Đặc sắc thơ Hữu Thỉnh trong truyền thống và cách tân

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

Về khái niệm truyền thống – cách tân và Hành trình sáng tạo thơ của Hữu Thỉnh

  • Về khái niệm truyền thống – cách tân trong văn học 1. Về khái niệm truyền thống văn học
    • Khái lược thơ Hữu Thỉnh

      Chính nhờ vậy hiện thực đời sống chiến trường đã trở thành “một bộ phận của cái tôi” (Khrapchenkô), một phần cuộc đời và thơ ca Hữu Thỉnh là cơ sở cho sự ra đời và thành công các sáng tác thơ của Hữu Thỉnh từ Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca Biển đến các tập Tiếng hát trong rừng, Thư mùa đông, Thương lượng với thời gian. Chỉ trải qua cảm giác chông chênh gang tấc giữa cái sống và cái chết, Hữu Thỉnh mới có được những câu thơ đầy ám ảnh về cảm giác thảng thốt như sắp tuột mất một cái gì của những người lính “Sau những ngày vượt dốc”, lần đầu tiên thấy biển qua cửa hầm trú ẩn bên bờ biển Phan Thiết: “Trong căn hầm mùi thuốc súng mồ hôi/ Tim anh đập không sao ghìm lại được/ Gió nồng nàn hơi nước/ Biển như một con tàu sắp sửa kéo còi đi”.

      Tính truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh

      • Kế thừa sáng tạo những nguồn cảm hứng thơ truyền thống 1. Cảm hứng về quê hương đất nước
        • Tiếp nhận sáng tạo những trầm tích lịch sử văn hóa dân tộc

          Người chiến sĩ nắm chặt cây súng trong tay, “dằn” bằng tất cả sức lực mà mình có, tưởng như đó không đơn thuần là chỉ sức nặng về thể xác, không đơn thuần chỉ là sự đơn lẻ của một người lính hiến dâng cho đất nước mà trên lưng anh chính là đất nước, là nhân dân, là những giá trị không thể nào thay thế, sức nặng đó như tiếp thêm cho người lính sự bền bỉ, gan dạ, sự mạnh mẽ và quyết tâm trụ vững đến cùng “cắn môi tìm đường” chứ không bao giờ chịu lùi bước. Trong thơ Hữu Thỉnh, bên cạnh hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, chiến tranh, đạn lửa, bên cạnh những niềm vui, nỗi đau do chiến tranh mang lại, chia sẻ những khó khăn của cuộc sống vật chất con người trong thời chiến còn ẩn chứa những tâm tình sâu lắng “những tâm tình đằng sau tâm tình” (Nguyễn Duy), đó là những tâm sự về gia đình, vợ chồng, về tình yêu đôi lứa, về những gì chỉ lưu giữ trong tâm hồn “nhạy cảm với trái tim chiến sĩ” mà Hữu Thỉnh đã kế thừa từ truyền thống thơ của dân tộc. Có những hình ảnh hết sức bình dị, thân quen, gần gũi với đời sống dù trong thời chiến binh máu lửa hay thời bình: những bà mẹ địu con, mòn mỏi chờ chồng, những người chị vùi lấp tuổi xuân cho kháng chiến, vẫn một lòng thủy chung son sắt, những đứa con lớn lên trong thời buổi loạn lạc sống một cuộc sống như những tù binh dưới hầm đất, tuổi thơ gắn liền với đạn lửa, hình ảnh những bữa cơm đạm bạc, bát canh rau muống, muối trắng, hình ảnh khói bếp lan tỏa trong không trung làm cho những người lính xa nhà lại nao nao, khôn xiết, dằng dặc nỗi nhớ quê.

          Nếu trong chiến tranh, tình yêu trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu đặt trong mối quan hệ cái ta, cái chung của cộng đồng, của đất nước, dân tộc và ít nhiều bị chi phối bởi quyền lợi lớn lao của dân tộc, không vượt ra ngoài những vận mệnh dân tộc, thì sau chiến tranh tình yêu trong thơ Hữu Thỉnh lại tập trung vào cái tôi cá nhân, trực tiếp đề cập đến mối quan hệ tôi – em. Điều đặc biệt là thơ tình Hữu Thỉnh lại không tập trung bộc lộ tình yêu như vốn có của nó, đó không phải là tái hiện một tình yêu đẹp hay bộc lộ những cung bậc cảm xúc mang tính đa diện, mà là những đúc kết, những trải nghiệm, những triết lý trong tình yêu được nhân vật trữ tình truyền tải qua giọng thơ đầy chất chiờm nghiệm. (Thương lượng với thời gian) Bài thơ chứa đựng sự trăn trở, suy tư được truyền tải hết sức khéo léo đủ để người đọc cảm thấy những nỗi niềm còn ẩn hiện trong đó: “Cống rãnh thở nhồn nhột dưới nách đêm/ Những đàn sên lết đi sau một ngày mỏi mệt/ Cặn lắng / Cặn lắng / Tôi cố lách qua cặn lắng của đời mình/ Dưới đáy cốc của hy vọng” (Cặn lắng).

