MỤC LỤC
Chính sách tái định cư là một nhóm các chính sách xã hội liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư cho những người bị ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất cho các hoạt động với mục đích an ninh, quốc phòng và lợi ích công cộng khác. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng quy định chính sách bồi thường và đền bù chưa tính đến các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt thuỷ sản, các sản phẩm rừng vốn là nguồn sinh kế của người dân nông thôn bị ảnh hưởng bởi quyết định di dời tái định cư [6]. Từ kinh nghiệm thực tiễn về việc quản lý đất đai ở Việt Nam, tổ chức Ngân hàng Thế giới đã đề xuất rằng việc người dân sống tại khu vực bị ảnh hưởng khi không có đủ giấy tờ sử dụng đất cũng không phải là rào cản; và việc đền bù phải tính đến cả những ảnh hưởng vô hình khác, cả lợi thế về vị trí kinh doanh cũng như các ảnh hưởng gián tiếp khác.
Các chính sách khác về dân tộc bản địa, công khai minh bạch trong phổ biến thông tin được đưa ra như những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo mọi người được hưởng lợi, nhằm đảm bảo các cộng đồng dân tộc bản địa được tôn trọng, bảo tồn những nét đặc trưng về văn hóa của họ.
Dự án đã đạt được những kết quả liên quan đến vấn đề tái định cư mà khóa luận đang nghiên cứu, đó là: Việc thực hiện công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư phải đi trước một bước, tránh tình trạng vừa thi công vừa hoàn thiện thiết kế như công trình thủy điện Bản Vẽ; Cần giao đất sản xuất cho người dân, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm; cần phải có trạm y tế phụ trách khu tái định cư; Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán; giúp người dân ổn định cuộc sống và sản xuất phù hợp với điều kiện của người dân tái định cư. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra thực trạng đời sống của cộng đồng dân cư tại vùng tái định cư huyện Thanh Chương như là: Về nhà ở xây dựng chưa đúng phong tục tập quán, nhà vệ sinh một số hộ không sử dụng do bố trí không hợp lý; tình trạng thiếu đất dẫn đến thất nghiệp nhiều; công tác giáo dục còn gặp nhiều bất cập; khu tái định cư chưa có trạm y tế riêng; Tuy đã xây dựng hệ thống nước tự chảy, có đường ống kéo về tận bản nhưng lượng nước về không đảm bảo đôi bản hoàn toàn không có nước để sử dụng. Nghiên cứu này đã tiến hành so sánh những điều kiện thực tế và quy định chế độ của chương trình tái định cư của công trình để đề ra các phát hiện và thông tin kịp thời đến đơn vị quản lý; nghiên cứu hiện trạng và dự báo về phát triển sinh kế của người dân tại khu tái định cư, đưa ra những đánh giá nhanh môi trường khu tái định cư, phát hiện những bất cập trong môi trường sống của cộng đồng khu vực và từ đó đề ra một số giải pháp đối với các vấn đề được xác định.
