MỤC LỤC
Mục đích hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm phục vụ việc lựa chọn mặt hàng và bạn hàng giao dịch từ đó lựa chọn phương thức buôn bán cho phù hợp với thị trường với đặc điểm của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng cả 2 phương pháp là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại thị trường.
- Nghiên cứu giá cả bao gồm nguồn tham khảo giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giá.
Để công tác tạo nguồn đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tổ chức, bố trí, đầu tư các cơ sở sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thiết kế hệ thống các kênh thu mua sao cho đảm bảo thu mua đủ về số lượng yêu cầu, tốt về chất lượng với chi phí hợp lý và đúng tiến độ, đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ, bảo quản là thấp nhất có thể.
- Phần mở đầu: Nêu ra các tiêu đề của hợp đồng, số và kí hiệu hợp đồng (do bên soạn thảo đưa ra), ngày kí kết hợp đồng và các thông tin về chủ thể hợp đồng. - Hợp đồng phải được trỡnh bày rừ ràng sỏng sủa, phản ỏnh đỳng nội dung đã thỏa thuận, không để sảy ra tình trạng sử dụng từ ngữ đa nghĩa, có thể hiểu theo nhiều cách.
Khai và nộp tờ khai, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; nếu thực hiện thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp được khai và nộp hồ sơ qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. - Giải quyết các khiếu nại (nếu có): Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng bên đối tác vi phạm hợp đồng thì xử lý theo đúng như trong hợp đồng đã quy định.
Nếu như tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả. Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, để đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu quả hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu định tính.
Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, quá trình cạnh tranh diễn ra thật gay gắt và khốc liệt đặc biệt là sau khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO bởi vì các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên một môi trường rộng, có nhiều nhân tố tác động và nhiều đối thủ cạnh tranh hùng mạnh của các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. - Sô lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường - Ưu, nhược điểm của các đối thủ.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này vào 3 thị trường trên là tương đối cao, nhưng tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ở những thị trường này rất thấp, hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ; 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU. Nhìn chung, việc xác định đối thủ cạnh tranh và hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn rất hạn chế, đòi hỏi các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp liên quan cần phải có những nỗ lực hơn nữa, đầu tư nguồn lực vào công tác nghiên cứu.
Phòng hậu cần vật tư sản xuất: Có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, theo dừi, kiểm tra cỏc hoạt động nhập xuất nguyờn vật liệu trong thỏng, định kỳ tiến hành kiểm kê, nếu phát hiện nguyên vật liệu tồn đọng nhiều hoặc kém phẩm chất thì tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất tình trạng giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng vật tư không kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay tồn đọng quá nhiều, không sử dụng hết. Hàng mua của công ty được vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt…Ngoài việc nhập nguyên liệu của một số công ty trong nước như công ty kỹ thuật cơ bản khoáng sản xuất khẩu Thanh Hóa, Công ty Hợp Đạt, Công ty Mangan Cao Bằng,…Công ty TNHH Tân An còn phải nhập nguyên liệu từ một số công ty nước ngoài như công ty ZUNYI, công ty SHANHAI KILIN, công ty HEIM HONG CONG….
Khách hàng tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ với hai lý do là để dùng làm kỉ niệm cho mình hay làm quà biếu tặng cho người thân, bạn bè và dùng làm đồ trang trí, làm đẹp như trang trí cho ngôi nhà, phòng họp, hay góc học tập…Do đó cần nắm bắt thị hiếu khách hàng cùng với chiến lược kinh doanh hiệu quả để giúp cho các làng nghề tung ra các sản phẩm phù hợp với khách hàng. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã thu hút được một lượng lao động nông nhàn, khai thác được nguồn lao động dồi dào trong nước, nhất là trong những điều kiện hiện nay và trong những năm trước mắt, tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề kỹ thuật cao và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp của dân tộc.
Quyết định này đã có những qui định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Tuy nhiên các điều luật chi phối hoạt động thương mại của các nước này nhất là luật nhập khẩu hay có nhiều thay đổi, gây khó khăn cho công ty, đòi hỏi công ty phải thường xuyên cập nhập luật thương mại của các nước để tránh trường hợp bị kiện dẫn đến phải bồi thường hợp đồng.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, do đó nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ rất dồi dào như: gỗ, cói, mây, tre…Có nguồn đất tốt cho việc sản xuất gốm, sứ, có nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam cần cù, thông minh, khéo léo. Các sản phẩm của các công ty này có mẫu mã cũng như chất lượng không kém gì so với Tân An, trong khi đó khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty còn yếu, Tân An chưa nhận thức được một cỏch rừ ràng và đầy đủ về đối thủ cạnh tranh và cỏc sản phẩm cạnh tranh, điều này đòi hỏi Tân An phải cố gắng hơn nhất nhiều.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như gây ra nhiều nguy cơ đối với tất cả các đơn vị kinh doanh nói chung và đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo nguồn ngoại tệ cho công ty, tăng dự trữ ngoại tệ, do đó làm tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị tiến tiến, hiện đại, nguyên vật liệu, phụ liệu…phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của công ty.
Do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, giúp cho các làng nghề, nghề thủ công đủ lực trong việc đầu tư phát triển sản xuất; với các hình thức như: đề nghị các ngân hàng thương mại cho vay theo phương thức thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; nghiên cứu áp dụng hình thức tín chấp đối với các làng nghề truyền thống, nghề thủ công có thu hút nhiều lao động; hoặc áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất, thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn và giải quyết nhiều lao động; hoặc khuyến khích, huy động vốn trong dân, các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. - Trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh, cần chú trọng tới việc phục vụ cho làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủ công; lấy phát triển làng nghề truyền thống làm một trong các định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho những làng nghề truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung và các làng nghề thủ công truyền thống nói riêng.