MỤC LỤC
Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước; quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. - Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp. + Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách + Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định. + Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới.
Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương. + Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
- Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. - Thu ngân sách nhà nước bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu đã được triển khai tích cực giảm thiểu thủ tục thu nộp, góp phần chống gian lận, nộp chậm, chốn thuế và thu để ngoài ngân sách hạn chế tối đa thu tiền qua cơ quan thu, từ đó khắc phục được tình trạng chiếm dụng, tập trung nhanh đầy đủ vào NSNN.
Việc lập và phân bổ dự toán chi tiết của một số ngành còn quá chậm, bên cạnh đó chất lượng chưa cao, chưa sát với thực tế tình trạng khá phổ biến là có mục chi thừa, song có mục chi lại thiếu, nên phải điều chỉnh gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị. Nhiều định mức còn lạc hậu và có một số lĩnh vực chi chưa xác định mức chi tiêu, làm cho KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi, đơn vị dự toán thường tìm cách để hợp thức hoá chứng từ cho phù hợp với những tiêu chuẩn đã lạc hậu, nên dễ vi phạm luật tài chính. Việc kiểm tra giỏm sỏt, nắm bắt tỡnh hình, tổng hợp thông tin, phân tích số liệu phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành có lúc còn chậm, hạn chế, chưa nhạy bén khi xử lý công việc phát sinh.
Đặc biệt là vào những ngày cuối tháng phải chi lương, kinh phí hoạt động cho các huyện, xã, ban ngành và các đơn vị trong tỉnh, bộ phận kiểm soát chi ở Kho bạc phải làm việc với công suất cao hơn rất nhiều mới đảm bảo việc chi kịp thời cho các đơn vị này. - Nhằm động viên các nguồn thu vào ngân sách nhà nước kịp thời và đầy đủ, cơ quan thuế cần: Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng về các luật, pháp lệnh thuế đến mọi người dân, làm cho họ có ý thức về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước đặc biệt là các chủ doanh nghiệp và các chủ hộ sản xuất kinh doanh trên đại bàn tỉnh, nhằm thu hút thêm nhiều nguồn thu từ cơ quan thuế, nên có chế độ ưu tiên về thuế suất đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh mới thành lập. Từ đú, biết được doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả và doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả để có chính sách thu thuế thích hợp với họ, và khuyến khích hoạt động sản xuất SV: Vũ Thuỷ Tiên 72 Lớp : K9 - TCNH.
Ngoài ra cơ quan thuế nên thường xuyên kiểm tra việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, sớm phát hiện trường hợp vi phạm để truy thu kịp thời nhằm tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước. - Nhằm để cho công tác chi có hiệu quả và tiết kiệm, tránh lãng phí thất thoát tiền tài sản của Nhà nước, theo em nghĩ trách nhiệm không chỉ riêng KBNN tỉnh mà còn có cả đơn vị liên quan đến ngân sách. Cán bộ kiểm soát nghiên cứu kỹ cơ chế kiểm soát để hướng dẫn và xử lý các nghiệp vụ phức tạp như: ngoài định mức hoặc có văn bản chuyên ngành riêng, đồng thời phải có biện pháp cứng rắn, không thanh toán các khoản chi sai mục đích.
Chủ động và tích cực cùng với cơ quan tài chính và cơ quan thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn trong kiểm soát chi như thời gian lập, duyệt, thời gian rút dự toán, thanh toán…từ đó KBNN mới có thể tự sắp xếp dàn trải công việc không để bị động nhất là những ngày cuối năm. Vì vậy cơ quan thuế nên đưa ra những mức thuế hợp lý đối với từng đối tượng sản xuất kinh doanh, chẳng hạn miễn thuế hay giảm thuế đối với những hộ kinh doanh mới hình thành hoặc kinh doanh các mặt hàng hữu ích như: sách, báo, tạp chí… việc này sẽ vừa khuyến khích việc kinh doanh của các hộ vừa đem lại lợi ích cho người dân. Bổ sung đội ngũ làm công tác kiểm soát chi, có kế hoạch đào tạo cụ thể theo lộ trình hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện phù hợp với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN theo mô hình mới theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg (QĐ26) ngày 8/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ.