MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ trong trường THPT (Khảo sát trên địa bàn huyện Đô Lương). Luận văn tập trung tìm hiểu vấn đề dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ (trong chương trình SGK Ngữ văn 11, Ngữ văn 12 - Ban cơ bản) ở các trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và trường DL Đô Lương 1.
Như chúng ta đã biết, chương trình và SGK Ngữ văn hiện nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu của ngành văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, các thành tựu khoa học khác,… đặc biệt là thành tựu của ngành PPDH văn theo những quan điểm mới về giáo dục, nhằm hướng tới sự phát triển của xu thế giáo dục hiện đại và những yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Tiếp xúc với chương trình SGK Ngữ văn hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy, khi dạy đọc - hiểu tác phẩm văn học cho HS, nhà trường THPT đã hình thành cho các em năng lực vận dụng tổng hợp các tri thức và kĩ năng không chỉ của văn (lịch sử văn học, lí luận văn học,…) mà còn huy động các kiến thức của Tiếng Việt, Làm văn và các kiến thức lịch sử, văn hoá, nghệ thuật khác nữa. Năm 2010, với thành tích dẫn đầu toàn tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, và tỉ lệ thi tốt nghiệp lớp 12 những năm gần đây đạt 96,6% (đứng tốp 5 trường cao nhất khối THPT), thi đậu Đại học, Cao đẳng trên 44% (được xếp vào tốp 200 trường của cả nước), trường xứng đáng là điểm sáng giáo dục trên quê hương Đô Lương hiếu học, anh hùng.
Một số chỗ GV còn tỏ ra lúng túng khi trình bày nội dung bài học, chẳng hạn như hệ thống câu hỏi đưa ra cho HS còn đơn giản, chưa mang tính gợi mở,… Chưa đi sâu vào phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vì thế HS chưa thực sự nắm rừ tư tưởng nghệ thuật mà tỏc giả muốn gửi gắm vào tỏc phẩm. - Ngoài ra, so với các GV ở thành phố, GV ở các trường phổ thông trong huyện Đô Lương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, do dạy hợp đồng, lương thấp,… vì thế một số GV ngoài việc đi dạy, họ còn làm thêm một số việc khác để tăng thêm thu nhập cho gia đình nên không có thời gian đầu tư kiến thức sâu cho những trang giáo án. Còn những HS khá giỏi hơn thì gia đình và bản thân các em lại hướng thi vào vào các ngành khối A, khối B như: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Công nghệ thông tin,… để ra trường dễ xin việc làm, vì vậy số HS này cũng học văn theo kiểu "cho có lệ" chứ chẳng thiết tha gì.
Khi dạy các tác phẩm VHVNHĐ, GV không những hướng dẫn cho HS cách đọc diễn cảm mà còn phải phân biệt cho HS thấy đọc thơ khác với đọc truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,… Chẳng hạn khi đọc các bài thơ trữ tình Tràng giang (Huy Cận), Sóng (Xuân Quỳnh)… GV yêu cầu HS phải chú ý đến từ, câu, vần, nhịp điệu,… và phải thuộc lòng bài thơ để có những rung cảm về cái hay cái đẹp của bài thơ đó. Ngoài những yêu cầu về hiểu biết, lập trường, quan điểm, tư tưởng tình cảm, sự nhạy bén thẩm mĩ, người GV phải có khả năng diễn đạt, phải trau dồi chất giọng, ngôn ngữ, bởi giảng bình không chỉ đòi hỏi người GV có vốn kiến thức thâm hậu, ý tưởng dồi dào, cảm nhận tinh tế mà còn cần có giọng riêng, có ngữ khí và điệu hồn riêng của mình. Có thể nói, hoạt động đối thoại trên lớp không chỉ tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của HS, hình thành ở các em thói quen có tiếng nói riêng trước những vấn đề do nhà văn - tác phẩm đặt ra, biết lắng nghe và trân trọng ý kiến của người khác… mà còn phát huy vai trò hỗ trợ của tập thể trong học tập, khiến cho những vấn đề đưa ra được nhìn nhận toàn diện hơn, việc tiếp thu kiến thức của HS trở nên tự nhiên hơn, sâu sắc hơn.
