Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn nhà nước giai đoạn 2003-2008 và giải pháp

MỤC LỤC

Đặc điểm tự nhiên của cả nước và từng vùng

-Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để từ đó làm tăng thu NSNN,đây được coi là nguồn thu quan trọng để nhà nước có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư vào hệ thống hạ tầng GTĐB.Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì yếu tố này lại càng quan trọng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu như họ cảm thấy họ có thể thu lại được hiệu quả từ các nguồn vốn đó. -Một cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng như hoàn thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hạ tầng GTĐB.Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển của đất nước cũng như các địa phương cũng có thể tự chủ khai thác nguồn vốn NSNN cho sự phát triển hạ tầng GTĐB của địa phương mình.

Các chính sách của nhà nước và trình độ quản lý

Hạ tầng giao thông đường bộ được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng và địa phương trong cả nước do đó hệ thống hạ tầng GTĐB chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… của mỗi vùng và địa phương khác nhau.Vì vậy mỗi công trình hạ tầng GTĐB tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nơi. -Ở tầm vĩ mô thì đó là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ương từ khâu thu NSNN, kế hoạch phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu được tình trạng thất thoát lãng phí.

Thực trạng xuống cấp của giao thông vận tải đường bộ

-Ở tầm vi mô thì đó là trình độ quản lý của các ban quản lý của mỗi dự án nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. -Những chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật của dự án đầu tư sao cho hạ thấp được chi phí đầu tư nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đâu tư.

2.Nội dung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN

Nội dung

    Đây là công việc xuất phát từ thực trạng GTĐB của nước ta.Sau nhiêu năm sử dụng, các công trình GTĐB đã bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn còn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trước mặt cùng với đó là do dự thiếu vốn đầu tư của nhà nước nên không thể xây dựng mới trong một thời gian ngắn do đó hàng năm nhà nước cần phải chi một lượng vốn nhất định để có thể duy trì hoạt động của hệ thống hạ tầng GTĐB.Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTĐB nhưng vẫn tiết kiệm được các nguồn lực,điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn nhưng vẫn còn có quá nhiều mục tiều đầu tư cấp bách khác. Đây là chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước ta nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Giao thông đi lại chủ yếu của nông thôn là giao thông đường bộ bao gồm các con đường bên trong các xã nối liền với các đường quốc lộ; các con đường liên huyện,liên xã, liên thôn.Đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB nông thôn nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng đường bộ liên hoàn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và nâng cao dân trí của khu vực nông thôn.Trên cơ sở nhà nước cùng nhân dân cùng làm thì đây là chủ trương thích hợp của đảng trong điều kiện nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và chủ yếu người dân sống bằng nghề nông.

    Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển

    Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và được xác định dựa trên từng mục tiêu của dự án.Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB là mang tính chất công cộng và xã hội hoá cao nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực GTĐB cũng khác so với các lĩnh vực khỏc.Hiệu quả của hoạt động đầu tư khụng mang tớnh rừ ràng và được dựa trờn cơ sở hiệu quả của các ngành và các lĩnh vực khác. Trước hết đây là công trình từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao nên không thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính như là đóng góp cho NSNN là bao nhiêu hay thời gian thu hồi vốn nhưng không phải như thế là không có hiệu quả mà hiệu quả của nó được xác định dựa trên sự phát triển của nền kinh tế và những đóng góp của nó vào hiệu quả kinh tế-xã hội và mục tiêu này thường thể hiện qua các chủ trương,chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước như tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cư, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, đời sống về tinh thần của người dân được nâng cao.

    Thực trạng đầu tư phát triển giao thông đường bộ

    Hiệu quả được thể hiện thông qua sự phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội. Ngoài ra cũng có thể tính được dựa trên một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành như số km đường/người, tỉ lệ đường quốc lộ và tỉnh lộ đạt các tiêu chuẩn quốc tế, năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ, khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ….

    Việt Nam bằng nguồn vốn NSNN

    Hiệu quả trước hết thể hiện hệ thống chỉ tiêu về nâng cao mức sống của dân cư như mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế…. Chỉ tiêu thứ ba là sự gia tăng số lao động có việc làm: đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các nước ta một quốc gia thừa lao động nhưng thiếu việc làm.

