Hoạch định tiến độ dự báo trong các dự án lặp lại dưới ràng buộc nguồn lực và rủi ro

MỤC LỤC

Bản chất phức tạp của những dự án lặp lại

Những công tác này theo một trình tự logic và kỹ thuật được ràng buộc trình tự và chịu một vài ràng buộc thời gian và khoảng cách ấn định bởi những lý do bên trong (như kỹ thuật và quản lý) hoặc bên ngoài mà vẫn duy trì trong suốt toàn bộ đời sống dự án. Phổ biến nhất giữa những thuật ngữ đó là Linear Repetitive Programming (LRP) với thuật ngữ tuyến tính ban đầu ám chỉ chủ yếu những dự án có công tác lặp lại liên tục theo phương ngang như dự án đường cao tốc, cầu, hầm tunnel, đường xe lửa, hệ thống đường ống, cống… trong khi thuật ngữ lặp lại miêu tả những dự án xây dựng có công tác được lặp lại trong những đơn vị lặp lại riêng biệt theo phương đứng như trong trường hợp nhà cao tầng.

Bản chất đa mục tiêu của quyết định hoạch định tiến độ trong những dự án lặp lại

Một vài chi phí cố định của việc duy trì điều kiện công trường được kết hợp với mỗi đơn vị, một mặt có thể tăng chi phí dự án nhưng nó đáp ứng quản lý tốt hơn có thể cải thiện dòng tiền dự án. Sự thành thập chương trình tuyến tính sau cho việc hoạch định LRP được dựa vào một hàm mục tiêu thông số, theo những giá trị của thông số đó, có thể đạt tối ưu mục tiêu đơn (thời gian, thời gian hoàn thành đơn vị, gián đoạn công tác) hoặc tối ưu đa mục tiêu bằng cách kết hợp những tính chất khác nhau vào trong một tiêu chuẩn chi phí.

Hoạch định tiến độ tất định

Việc phát triển thuật toán di truyền hiệu quả hơn dựa vào kỹ thuật, cho phép chú tâm cùng lúc việc phân bổ nguồn lực và cân bằng trong dự án và hoạt động như một vấn đề đa mục tiêu (Chan et al 1996 [23]; Hegazy 1999 [24]) là những mục tiêu chính đối với hoạch định năng động và phân bổ nguồn lực đối với những công tác, sử dụng những kỹ thuật cải tiến, không chỉ cung cấp giải pháp đối với vấn đề liên tục của tổ đội trong dự án có các công tác lặp lại. RSM sử dụng phương pháp hệ thống kéo (sẽ được giới thiệu chi tiết trong phần sau) với thời gian kết thúc của công tác đi trước được kéo hướng về để gặp bắt đầu của công tác đi sau mục đích là để đạt được tính liên tục của công việc và sử dụng nguồn lực không gián đoạn nó trái ngược với hệ thống đẩy CPM với bắt đầu của mỗi công tác được đẩy đến thời điểm để duy trì mối quan hệ thứ tự với công tác trước.

Hình 2.2 Sơ đồ mạng có công tác lặp lại
Hình 2.2 Sơ đồ mạng có công tác lặp lại

Hoạch định tiến độ xét đến nhân tố rủi ro

Cụ thể hơn, mức độ không chắc chắn của thời tiết có thể tạo ra rủi ro trong việc biến đổi thời gian của những công tác, có thể theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi, do đó thời gian thật sự của một công tác có thể dài hơn hay ngắn hơn thời gian mong đợi. Các mô hình phân tích rủi ro như là PERT, MCS, và PNET đều có khả năng quan tâm đến mức độ không chắc chắn nhưng các phương pháp này không có khả năng xác định độ nhạy của những công tác hoặc hoạch định toàn bộ dự án đối với các nhân tố rủi ro.

HOẠCH ĐỊNH CỦA NHỮNG CÔNG TÁC LẶP LẠI DƯỚI SỰ RÀNG BUỘC CỦA NGUỒN LỰC

Những khái niệm cơ bản

    Việc tập trung vào nguồn lực sẽ cho kết quả mang tính khả thi hơn vì việc hoạch định mà không quan tâm đến vấn đề có sẵn của nguồn lực làm cho việc hoạch định xa rời thực tế, nhất là trong điều kiện thực tế ngày nay việc thiếu hụt nguồn lực có tay nghề cao và việc sử dụng nguồn lực rất lớn trong các dự án có công tác lặp lại. Mặt khác trong nhiều trường hợp việc cho phép gián đoạn nguồn lực trong một số trường hợp làm cho thời gian tổng thể dự án giảm đi và ngược lại việc tuân thủ nghiêm ngặt ràng buộc tính liên tục của tổ đội có thể làm thời gian dự án dài ra.