Đặc biệt là với những tác phẩm đã được chuyển tải thành phim như Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Chí Phèo (Nam Cao),… hay những tác phẩm được giới thiệu trong các chương trình văn hoá nghệ thuật trên truyền hình như Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đất nước (Nuyễn Đình Thi),… HS có điều kiện được tiếp cận tác giả, tác phẩm một cỏch rừ nột hơn, chõn thực hơn, từ đú cũng nảy sinh những ý nghĩ mới mẻ về nội dung của tác phẩm, qua các nhân vật bằng xương bằng thịt chứ không phải chỉ là những cái tên được nhắc đến qua mỗi trang viết. Có thể nói, VHVN nói chung, VHVNHĐ nói riêng vốn gắn bó chặt chẽ với đời sống dân tộc, là sự thể hiện minh triết nhất mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật và đời sống, do đó dạy học VHVNHĐ trên tinh thần đối thoại là phương pháp người GV dẫn dắt HS con đường tìm ra chân lí, còn HS là người tìm ra chiếc chìa khoá để mở cánh cửa bí ẩn của tri thức văn chương, tri thức nhân loại.
> < (quầng sáng ngọn đèn chị Tý, bếp lửa bác Siêu, tiếng đàn bầu của bác Xẩm) như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo, nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện. Tác phẩm là tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám. - Đúng, vì qua câu chuyện đơn giản, thấm đẫm chất trữ tình, Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng niềm xót thương đối với những con người bần hàn, cơ cực, tối tăm ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng tám.
Đồng thời, tác giả còn thể hiện sự trân trọng, cảm thông trước mong ước rất mơ hồ, xa vời của họ. - Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Lính Tây Tiến cũng là những con người như thế, phần lớn họ là người Hà Nội, mang đậm chất hào hoa lãng mạn của những chàng trai kinh thành. - Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn,. biểu để HS tìm đọc: Những làng đi qua, Đôi mắt người Sơn Tây, Không đề,…). (Cho HS xem đoạn băng ngắn về lịch sử hào hùng của dân tộc để cảm nhận sâu sắc hơn hoàn cảnh ra đời của bài thơ).
- Điệp từ dốc kết hợp 2 từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, hệ thống các thanh trắc liên tiếp -> địa thế cheo leo, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc -> nỗi khó nhọc, vất vả của những người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân. - Từ láy dãi dầu, cụm từ khẳng định: không bước nữa, bỏ quên đời -> Sự hy sinh thầm lặng tới mức bình thản trước hiện thực khắc nghiệt nơi chiến trường, là những gian khổ hi sinh đáng tự hào. => Đoạn thơ không chỉ cho ta thấy sự dữ dội hoang sơ của núi rừng Tây Bắc đe doạ cuộc sống của những người lính Tây Tiến mà còn cho thấy tâm hồn lạc quan, hào hoa của người lính với những kỉ niệm gắn bó với người em gái Mai Châu.
Về cơ bản, việc dạy TN được tiến hành giống như một giờ dạy đọc - hiểu bình thường, cũng đi trình tự các bước: kiểm tra bài cũ, vào bài mới (tìm hiểu bài học qua phân tích, bình giảng nội dung, nghệ thuật, củng cố bài học bằng việc ra bài tập về nhà,…). - Việc tăng tỉ lệ điểm giỏi, điểm khá ở cả hai khối trong 3 trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và DL Đô Lương 1 đồng nghĩa với việc tỉ lệ điểm trung bình và yếu kém có sự giảm đi rừ rệt khi dạy TN theo phương phỏp đề xuất. - Qua chấm bài kiểm tra viết của HS các trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và DL Đụ Lương 1, chỳng tụi thấy chất lượng bài viết của HS được nõng cao rừ rệt, bố cục rừ ràng, sắp xếp ý chặt chẽ, lời văn trong sáng, chân thực, viết đúng yêu cầu của đề ra.