          Hữu Thỉnh và những nỗ lực cách tân thơ

          • Kiểu tư duy thơ hiện đại, đậm cá tính sáng tạo 1. Sáng tạo trường liên tưởng độc đáo
            • Những nỗ lực cách tân về thể thơ
              • Nỗ lực hiện đại hóa ngôn ngữ thơ 1. Mở rộng trường ngôn ngữ của thơ
                • Nghệ thuật xây dựng biểu tượng 1. Biểu tượng con đường

                  Sự gởi mở không đơn thuần chỉ là tái hiện bức tranh chiến trường cùng hình ảnh người mẹ, mà ở đây là cả không gian đấu tranh, cả thời kì chiến đấu của người lính được gửi gắm trong thơ, đó là đất nước, là quê hương – nơi đem đến sự bình yên, nghị lực và sưởi ấm trái tim chiến sĩ, đồng thời thời gian quá khứ và hiện tại đan xen, liên tưởng giao thoa với nhau, mở ra nhiều thế giới trong một thế giới, nhiều thời gian trong một thời gian, đặc biệt câu thơ không đơn thuần chỉ là bộc lộ nỗi niềm tình cảm sâu sắc đối với mẹ mà còn là ý chí quyết tâm, là tầm quan trọng của sự sống, là tình yêu thiết tha, cháy bỏng. Một loạt những hình ảnh mang tính hiện thực, đầy u ám nhưng lại dí dỏm đến lạ thường: Gió như người chạy chân trần trên cỏ, Đất chiến hào như một người hay chuyện, Những mặt người như cờ đỏ mới bay, hạt phù sa rất quen/ Sao mà như cổ tích, Hoàng hôn là ban mai của cô gái bán mình, Hầm là nơi che máu che sương/ Là cửa sổ mở về hướng mẹ, Các anh về như núi, Đêm như tàu lá sen che nửa phần trái đất… Qua từ “như” “là”, tác giả nhân hóa sự vật, tạo nên nét sinh động, so sánh giữa cái cụ thể với cái cụ thể, cái trừu tượng với cái cụ thể hoặc ngược lại. Vừa hiện đại nhưng lại vừa mang tính dân tộc, với mạch nguồn của sự bừng tỉnh, muốn thay đổi, tạo nên một sự vượt, một nhịp điệu thơ thống nhất, thấm nhuần tư tưởng hồi sinh vượt lên của nhân dân ta, Hữu Thỉnh đã rất tinh tế khi sử dụng tư tưởng này vào lối nói so sánh ẩn trong thơ, không chỉ làm sáng lại một nét văn hóa truyền thống của thơ ca mà nhà thơ còn bộc lộ một cách tinh tế, sắc nét những hình ảnh thơ vừa gần vừa xa, vừa lạ vừa quen, vừa tan vừa hợp, vừa độc đáo, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, rất gần gũi mà cũng gợi cảm.

                  Khá nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng trên vỏ âm thanh mang tính hiện thực, cụ thể, và gần gũi, nhưng ẩn chứa sau nó là một sự kích thích tri giác đi tìm những hàm ẩn mang nặng ý đồ nghệ thuật được biểu hiện phía sau như: cánh chim, mùa màng, thu, đoạn đường nóng bỏng, sông xanh màu vai áo, tiếng chim hồi hộp, vầng trăng cuối tháng mới quăng lên, chiều lưỡi hỏi, trăng non mỳi bưởi, suối trong trẻo rung muụn điệp khỳc, bỡnh minh nừn chuối, buổi sáng thượng nguồn, con ngựa già trí nhớ, hàm răng cắn chặt, nụ cười mắt lành cánh diều nhỏ cô đơn, hi vọng bời bời, cuống rạ bơ vơ… Sức biểu đạt nghĩa hàm ẩn mang tính tư duy trừu tượng và liên tưởng mạnh. Cả chương năm “Hóa thạch những dòng sông” (Trường ca Biển) tạo hình tượng ẩn dụ bao trùm mang màu sắc triết lý về thân phận người lính và nhân dân”… Tập thơ Thư mùa đông gồm 36 bài thì có đến 9 bài mà hình tượng toàn bài mang tính ẩn dụ: Mưa đá: sự thất vọng của nhà thơ trước các giá trị của đời sống bị đảo lộn, Tạp cảm: sự mong manh bất lực của văn chương trước những đổi thay thế thái nhân tình, Trước tượng Bay-on: tài tình không cứu nổi thế gian, Mười hai câu: sự bất lực cảu văn nghệ sĩ trước cuộc đời, Những kẻ chặt cây: niềm âu lo khi các giá trị bị hủy hoại, Tìm người: nhà thơ bất lực trước nỗi đau của đồng loại, Nghe tiếng cuốc kêu: thực tại trái với ước mơ, Hạnh phúc: hạnh phúc còn ở phía trước, Chiếc vó bè: niềm hi vọng không tắt của con người.”[82]. Nếu đối thoại trước đó mang tính chiêm nghiệm, đúc kết là nhiều, thì về sau Trường ca Biển mở ra một không gian mới nghiêng về những lo lắng, hồi hộp trăn trở của thời bình, đối mặt với những giá trị vô định, với những đối tượng mang tính tự nhiên hóa, tầm cỡ hóa, đó là đất trời, với sự vật, cụ thể là với biển, với con đường, với chiến trường, với những sự vật mang tính tĩnh, đối thoại lúc này chính là tâm tư tình cảm của chủ thể gửi gắm bộc lộ qua cái nhìn khách quan đối với cuộc sống.

                  PHẦN KẾT LUẬN