    1.Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ

    Vị trí của ngành giao thông đường bộ

    Để có thể hoàn thành được định hướng trên có thể nhận thấy vị trí của hệ thống hạ tầng GTĐB là rất quan trọng, cần phải có một hệ thống GTĐB đồng bộ và đạt tiêu chuẩn để có thể đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá bằng việc tăng cường đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.Xây dựng một hệ thống hạ tầng GTĐB tiêu chuẩn là rất cần thiết nhằm đảm bảo các khu công nghiệp có thể nối liền nhau và nối liền với các khu thương mại từ đó sản phẩm hàng hoá sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng,làm tăng tốc độ phát triển công nghiệp và các ngành khác. Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây cũng vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với nước ta.Để có thể thu hút tối đa các nguồn vốn FDI phục vụ cho sự phát triển thì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò quyết định, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hạ tầng giao thông của nước ta là một điểm bất lợi so với nhiều nước cùng khu vực trong việc thu hút vốn.Một khi hệ thống hạ tầng GTĐB nói riêng và hệ thống hạ tầng giao thông vận tải nói chung được hoàn thiện và hiện đại thì Việt Nam chắc chắn là điểm đến hấp dẫn của mọi nguồn vốn đầu tư.

    Thực trạng hệ thống giao thông đường bộ

    Mạng lưới đường bộ của nước ta được bố trí tương đối hợp lý nhưng nhìn chung thì chất lượng của các con đường còn kém.Phần lớn các con đường của nước ta còn hẹp, chỉ có khoảng 570 km đường quốc lộ có 4 làn đường trở lên, loại đường có bề rộng 2 làn xe trở lên chỉ chiếm khoảng 62%.Đường bộ của nước ta chủ yếu là đường 1 làn xe với bề mặt đường từ 3-3.5m.Hệ thống giao thông đường bộ của nước ta vẫn còn chậm phát triển, vừa thiếu lại vừa yếu,hầu hết các con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, chưa có đường cao tốc chuẩn: một số đường cao tốc đạt tiêu chuẩn loại Việt Nam như Nội Bài, Nam Thăng Long… nhưng chỉ tương ứng với. *Về đường đô thị:tốc độ đô thị hoá ngày càng cao cùng với đó là số lượng đường đô thị cũng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách.Tuy nhiên đường đô thị của Việt Nam đang lâm vào tình trạng báo động mà ví dụ điển hình nhất ở đây là ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Hệ thống đường đô thị cũ chưa được nâng cấp sửa chữa nhiều, nhiều con đường được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp nên bề mặt đưòng nhỏ, lại có nhiều điểm giao cắt (như ở thành phố Hồ Chí Minh có trên 1000 điểm, còn ở Hà Nội có trên 500 điểm).

    Bảng 2.2: Phân loại chiều dài đường và mặt đường
    Bảng 2.2: Phân loại chiều dài đường và mặt đường

    2.Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ

    Tình hình huy động vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông đường bộ

    Để phát triển tối đa hệ thống hạ tầng GTĐB thì cần phải huy động tối ta các nguồn lực và có những chính sách đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này.Để thực hiện được mục tiêu đó thì đến năm 2003, quốc hội đã thông qua luật Ngân Sách Nhà Nước sửa đổi; với việc ra đời của luật này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản lý ngân sách của Việt Nam.Thực hiện phân cấp quản lý NSNN, phân bổ NSNN một cách công khai và tạo điều kiện chủ động cho các địa phương, các ngành có được tính chủ động trong việc bố trí và sử dụng NSNN.Đây là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.Mỗi một năm mỗi ngành mỗi địa phương lại có những kế hoạch vốn của riêng mình để phát triển trình lên chính phủ, chính phủ sẽ cùng với bộ tài chính và bộ kế hoạch- đầu tư sẽ tiến hành cân đối ngân sách trên cơ sở các mục tiêu đã được đặt ra để phân bố sao cho hợp lý. Cũng trong giai đoạn từ năm 2003 trở lại đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là khá cao (giữ mức trung bình là 7.5%), so với thời kì trước là có những tiến bộ vựơt bậc (năm 1990 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội là 5%, năm 2000 là 6.9%),cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là các nguồn thu cho NSNN cũng ngày một tăng đặc biệt là các nguồn từ thuế của doanh nghiệp,đây được coi là nguồn thu chính của bất cứ ngân sách nhà nước của mọi quốc gia do đóng ngân sách nhà nước cho hoạt động phát triển hạ tầng GTĐB cũng ngày một tăng và đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống GTĐB hàng năm.

    Bảng 2.4: Vốn NSNN cho giao thông đường bộ.
    Bảng 2.4: Vốn NSNN cho giao thông đường bộ.

