MỤC LỤC
Sau một thời gian dài suy giảm mạnh, năm 1999 nghề lưới vây cá ngừ của Mỹ được mùa lớn, sản lượng tăng mạnh lên tới 216 ngàn tấn gồm: 150 ngàn tấn cá ngừ sọc dưa, 40 ngàn tấn cá ngừ vây vàng, 15 ngàn tấn cá ngừ mắt to, tập trung chủ yếu ở biển phía tây thuộc Thái Bình Dương và hạm tàu cá ngừ chủ yếu khai thác ở biển Quốc tế (chiếm 80% sản lượng). Do người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế (dù giá cao) nên đã thúc đẩy công nghiệp chế biến thuỷ sản của Mỹ phát triển mạnh và luôn ở trình độ cao. bảng 4: Giá trị các sản phẩm thuỷ sản chế biến của Mỹ. Sản phẩm thực phẩm. Sản phẩm kỹ thuật. Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ. Rừ ràng cụng nghiệp chế biến thuỷ sản của Mỹ sinh lợi rất cao và có vai trò quyết định cho hiệu quả của ngành thuỷ sản nước này. Ngoại thương thuỷ sản của Mỹ có một vàI đặc điểm chính như sau: Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều đạt giá trị rất lớn; Thâm hụt ngoại thương thuỷ sản ngày một tăng. a) Xuất khẩu thuỷ sản. Mỹ là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ như sau:. bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ. Năm Giá trị xuất khẩu,triệu USD. Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng đều là các mặt hàng Mỹ sản xuất ra rất nhiều nhưng người Mỹ lại không ưa chuộng. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Mỹ là : Châu á chiếm 53%. Trong khối EU có Anh và Pháp là hai bạn hàng lớn của Mỹ. Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất các các sản phẩm cá hồi, surimi và trứng cá của Mỹ. b) Nhập khẩu thuỷ sản.
Tiếp đó, việc thực thi Hiệp định cũng sẽ khuyến khích việc tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại giữa hai nước như hội chợ, triểm lãm, trao đổi các phái đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ hai nước, cho phép các công dân và công ty hai nước quảng cáo sản phẩm dịch vụ bằng cách thoả thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quảng cáo… Mỗi bên cũng cho phép liên hệ và bán trực tiếp hàng hoá dịch vụ giữa các công dân và công ty của bên kia tới người sử dụng cuối cùng. Bên cạnh đó, đường lối của Đảng và Chính phủ thông thoáng tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới và Nhà nước cũng đã dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản thông qua các trương trình như hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thuỷ sản, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển ngành thuỷ sản, trung tâm kiểm.
Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam, tạo ra vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Mỹ, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất khẩu; tăng cường hoạt động Marketing…. Luật hải quan Mỹ quy định, trừ khi được miễn trừ cụ thể, mỗi mặt hàng do nước ngoài sản xuất phải được ghi ký mó hiệu ở những vị trớ dễ thấy, rừ ràng, khó tẩy xoá, và thường xuyên theo nội dung của hàng hoá cho phép, cùng với tên tiếng Anh của nước xuất xứ để cho người mua cuối cùng ở Mỹ biết tên của nước xuất xứ, nơi hàng hoá được sản xuất hoặc chế tạo.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chíng năm 1997, thị trường thuỷ sản thế giới đã được khôi phục vào năm 2000, nhưng sự kém ổn định về chính trị và kinh tế của một số nước nhập khẩu thuỷ sản chính như Mỹ, EU, Nhật và sự cung cấp dồi dào lượng hàng thuỷ sản từ các nước xuất khẩu đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt mà cụ thể là các nước nhập khẩu đưa ra một loạt các rào cản về tiêu chuẩn, chất lượng, dư lượng kháng sinh, nhãn mác, chống phá giá…đòi hỏi những nhà xuất khẩu Việt Nam phải phấn đấu giữ vững vị trí thứ 10 của mình. Xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển, tăng cường cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của khu vực tạo nguyên liệu, bước đầu làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, góp phần bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống cho hàng triệu người lao động sống bằng nghề cá, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Đối với các mặt hàng thuỷ sản của ta xuất khẩu vào Mỹ: Mỹ có nhu cầu và đòi hỏi rất cao về các hàng cao cấp tinh chế, nhưng hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là hàng sơ chế, tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, mẫu mã, kiểu dáng chưa thật tốt, chất lượng sản phẩm của ta lại chưa cao, vì vậy, trong một số trường hợp không đáp ứng được các tiêu chuẩn ngặt nghèo của Mỹ nên đã bị tái xuất hoặc chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Các chính sách về thuế và tín dụng còn nhiều bất cập: Quá trình thanh toán còn chậm, thủ tục còn rườm rà; tồn tại nhiều mức thuế khác nhau chưa phân loại nhóm cụ thể, còn chồng chéo…Mặc dù đã áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho một số đối tượng, song các thủ tục xin hoàn thuế còn phải qua nhiều các cơ quan, xin nhiều giấy tờ phức tạp tốn kém gây cản trở sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành thuỷ sản Việt Nam chưa làm tốt công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ, cụ thể là mới chỉ thực hiện được kênh thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, còn kênh thông tin rất quan trọng là thông tin cho người tiêu dùng ở Mỹ thì chưa biết làm và chưa có cơ chế để huy động nguồn lực thực hiện. Để hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta có mặt và tạo lập được uy tín trên thị trường Mỹ là cả một quá trình đầy gian nan vất vả, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam mà cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để có thể tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng lắm chông gai này.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Mặt khác, thị trường Mỹ cũng đòi hỏi phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về sản phẩm theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, tuân thủ các quy định của Luật thương mại Mỹ về thủ tục xuất nhập khẩu, về nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ sản phẩm cũng như quy định khắt khe về thời hạn giao hàng. Trong chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010, với chủ trương tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi Mỹ là thị trường mang tính chất chiến lược và là thị trường đầy tiềm năng.
- Có quy định cụ thể về những ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh như: ưu đãi cho vay vốn hoặc cho giữ lại vốn khấu hao để các doanh nghiệp tái đầu tư, cho trích lại một phần thuế xuất khẩu để trợ giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, cho phép ngành thuỷ sản được trích lại 2-3% thuế xuất nhập khẩu để thành lập quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngành. Bộ thuỷ sản cần xây dựng trang Web giới thiệu về ngành thuỷ sản Việt Nam, phối hợp Tổng cục du lịch và Bộ văn hoá thông tin, Tổng cục hàng không để giới thiệu văn hoá ẩm thực của Việt Nam, phối hợp với Bộ ngoại giao để các sứ quán của Việt Nam đóng ở Mỹ tham gia cung cấp thông tin về thị trường Mỹ và tìm kiếm đối tác, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thủy sản của chúng ta.