MỤC LỤC
Vai trò này được thể hiện: thông qua hoạt động kiểm tra của Tài chính công có thể phát hiện những điểm bất hợp lý, những sự chệch hướng của các hiện tượng thu, chi trong các hoạt động phân phối nguồn tài chính, trong quát rình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của tài chính tư, từ đó, đòi hỏi và có biện pháp hiệu chỉnh các quá trình kể trên đảm bảo cho các nguồn tài chính vận động đúng hướng và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng. - Thông qua hoạt động phân phối các quỹ công, đặc biệt là quỹ Ngân sách nhà nước, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi nhọn, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cần nâng đỡ khuyến khích, Tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành và 23.
Trong đó, có thể nhận thấy các biện pháp được sử dụng thường xuyên như: Tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hoá và tài chính nhằm đề phòng và ứng phó với những biến động của thị trường; tạo lập quỹ bình ổn giá; tạo lập và sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Do đó, trong quản lý Tài chính công, không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của tổng nguồn lực Tài chính công - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiễn.
Thực chất của việc quản lý quỹ dự trữ, dự phòng tài chính của Nhà nước là việc xác lập các định mức trích, hình thành các quy chế sử dụng; xây dựng chế độ kiểm tra, kiểm soát thích hợp với các đặc điểm của quỹ dự trữ, dự phòng 2.2.4. Vì thế, ở các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, đổi mới chính sách tài chính, Nhà nước phải hình thành một hệ thống các quỹ tài chính khác của Nhà nước hay còn gọi là các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước nhằm tạo ra công cụ tài chính năng động để đa dạng hoá sự huy động các nguồn lực tài chính của xã hội vào Nhà nước, qua đó tiến hành phân phối phục vụ cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, hay hỗ trợ đầu tư ở một số lĩnh vực có tính chất ưu tiên cần khuyến khích nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong tổ chức bộ máy quản lý Tài chính công phải coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm vừa phát huy sức mạnh của cả hệ thống, đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia, vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo của mọi cấp quản lý trong việc xử lý các vấn đề tài chính và Ngân sách Nhà nước. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Về bản chất của ngân sách Nhà nước, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, như: Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; Thu hồi tiền vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. - Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị toán cấp III (trường hợp được uỷ quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị toán cấp dưới.
Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Với tư cách là người được nhân dân "uỷ thác" trong việc sử dụng nguồn lực, Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách. Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước: Cân đối ngân sách nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực; các ngành; các cấp chính quyền thậm 47.
Ngoài các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính Nhà nước của chính quyền địa phương và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Các quan hệ kinh tế này nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt là các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước theo đúng quy định do chính Nhà nước ban hành mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả số thuế đã nộp theo luật định hoặc cung cấp trực tiếp hàng hoá và dịch vụ cho người nộp thuế từ phía nhà nước. Quản lý thu thuế là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nước; mặt khác, thuế chứa đựng các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội sâu rộng, vừa gắn với lợi ích chung của toàn xã hội, vừa tác động đến lợi ích của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội; vì vậy, quản lý thu thuế tất yếu cần phải tôn trọng nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.
Trường hợp tổ chức thu chưa được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí; phần tiền phí lệ phí còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Đối với phí, lệ phí do các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) thu thì cơ quan Nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản tạm giữ tiền phớ, lệ phớ tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dừi, quản lý tiền phớ, lệ phí.
- Mở sổ sỏch kế toỏn để theo dừi, phản ảnh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệ phí.
Quản lý và sử dụng công sản theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý, sử dụng tài sản phù hợp với đặc điểm của công sản; đồng thời để thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả công sản của từng đơn vị; mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. - Phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng (trang bị) tài sản; theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản đối với những tài sản có giá trị lớn, được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế công (của Nhà nước), tổ chức khác; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu ở địa phương ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài 175.