Tái định cư không chỉ đơn thuần là tạo ra những điểm dân cư mới, chỗ ở mới mà phải xem xét toàn diện và phải thực hiện đồng bộ các mặt đời sống vật chất và tinh thần gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn lực, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phân bố lại mặt bằng dân cư trên địa bàn. Dự án còn hướng tới mục tiêu tạo thu nhập cho người dân mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng; phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá và an toàn sinh học bằng việc dự án đã hướng dẫn và hỗ trợ bà con thực hiện mô hình nuôi cá, nuôi Gà và nuôi Lợn, mở các lớp tập huấn khuyến nông viên thôn bản, chăn nuôi thú y, hướng dẫn bà con sử dụng phân vi sinh, tiến. Nhìn chung, nguồn tư liệu báo chí với khả năng phản ánh nhanh chóng, kịp thời và đa diện, đã cung cấp những thông tin mang tính thời sự, chân thực và sống động về những vấn đề quan trọng xung quanh công tác tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ và trở thành một nguồn thông tin tham khảo đặc biệt quan trọng của chúng tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bản Mà xã Thanh Hương - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An. Đây là điểm tái định cư của cộng đồng người Thái chuyển đến từ Bản Mà, xã Kim Tiến, huyện Tương Dương, Nghệ An trong quá trình xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ. Các hình thức tái định cư khi thực hiện dự án hợp phần di dân tái định cư của công trình thủy điện Bản Vẽ (3 hình thức): Di vén trên địa bàn Kỳ Sơn, di vén xen ghép tại địa bàn huyện Tương Dương và di dân tập trung về địa bàn huyện Thanh Chương. Có nhiều thành phần dân tộc chịu ảnh hưởng của quá trình tái định cư như:. Trong số đó cộng đồng người Thái chiếm tới 80%. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chú trọng vào cộng đồng người Thái di dời tái định cư theo phương thức di dân tập trung về địa bàn huyện Thanh Chương. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Bản Mà, xã Thanh Hương – Thanh Chương - Nghệ An. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. ii) Những biến đổi trong đời sống của đồng bào Thái ở Bản Mà xã Thanh Hương – Thanh Chương - Nghệ An so với trước khi chuyển cư như thế nào?. Đõy là cõu hỏi thuộc dạng cấu trỳc và so sỏnh, cõu hỏi này nhằm làm rừ sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống của cộng đồng nghiên cứu sau khi chuyển đến nơi ở mới và qua đó chỉ ra những thay đổi so với đời sống tại địa bàn cũ. Đây chính là câu hỏi quan trọng nhất và là mục đích căn bản mà khoá luận muốn hướng tới. iii) Những nhân tố nào tác động đến sự biến đổi trong đời sống của đồng bào Thái sau khi chuyển đến nơi ở mới?. Đây là câu hỏi thuộc dạng cấu trúc, với mục đích tìm ra những nguyên nhân và nhân tố tác động đến đời sống sinh kế của đồng bào Thái ở Bản Mà và dẫn đến những thay đổi trong đời sống của họ, đồng thời là cơ sở để chỉ ra căn nguyên của những bất cập cũng như đưa ra những giải pháp nhằm ổn định và cải thiện đời sống cho người dân. Giả thuyết nghiên cứu. i) Quá trình di dân tái định cư ở Bản Mà thuộc vào dạng thức di dân tái định cư không tự nguyện. Địa bàn tái định cư và địa bàn cũ cách xa nhau, với điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên cũng như tập quán canh tác có nhiều khác biệt, nên chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến tập quán sản xuất và đặc điểm của tộc người Thái, vốn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên vùng thung lũng. ii) Giữa địa bàn mới và địa bàn cũ cũng có những khác biệt về đặc điểm tộc người, văn hoá và xã hội nên nhiều khả năng đồng bào khi chuyển đến địa bàn mới sẽ gặp phải những biến đổi trong đời sống văn hoá tinh thần, đặc biệt là trong các vấn đề về quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Xét về nhiều khía cạnh, những thay đổi trong đời sống văn hoá xã hội thậm chí còn có ảnh hưởng lớn hơn so với những thay đổi về mặt kinh tế. iv) Do liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội như thu hồi đất, phân chia đất, phân chia phạm vi khai thác rừng, .v.v.
Điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề trong nhận thức của dân sở tại cũng như trong quan hệ với cư dân mới và cư dân cũ.
Chọn hộ thảo luận nhóm do trưởng bản tự chọn có điều kiện: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá, có phụ nữ tham gia, có đại diện lãnh đạo xa, thôn, bản ( người đã dự phỏng vấn không phải là người đến tham gia thảo luận). - Phương pháp quan sát trực tiếp: với mục đích tiếp cận dễ dàng hơn với con người, phong tục tập quán cũng như điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, việc triển khai quan sát trực tiếp là rất cần thiết đặc biệt là trong những ngày đầu thực địa .v.v. Từ đó có thêm những thông tin về điểm nghiên cứu và qua đó giúp cho việc phỏng vấn nông hộ thêm chính xác và tiết kiệm được thời gian phỏng vấn.
Số liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp bằng phương pháp thủ công , chương trình Excel và phần mềm SPSS.