    Hoạch định của những công tác lặp lại dưới sự ràng buộc của nguồn lực

    • Phương pháp hệ thống kéo

      Những phương pháp đầu tiên tập trung vào hoạch định tất định là đường cân bằng (LOB), phương pháp hoạch định tuyến tính (LSM) và phương pháp hoạch định lặp lại (RSM). Theo những phương pháp này, có hai cách thức chính được sử dụng để loại trừ hay giảm bớt thời gian lãng phí:. 1) Cân bằng mức độ năng suất (bằng cách thay đổi phương pháp hoặc kích thước tổ đội). 2) Trì hoãn ngày bắt đầu của công tác. Nếu nhà quản lý dự án quyết định trì hoãn khởi đầu đoạn (3) đến ngày 7 bởi vì kiểm soát giao thông giữa ga 0+00 và 20+00 bị trễ, mối quan hệ tính liên tục được thể hiện như những đường bao gồm một đường gạch nối dài và hai đường gạch nối ngắn, nên kéo những đoạn phía trước đến những vị trí phía sau được thể hiện như những đường gạch nối (1)’ và (2)’.

      Hình 3.1 Hoạch định cho phép gián đoạn
      Hình 3.1 Hoạch định cho phép gián đoạn

      Giới thiệu hoạch định tiến độ dưới sự ràng buộc của nguồn lực

      Mặc dù những thuận lợi hiện thời của việc duy trì tính liên tục của tổ đội, việc áp dụng nghiêm ngặt có thể dẫn đến thời gian thi công tổng thể của dự án dài thêm trong một vài trường hợp, điều này được thể hiện trong giải pháp thứ nhất được tạo ra trong ví dụ số học ở phần sau. Selinger (1980) [15] đề nghị rằng, việc vi phạm ràng buộc tính liên tục của của tổ đội bằng cách cho phép sự gián đoạn của công việc có thể giảm tổng thời gian dự án và do đó chi phí gián tiếp của dự án giảm tương ứng (do giảm chi phí duy trì bộ máy quản lý…).

      Hình 3.7 Không cho phép tổ đội không liên tục
      Hình 3.7 Không cho phép tổ đội không liên tục

      Thuật toán hoạch định tiến độ đề xuất

      Thời gian khởi sớm của đơn vị này bởi ràng buộc điều kiện có sẵn của tổ đội sau đó được so sánh với thời gian khởi sớm có thể PES[j] của chính đơn vị đó bởi ràng buộc mối quan hệ theo thứ tự và giá trị lớn nhất của hai giá trị đó được xác định là thời gian bắt đầu theo kế hoạch của đơn vị [j]. Giai đoạn 2 được thiết kế để đạt được việc tuân thủ thêm ràng buộc tính liên tục của tổ đội, bằng cách dời đi công tác phát triển hoạch định của giai đoạn 1 nếu cần thiết và việc di dời được thực hiện bằng phương pháp hệ thống kéo đã trình bày ở trên hay nói cách khác các công tác được khởi trễ nếu có thể.

      Hình 3.11 Những giai đoạn sử dụng trong thuật toán
      Hình 3.11 Những giai đoạn sử dụng trong thuật toán

      Hoạch định giai đoạn 1

      Dựa vào dữ liệu tạo ra ở bước 4 và sự gián đoạn công tác người dùng xác định, thuật toán so sánh thời gian khởi sớm có thể bởi mối quan hệ thứ tự logic của đơn vị K là PES[K] với thời gian sớm nhất có thể của nó do tính có sẵn của tổ đội (khởi sớm + gián đoạn [K]). Nếu điều kiện kiểm tra trong giai đoạn này vi phạm, nó lặp lại quá trình xem xét của tất cả tổi đội một lần nữa (ví dụ thực hiện bước 3 đến 7) sau đó xác định tổ đội n như là không có sẵn (ví dụ AS[n] = 0), thực tế và tương ứng thuật toán sẽ không xem xét tổ đội n trong bước 4.

      Hoạch định giai đoạn 2

      Để khử thời gian nhàn rỗi tổ đội và duy trì ràng buộc tính liên tục của tổ đội, giai đoạn 2 di dời hoạch định phát triển của một vài công tác nếu cần thiết ở giai đoạn 1 đến chỗ thời gian trễ hơn (tức làm cho các công tác đó khởi trễ nếu có thể) bằng phương pháp hệ thống kéo. Vòng lặp 5 và vòng lặp lồng 6 bắt đầu xem xét tất cả các tổ đội từ tổ đội đầu tiên n = 1 đến tổ sau cùng n = N được gán cho công tác đó và đây là quá trình xem xét ngược dòng (theo đúng trật tự thi công ban đầu do người dùng chỉ định nhưng chỉ khác là đây là tiến trình ngược dòng) từ đơn vị lặp lại sau cùng j = J đến đơn vị lặp lại đầu tiên j = 1.

      Mô hình máy tính đề xuất nên đƣợc phát triển

      Công tác do đó xác định một số lượng của thời gian bắt đầu và kết thúc theo hoạch định, sau đó gửi thông điệp đến tất cả mối quan hệ nối tiếp thông tin chúng thời gian bắt đầu và kết thúc của công tác đó trong tất cả đơn vị. Đáp lại những thông điệp, mỗi đối tượng quan hệ trãi qua quá trình thông tin này cùng với loại quan hệ và thời gian trễ (lag) trong ngày làm việc đối với những đối tượng công tác kế tiếp theo sau trong cùng dạng của thông điệp.

