Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 - Vinaconex 1 giai đoạn 2004 - 2008

MỤC LỤC

Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty

Vì thế công ty luôn có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kỹ sư; Xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình lãnh đạo công ty đã từng bước thực hiện và chủ trương đổi mới trang thiết bị phục vụ cho các dự án đầu tư và sản xuất thi công.

Bảng 1.1 : Lao động sử dụng bình quân của công ty giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 1.1 : Lao động sử dụng bình quân của công ty giai đoạn 2004 – 2008

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX 1 GIAI ĐOẠN 2004 – 2008

Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của Công ty

Nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế xó hội cao hơn, việc nhỡn nhận và hiểu rừ những điểm mạnh, điểm yếu của công ty nhằm đề ra chiến lược phát triển đúng đắn nhất ngày càng trở thành vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, và việc xây dựng mô hình SWOT trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, tuy là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận như các công ty đơn thuần tham gia thị trường, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 – Vinaconex 1 còn là một đơn vị có vốn tham gia của Nhà nước do đó nên công ty không ngừng có gắng, nâng cao năng lực của bản thân để đảm bảo không chỉ tham gia thị trường với cương vị đơn vị kinh doanh vị lợi nhuận có hiệu quả mà công ty còn tham gia các dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, các dự án xã hội vì cộng đồng.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận cơ bản của công ty giai  đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận cơ bản của công ty giai đoạn 2004 – 2008

Giá trị SXKD

Lượng máy móc trang thiết bị tuy có thể coi là lớn nhưng thời gian qua chưa được đầu tư chiều sâu hơn nữa, do đó chưa bắt kịp được với thay đổi hàng ngày của khoa học công nghệ thế giới. Giá trị sản lượng, doanh thu và lợi nhuận thời gian qua rất khả quan, là động lực rất lớn để Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công. Trong quá trình hoạt động, các nguồn vốn mà công ty thường sử dụng là từ vốn tín dụng thương mại trong nước, vốn tự có và nguồn vốn khác.

Nguồn vốn chủ đạo là vốn huy động của khách hàng, vốn tín dụng thương mại trong nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.4:  Các chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ bản của công ty giai đoạn  2004 – 2008
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ bản của công ty giai đoạn 2004 – 2008

Giá trị SXKD nhà, đô thị và phát

Sự chênh lệch đó thể hiện sự không chủ động trong nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty, có nhiều dự án, công trình mà công ty dự định triển khai trong năm sau nhưng sự không chủ động về quy mô vốn giành cho đầu tư làm cho công ty không thể đầu tư, do đó tạo nên sự chênh lệch lớn trong một số năm về nguồn vốn XDCB dự kiến và thực hiện (năm 2007 tổng số vốn thực hiện đầu tư phát triển chỉ bằng 18% so với kế hoạch được đề ra từ cuối năm trước). Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà đầu tư quốc tế có tiềm lực cả về chuyên môn và quy mô vốn, các công ty trong nước cần liên tục thay đổi và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, thay đổi không ngừng theo sự phát triển của kinh tế thế giới. Tuy quá trình cạnh tranh ở thị trường xây dựng hiện nay chưa thực sự nóng bỏng nhưng trong thời gian tới với sự có mặt của các nhà đầu tư, các công ty xây dựng quốc tế với, các Bộ luật liên quan cần được nhanh chóng hoàn thiện, tạo nền móng và sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Tầm quan trọng của những cỏn bộ quản lý ngày càng được thể hiện rừ gia trị tri thức của những cán bộ quản lý thi công là tài sản rất lớn của công ty, do đó việc tận dụng và phát huy hết khả năng, luôn luôn bồi dưỡng nâng cao năng lực là việc cần làm trong thời kỳ các nhà thầu vào Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng và tinh về chất lượng như hiện nay. Trong thời gian tới, sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên sức ép cạnh tranh mang lại cũng không nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước chuẩn bị kịp thời và tích cực, trong đó nguồn nhân lực là một phần rất quan trọng. Ngày nay năng lực thi công công trình của một công ty phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực hiện có về trang thiết bị, máy móc của công ty, do đó ngoài quan tâm đến nguồn lực con người thì trang thiết bị máy móc là phần không thể thiếu trong các kế hoạch đầu tư hàng năm, đội ngũ xe, máy móc trang thiết bị hung hậu và chất lượng đồng nghĩa với khả năng thi công, xây dựng các công trình quy mô và hứa hẹn chất lượng cao hơn so với các công ty không đầu tư nhiều vào máy móc.

Hiện nay chất lượng các công trình xây dựng gắn bó với thương hiệu, tên tuổi của mỗi đơn vị doanh nghiệp, nó là một cam kết đảm bảo cho chất lượng của công trình mà đơn vị đó thực hiện, do đó thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là tả sản vô hình mà công ty cần hết sức chú trọng.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2004 - 2008
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2004 - 2008

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngành xây dựng trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008. Nhìn lại năm qua, nhờ có sự cố gắng cao độ của cán bộ, công nhân viên chức và tập thể lao động, toàn ngành xây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn, hoàn thành các nhiệm vụ năm 2008 trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý Nhà nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội, góp phần vào thành tựu chung của cả nước. Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng phủ kín các lĩnh vực quản lý ngành, năm 2008, Bộ Xây dựng đã tích cực nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản Quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều lĩnh vực trước đây chưa được đề cập, nổi bật là Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XII.

Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở đã được thành lập cùng với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở khu vực nông thôn và cho phép ba địa phương là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương tiến hành thí điểm đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc. Tập trung hoàn chỉnh Luật Quy hoạch đô thị để trình Quốc hội thông qua; nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở; rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số Luật liên quan đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản dưới Luật, theo hướng đơn giản, minh bạch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoàn chỉnh hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Tập trung nghiên cứu và triển khai Ðề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015; Ðề án nhà ở công vụ của Chính phủ; Ðề án Phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung; Ðề án phát triển thị trường bất động sản; xúc tiến thực hiện Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2.

Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động đối phó với những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế nước ta và trên thế giới trong năm 2009, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rừ những ảnh hưởng, cơ hội và thỏch thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.