    Tình hình sử dụng vốn NSNN cho phát triển giao thông đường bộ

    • Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo khu vực nông thôn và thành thị

      NSNN hàng năm cho phát triển GTĐB,năm 2003 là 77.37 %, năm 2007 là 80.36%, tỷ lệ vốn trung bình hàng năm là trên 71.9% dù rằng đã có những năm tỷ lệ này là 50.24% vào năm 2004.Trong tổng số vốn đầu tư xây dựng mới cho hệ thống hạ tầng GTĐB hàng năm,tỷ trọng vốn đầu tư cho quốc lộ chiếm tỷ trọng khoảng 60%,phần còn lại tập trung đầu tư vào hệ thống đường khác chiếm 40%.Điều này là dễ hiểu vì hệ thống đường quốc lộ trên cả nước còn nhiều tuyến chỉ 1 làn xe, và bị hư hỏng nhiều mà tiêu biểu là quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên, hàng ngày thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông.Chính vì lẽ đó mà trong những năm qua liên tục có các dự án đường quốc lộ được khởi công xây dựng và dần đi vào hoạt động như dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, dự án quốc lộ 3 mới, dự án quốc lộ 18…Khi các dự án này hoàn thành cùng với các dự án trong tương lai sắp được đầu tư thì hy vọng rằng hệ thống đường quốc lộ của Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh thành trong cả nước. Nằm trải dài từ biên giới quốc gia ở phía tây tới vùng biển phía đông, tiếp giáp với Lào và Campuchia tuy nhiên đây là vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh cũng như là khu vực phát triển tương đối chậm do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cần phải có sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ một cách thích đáng mới có thể tăng được tốc độ phát triển.Tỷ trọng vốn đầu tư cho 2 vùng này là tương đối thấp, vùng bắc trung bộ là chiếm tỷ trọng từ 3.3-9.2% trong khi đó vùng duyên hải miền trung từ 1.9-11.53%.Đây là một tỷ trọng rất nhỏ so với diện tích của 2 vùng này,hơn nữa tỷ trọng đầu tư vào 2 vùng này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2008 vùng duyên hải miền trung chỉ chiếm 1.9% tổng số vốn đầu tư).Định hướng phát triển của vùng trong những năm tới là xây dựng được hành lang kinh tế giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đồng thời xây dựng các tuyến đường quốc lộ nối liền với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh để có thể tận dụng được mọi điều kiện của vùng.

      Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị
      Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị

      3.Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN

      Kết quả và hiệu quả đạt được

      Vùng là mạng lưới sông ngòi dày dặc, phải đi lại qua nhiều kênh, rạch rất tốt cho giao thông đường thuỷ, hầu hết các tỉnh đều bị ngập lụt vào mùa lũ do đó phát triển giao thông đường bộ gặp rất nhiều khó khăn.Chính vì có sự khó khăn đó nên đấy vùng đứng thứ 3 về số vốn đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB, số vốn đầu tư hàng năm dao động trung bình từ 15 đến 20% trong đó năm 2008 là cao nhất với 21.08%.Số vốn đầu tư này tập trung vào giải quyết tình trạng các cây cầu khỉ nguy hiểm và thay bằng các cây cầu mới có độ an toàn cao hơn, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ thay thế đi lại trên sông, kênh ,rạch không thuận tiện. Nhỡn vào biểu đồ cú thể thấy sự thay đổi rừ rệt,về số lượng đó tăng lờn như đã trình bày ở trên.Về chất lượng, tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB đang tăng theo tốc độ đô thị hoá của đất nước, nếu như năm 2000 đường đô thị mới chỉ có 3211 km thì đến năm 2008 đã là 6654 km (Gấp hơn 2 lần sau 8 năm phát triển),số đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện ngày càng tăng trong khi đó đường xã đang có xu hướng giảm.Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì các con đường xã dần biến mất và được nâng cấp lên thành các con đường huyện, tỉnh và đường quốc lộ.

      Bảng 2.15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường  bộ giai đoạn 2003-2008.
      Bảng 2.15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ giai đoạn 2003-2008.