      Ví dụ số ứng dụng

      Để đơn giản trong ví dụ này, trật tự của việc thi công công tác đất được giả định được bắt đầu tại công tác thứ 4 và di chuyển trong một trật tự giảm dần hướng dần Km đầu tiên và sau đó hoàn thành phần còn lại của công tác bằng cách bắt đầu tại Km số 5 và di chuyển trong trật tự tăng dần hướng về Km 15. - Đối với công tác Cắt và tỉa cây (công tác A) vì đây là công tác đầu tiên không bị ràng buộc vào mối quan hệ phụ thuộc về mặt kỹ thuật (logic) nên giai đoạn 1 và 2 của A không có sự thay đổi, nói cách khác A không có gián đoạn tạm thời ngay ở giai đoạn 1 do đó giai đoạn 2 không phải “kéo” các công tác đi trước về phía sau làm cho tất cả các công tác đều khởi trễ để đảm bảo tính liên tục của tổ đội.

      Hình 3.13 Giai đoạn 1 và 2 của công tác cắt và tỉa cây - Hoạch định dự án  không có sự gián đoạn
      Hình 3.13 Giai đoạn 1 và 2 của công tác cắt và tỉa cây - Hoạch định dự án không có sự gián đoạn

      HOẠCH ĐỊNH KẾT HỢP YẾU TỐ RỦI RO

      Mô hình phân tích rủi ro việc hoạch định tương quan

        Người quản lý có thể sử dụng các dữ liệu này trong việc ra quyết định, kiểm soát việc hoạch định, phát triển các chiến lược đáp ứng rủi ro, phân bổ nguồn lực và v.v.Ví dụ, bằng cách nhận ra nhân tố nào là ảnh hưởng hơn trên một đường công tác đặc biệt nào đó, một người quản lý có thể nhận ra được cái gì cần kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện các công việc trên đường công tác đó. Như đã nhấn mạnh trước đây, những quá trình thô cứng của hoạch định tất định (xem thời gian công việc không thay đổi) chỉ tạo ra những kết quả tất định mà không đưa rất bất cứ thông tin gì về độ nhạy đối với rủi ro, những kết quả không tất định được tạo ra mà không suy luận ra được ảnh hưởng của một mối tương quan giữa hai biến hoạch định.

        Hình 4.1 Vị trí của MHĐX trong tiến trình quản lý rủi ro.
        Hình 4.1 Vị trí của MHĐX trong tiến trình quản lý rủi ro.

        Đặc điểm của mô hình đề xuất

          Ví dụ: khi người sử dụng ước đoán rằng rủi ro về năng suất lao động rất có khả năng xảy ra xấu hơn mong đợi, ít có khả năng hơn xảy ra như mong đợi và ít có khả năng nhất xảy ra tốt hơn mong đợi, người sử dụng có thể đưa vào giá trị 0,01 – 0,40 – 1,00 tương ứng để tượng trưng vị trí xác suất giới hạn của nhân tố rủi ro tốt hơn mong đợi, mong đợi và xấu hơn mong đợi. Ví dụ, nếu cho rằng điều kiện đất sẽ xảy ra xấu hơn mong đợi với một xác suất trội, xác suất biên vị trí nhân tố rủi ro cho điều kiện của đất sẽ được đưa vào tương ứng và do đó xác suất của việc nhận được một tình huống xấu hơn mong đợi của điều kiện đất sẽ tăng lên trong bất cứ lần lặp nào mặc dù cơ hội nhận được bất cứ giá trị nào giữa 0 và 1 được sử dụng trong việc xác định ví trí nhân tố rủi ro là bằng nhau.

          Ví dụ áp dụng cho mô hình đề xuất

            Dựa vào ví dụ áp dụng ở chương 3, từ những bảng dữ liệu đầu vào của các tổ đội, số lượng đơn vị được chia và khối lượng tổ đội tương ứng, số lượng tổ đội cần thiết… nhưng ở phần này sẽ xuất hiện thêm mục năng suất lớn nhất và nhỏ nhất của các tổ đội (hình 4.2) để có thể áp dụng rủi ro vào trong quá trình mô phỏng. Hơn nữa, những giá trị thống kê khác đã tiết lộ rằng những nhân tố rủi ro 7-9 (vật liệu cung ứng đầy đủ - chất lượng quản lý), nhân tố rủi ro 3 (hiệu quả của việc sử dụng vật tư và thiết bị) và nhân tố rủi ro 8-10 (tranh cãi với chủ đầu tư - sự phức tạp công tác) là tương quan với nhau và cũng là những nhân tố rủi ro tác động lớn nhất sau nhân tố rủi ro số 1-2.

            Bảng 4.3 Thời gian công tác theo PERT
            Bảng 4.3 Thời gian công tác theo PERT