quy trình tín dụng cho rằng nhiệm vụ kinh doanh là chính và xem nhẹ, chậm trễ trong việc khắc phục các sai sót theo khuyến nghị của kiểm soát viên lâu dần tạo nên tâm lý ỷ lại, thiếu thận trọng và vì thế làm giảm thấp vai trò, hiệu lực của KTKSNB.

          Các giải pháp - kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN 1. Về môi trường pháp lý

            Quy chế mua bán nợ đã có nhưng chưa có thị trường vận hành hiệu quả cho hoạt động này, nhiều NHTM đã thành lập công ty quản lý & khai thác tài sản trực thuộc nhằm hỗ trợ giải quyết các khoản nợ xấu theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát, giảm giá trị TSBĐ cho đến khi tài sản đó được bán hay thanh lý nhưng thực tế rất ít giao dịch được thực hiện. - Việc ban hành luật pháp phải đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ, tránh chồng chéo nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng diễn ra thông suốt - an toàn - hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng vốn chứa đựng nhiều rủi ro và hoạt động xử lý nợ ngày càng phổ biến, cấp bách gây tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, Internet để liên kết, phối hợp khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký GDBĐ hoặc ngân hàng có thể thực hiện thủ tục đăng ký GDBĐ, truy vấn thông tin giao dịch online giống như cách thức truy vấn thông tin tín dụng qua cổng thông tin CIC hiện nay đang thực hiện.