      Tồn tại và nguyên nhân

        -Do tốc độ phát triển phương tiện vận tải của nước ta trong thời gian qua diễn ra với tốc độ quá nhanh, tình trạng chở quá tải nhiều xuất hiện nhiều nơi khiến cho các tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.Theo cục đường bộ Việt Nam thì vốn đầu tư bố trí cho duy tu, sửa chữa, bảo trì hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% trong khi đó tốc độ phát triển của các phương tiện vận tải vuợt quá khả năng chịu đựng của hạ tầng đường bộ,chỉ tính riêng giai đoạn 2003-2006 trung bình mỗi năm lượng xe tải tăng gần 3.5 lần, các xe thường chở quá 2 lần năng lực vận tải cho phép, và thường chạy trên các tuyến đường yếu nên càng làm gia tăng tốc độ hư hỏng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Thứ ba, Công tác kiểm soát, thanh tra và thanh toán vốn đầu tư cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, tình trạng lãng phí, thất thoát vẫn còn xảy ra ở nhiều công trình và tương đối phổ biến.Mặc dù đã có những sự thay đổi về quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư nhưng thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư và ban quản lý dự án vẫn không làm tròn trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và tiến độ thi công công trinh: nhiều công trình phải lui lại hàng năm so với kế hoạch trong khi đó vẫn có những công trình mới xây dựng xong đã hỏng nặng gây ách tắc giao thông, gây lãng phí vốn đầu tư.Nhiều công trình công tác lập và thẩm định không bám sát với tình trạng thực tế nhất là tình hình thị trường nguyên vật liệu nên nhiều công trình khi tiến hành xây dựng vốn thực hiện đã vượt xa so với dự toán ban đầu, gây khó khăn cho công tác thanh toán vốn cũng như kế hoạch chung của cả nước.Điển hình là dự án đường bắc Thăng Long- Nội Bài với dự toán ban đầu là 120 tỷ đồng nhưng đến khi quyết toán lên tới 220 tỷ đồng, như vậy đã gây ra tổn thất cho NSNN là 100 tỷ đồng, đây là một con số rất lớn so với NSNN.Các công trình chưa xây dựng xong đã hết vốn cần phải kéo dài thời gian thi công đã đẩy chi phí quản lý và chi phí chung thực hiện dự lên cao, các khoản này đều do NSNN phải gánh chịu.

        1.Chiến lược đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến 2020

        Quan điểm đầu tư phát triển giao thông đường bộ đến 2020

        -Phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế.Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI) và hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)…Các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hay gián tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm trả phí và lệ phí để bồi hoàn vốn đầu tư xây dựng và bảo trì công trình. -Bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.

        Mục tiêu quy hoạch phát triển

        +Xây dựng các đoạn tuyến đường bộ cao tốc thuộc đường bộ cao tốc Bắc- Nam, các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp và xây dựng mới các trục dọc chính, nối thông và nâng cấp tuyến đường bộ ven biển, hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. -Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp.Tiếp tục xây dựng hệ thống đường liên thôn, xã tạo thành mạng lưới giao thông nông thôn liên hoàn, gắn kết mạng lưới giao thông nông thôn với mạng lưới giao thông quốc gia.Trong bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông.

        Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

        Hoàn chỉnh vành đai 2 và 3.Tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại các quận mới phát triển, các khu đô thị ở các vùng phụ cận, từng bước xây dựng mạng lưới đường trên cao, xây dựng thêm các cầu vượt sông để tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết lại mật độ giao thông quá cao ở khu vực đô thị cũ như các cầu Thanh Trì, Long Biên, Nhật Tân, Vĩnh Tuy qua sông Hồng và cầu Đông Trù vượt sông Đuống. +Giai đoạn 2006-2010: Hoàn chỉnh vành đai 1 và 2.Bổ sung các đường tại các quận, huyện mới phát triển.Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống giao thông tại khu đô thị phía Nam Sài Gòn, khu đô thị Thủ Thiêm, quy hoạch và đầu tư các đầu mối giao thông, từng bước xây dựng mạng lưới đường trên cao, xây dựng thêm các cầu qua sông Sài Gòn.

        Nhu cầu vốn cho đầu tư của NSNN phát triển giao thông đường bộ

        Qua số liệu trên có thể thấy được nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 là rất lớn nó thể hiện tương lai phát triển của đất nước cũng như tốc độ phát triển của mạng lưới giao thông đường bộ sao cho đạt được mục tiêu hiện đại hoá ngang tầm với các nước trong khu vực và vươn xa ra thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là rất lớn trong thời gian tới đòi hỏi đảng và chính phủ cần có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả đầu tư mạng lưới đường bộ từ NSNN cũng như cần có những chính sách tạo vốn thích hợp nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia đầu tư với nhà nước vì mục tiêu phát triển chung xã hội và của đất nước.

        Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN

          -Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ: các thành phần tham gia đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về chất lượng công trình, đảm bảo các nguồn thông tin là minh bạch và đến được với mọi thành phần kinh tế.Làm tốt công tác này không chỉ giúp cho tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng nhanh hơn, ngày càng giảm gánh nặng cho nhà nước hơn mà qua đó ngày càng nâng cao các tiêu chuẩn kĩ thuật nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực từ đó mà vốn NSNN nhà nước được sử dụng để đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu quả hơn. Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông.Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn NSNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cũng như chất lượng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn NSNN.Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên.