MỤC LỤC
Ngày nay, mặc dù khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành những con rồng Châu Á, bởi vì họ là những tấm gương về tập trung chăm lo giáo dục, coi nguồn lực con người là tài sản duy nhất thực hiện quá trình công nghiệp hóa. Về quản lý nhà trường, tác giả Trần Kiểm đã viết: “Hiệu quả quản lý nhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người Hiệu trưởng sử dụng thông tin khách quan đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên về chất lượng kiến thức, mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của học sinh”.
Giải pháp quản lý HSSV ngoại trú: là nội dung, cách thức, cách giải quyết vấn đề HSSV ngoại trú của nhà trường, cùng với các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan đến HSSV ngoại trú nhằm quản lý, hỗ trợ HSSV ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho HSSV tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú. Trong qui chế công tác HSSV ngoại trú do Bộ GD-ĐT ban hành tháng 10 năm 2009 đã chỉ ra mục tiêu như sau: “Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ HSSV ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho HSSV tham gia phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú”.
Cơ sở pháp lý: Trong công tác quản lý giáo dục-đào tạo nói chung, quản lý HSSV nói riêng cần phải dựa trên hành lang pháp lý qui định của Nhà nước và ngành GD-ĐT ban hành như: Thông tư, Chỉ thị, Quyết định, Quy chế… về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở GD&ĐT nhằm mục đích hướng dẫn tổ chức, điều hành, điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của nhà trường. Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo nói chung, các trường đại học, cao đẳng nói riêng thì công tác quản lý HSSV về các mặt: chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, học tập nghiên cứu khoa học, đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động phong trào, góp phần tích cực trong việc giáo dục, rèn luyện sinh viên trở thành đội ngũ trí thức có trình độ chuyên, đáp ứng được yêu cầu cao của xã hội sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, các ngành có liên quan để tổ chức Hội nghị giao ban hàng năm giữa nhà trường với chính quyền địa về tình hình HSSV ngoại trú, kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến HSSV ngoại trú. Nhà trường làm tốt công tác quản lý HSSV ngoại trú góp phần giảm bớt các gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc phòng chống các tiêu cực và tệ nạn xã hội, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với chính quyền địa phương trên địa bàn trường đóng.
Những cơ sở lý luận của công tác quản lý HSSV ngoại trú nêu trên tạo điều kiện và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng, đề ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSSV ngoại trú của trường CĐSP Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Bắc Ninh là tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Hà Nội – Quảng Ninh - Hải phòng, có 4 trục đường quốc lộ chạy qua trong đó có 3 trục đường quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh là : đường cao tốc quốc lộ 1B nối Bắc Ninh với Hà Nội – Lạng Sơn.
- Với bề dày về truyền thống văn hóa và khoa bảng, cùng với sự phát triển toàn diện của tỉnh Bắc Ninh đã có tác động không nhỏ đến hoạt động GD-ĐT của trường CĐSP Bắc Ninh nói chung và công tác quản lý HSSV ngoại trú nói riêng. Do chưa quen với điều kiện sống độc lập, hoàn cảnh môi trường học tập và sinh hoạt mới, môi trường sống thiếu lành mạnh, ý thức tự giác của HSSVchưa tốt, khả năng tự chủ của bản thân chưa cao nên nhiều HSSV bị các phần tử xấu rủ rê, lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến bản thân, nhà trường, gia đình và xã hội.
Sinh viờn ngoại trỳ phải cú đơn đăng ký ngoại trỳ, trong đơn ghi rừ họ tờn, lớp, xin đăng ký ngoại trú tại gia đình, nhà người thân, họ hàng hay thuê trọ tại nhà dân, có xác nhận của chủ hộ và tổ trưởng tổ dân phố (trưởng xóm) về địa chỉ nơi tạm trú. Các giáo viên chủ nhiệm đã làm việc tận tình với trách nhiệm cao, nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng của học sinh sinh viên khối mình phụ trách, báo cáo lãnh đạo phòng chỉ đạo giải quyết kịp thời những diễn biến bất thường, đôn đốc, nhắc nhở và định hướng, giúp các em chuyên tâm học tập, rèn luyện để có được những kết quả tốt nhất.
(Nguồn: Phòng công tác HSSV) Xét ở bảng 5 ta thấy, nếu so sánh đối chiếu việc thực hiện nội qui, qui chế của nhà trường, của địa phương và chấp hành pháp luật của nhà nước đối với HSSV ở nội trú và ngoại trú trong những năm qua, cả về các vi phạm bình thường (về muộn quá giờ, tụ tập gây mất trật tự ..) và các vi phạm nghiêm trọng (trộm cắp, cướp giật, nghiện hút …) thì HSSV ở ngoại trú vi phạm nhiều vụ việc hơn HSSV ở nội trú. Cán bộ phụ trách công tác HSSV này thường xuyên kết hợp với giáo vụ, giáo viên chủ nhiệm của các khoa để nắm bắt tình hình nề nếp học tập trên lớp của HSSV, nếu những HSSV nào có hiện tượng nghỉ học liên tục không có lý do thì cán bộ quản lý HSSV trực tiếp xuống tận xóm trọ nơi có HSSV nghỉ học để nắm bắt thông tin từ phía các bạn HSSV cùng ở và chủ nhà trọ để kịp thời có biện pháp xử lý.
Chỉ có biện pháp 3 là kê khai tạm trú tạm vắng (đây là qui định bắt buộc của công an phường) và biện pháp 7 là đánh giá nhận xét cuối kỳ của chủ nhà trọ, (đây là điều kiện bắt buộc của nhà trường đối với HSSV trong việc xét điểm rèn luyện) nên HSSV đã rất chủ động trong việc xin xác nhận của chủ nhà trọ và công an phường. Cán bộ phụ trách công tác HSSV đã biết kế thừa những kinh nghiệm quản lý HSSV của các trường có bề dày kinh nghiệm trong quản lý HSSV ngoại trú trên địa bàn, từ đó tham mưu cho lãnh đạo trường các biện pháp quản lý, tạo đà bước đầu cho công tác quản lý HSSV ngoại trú sau này.
Trường CĐSP Bắc Ninh là một cơ sở giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực sư phạm duy nhất của tỉnh, có những điều kiện thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như trong công tác quản lý HSSV ngoại trú như kết luận ở chương 2. Vì vậy việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSSV ngoại trú cần đảm bảo có tính khả thi cao và ứng dụng có hiệu quả vào tình hình thực tế của nhà trường, làm cơ sở cho các cán bộ làm công tác quản lý HSSV, HSSV ngoại trú là một yêu cầu cấp thiết.
- Đầu năm nhà trường mở Hội nghị công tác HSSV ngoại trú giữa các lực lượng liên quan và nhà trường để bàn các giải pháp, tạo cơ chế phối hợp cùng tham gia vào công tác quản lý HSSV ngoại trú gồm các thành phần: Nhà trường (Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng các lớp và trưởng nhóm tự quản HSSV ngoại trú ở các xóm trọ. - Tổ chức giao ban công tác HSSV ngoại trú 2 lần /1 học kỳ, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác HSSV nói chung trong đó có HSSV ngoại trú vào cuối học kỳ I và cuối năm với sự tham gia của các thành phần như: Đại diện trường, UBND-công an phường, an ninh-trưởng khu phố, tổ trưởng các tổ tự quản HSSV ngoại trú để tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp quản lý HSSV ngoại trú hiệu quả hơn.
Còn đối với các nhóm giải pháp 2,3,4 là những nhóm giải pháp trọng tâm, bởi đây là những nhóm giải pháp có có thể nói là mới lạ và rất phù hợp với điều kiện thực tế của trường CĐSP Bắc Ninh, đã giải quyết tương đối triệt để được những thực trạng còn tồn tại từ lâu trong công tác quản lý HSSV ngoại trú của nhà trường. Với việc đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, công tác quản lý HSSV ngoại trú ở trường CĐSP Bắc Ninh, và việc khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, đã cho thấy: Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSSV ngoại trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường là cần thiết.