MỤC LỤC
Theo công thức này thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trước hết tỉ lệ thuận với tỉ lệ đầu tư trên GDP và tỉ lệ nghịch với hệ số ICOR; có nghĩa là để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững lâu dài thì phải giữ vững và gia tăng tỉ lệ đầu tư trên GDP, đồng thời giữ hệ số ICOR ở một mức độ vừa phải. Giai đoạn 2: Sau khi đầu tư đã làm cho nguồn vật chất tăng lên bao gồm các loại tài sản cố định, hàng hóa dự trữ cho sản xuất và các tài sản phi sản xuất..Vốn sản xuất tăng làm tăng khả năng sản xuất của doanh nghiệp, ngành, địa phương và của quốc gia, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, từ đó tác động đến tổng cung, làm sản lượng hàng hóa tăng lên, giải quyết nhiều việc làm hơn, kéo theo giá cả giảm xuống.
Đối với NSNN, Trung Quốc đã tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm bao gồm: Các công trình không sinh lợi mang tính phúc lợi công cộng, các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án trọng điểm ngành công nghiệp, các chương trình phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật vi sinh, các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ khác có hiệu qủa. Những năm gần đây, trọng tâm của các yêu cầu về vốn FDI được chuyển từ số lượng sang chất lượng, coi trọng huy động vốn của các công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao, nới lỏng việc kiểm soát việc thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các xí nghiệp do người nước ngoài quản lý, tạo những cơ chế đặc biệt cho những đặc khu kinh tế để lôi kéo các khu vực phát triển.
Vấn đề cải cách thủ tục hành chính và cấp phép đầu tư, kinh doanh đã làm giảm đáng kể về thời gian, giảm bớt sự đi lại không cần thiết đối với các nhà đầu tư; tạo tâm lý thoải mái dễ chịu khi đến đầu tư tại các địa phương. Do vậy, chính quyền không can thiệp vào công việc SXKD của nhà đầu tư mà để họ có quyền tự chủ trong hoạt động của mình phù hợp với luật pháp, quyền lợi của doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.
Với điều kiện vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi lại đang được nhà nước tập trung đầu tư nhằm xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tại huyện Phú Lộc theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 26.01.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Định hướng phát triển Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đến năm 2020”. Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm:Thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huê; phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Lộc Bình, xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), có diện tích 27.108 ha, dân số ở khu vực này tính đến 31.12.2005 khoảng 41.000 người, có vị trí hết sức thuận lợi và cũng nằm trên trục QL1A và trên tuyến đường sắt thống nhất Bắc -Nam.
Về giao thông: Địa bàn huyện Phú Lộc có đường quốc lộ 1A chạy qua suốt chiều dài với 60 km, tạo thành trục xương sống của huyện; ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49B chạy dọc các xã ven biển, tuyến tỉnh lộ 14B (La Sơn - Nam Đông); các tuyến đường liên huyện, liên xã và đường giao thông nông thôn toàn huyện đan xen tạo nên mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện. Các quan điểm của Đảng về công tác huy động VĐT từng thời kỳ là sự vận dụng linh hoạt các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quy luật kinh tế khách quan vào thực tiển; nó cho phép định hướng một cách cụ thể công tác huy động vốn trong từng giai đoạn đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của địa phương nói chung và của huyện Phú Lộc nói riêng.
Nhìn vào đồ thị 3.1 ta thấy khối lượng VĐT hàng năm đều tăng so với năm trước, đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm. Xét về nội dung cụ thể ta thấy không có nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nên cơ cấu nguồn vốn đầu tư của huyện Phú Lộc có khác so với các địa phương khác.
Tình hình phân bổ VĐT theo ngành, lĩnh vực: Tình hình huy động và sử dụng VĐT theo ngành, lĩnh vực tại địa bàn huyện Phú Lộc trong trong thời gian qua cơ bản phù hợp. Sở dĩ đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên trong lúc nguồn VĐT của ngân sách tỉnh, trung ương chiếm phần lớn trong tổng vốn ngân sách nhà nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là sự phát triển KTXH của huyện Phú Lộc nằm trong quy hoạch phát triển KTXH chung của toàn tỉnh đã được phê duyệt, huyện Phú Lộc là huyện trọng điểm phát triển của tỉnh, việc xây dựng cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lộc đã được định hướng của tỉnh trong từng thời kỳ, các dự án đầu tư vào địa bàn huyện Phú Lộc đều phải theo quy hoạch phê duyệt của tỉnh.
Vốn ngân sách địa phương huyện xã đã góp phần quan trọng vào cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của huyện trong thời gian qua như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước và các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, ..tuy nhiên với nhu cầu lớn, vốn đầu tư ngân sách huyện xã còn nhiều hạn hẹp, do đó có sự co kéo trong đầu tư, số dự án rất nhiều, quy mô dự án nhỏ, nguồn vốn không đảm bảo nên đầu tư kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, hiệu quả đầu tư không cao, hoặc công trình đã đưa vào sử dụng nhưng ngân sách còn nợ vốn thanh toán nên đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thi công, các đơn vị thi công do đó có hạn chế về nguồn lực để thi công các công trình khác, gây chậm tiến độ các công trình khác. Thứ ba, trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cần VĐT lớn, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, còn trông chờ nhiều vào nguồn ngân sách tỉnh bổ sung, ngân sách tỉnh ngoài phần khả năng của ngân sách đã tiến hành vay các nguồn khác để bổ sung cho VĐT trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và bổ sung đầu tư cho các công trình trên địa bàn huyện Phú Lộc, sau đó hoàn trả dần vào các năm sau nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng, nhưng số vay này trong thời gian qua nhỏ, xem bảng 3.7 (vay vốn Kho bạc Nhà nước đầu tư các công trình giao thông, vay vốn Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển để đầu tư cho các chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông giao thông nông thôn..theo chủ trương của Chính Phủ).
Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô được hình thành theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ, đây là khu kinh tế có quy chế hoạt động riêng và nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KTXH huyện, việc tính toán các chỉ tiêu về thực hiện phát triển KTXH cũng như được ưu đãi các chính sách về đầu tư, thu hút VĐT, tác động của công tác đầu tư, các hoạt động kinh tế.
Đồng thời đối với các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng SXKD, đầu tư theo chiều sâu, khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhằm tái tạo, bổ sung về môi trường, tài nguyên..cũng như đầu tư bổ sung về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, thoát nước..hoặc cũng có thể đóng góp từ lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp để cùng với nhà nước thực hiện đầu tư cơ sở hai tầng và phúc lợi công cộng như đã nêu ở trên. Trên cơ sở các quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch lớn và các khu du lịch sinh thái đã quy hoạch, các vùng chuyên canh nông lâm ngư nghiệ được duyệt, UBND huyện cần trực tiếp tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng thu hồi đất để giao cho các dự án đầu tư sau này, có các giải pháp về xử lý môi trường..Quá trình thực hiện cho thuê đất, giao đất cho các dự án đầu tư cần theo dỏi giám sát tiến độ đầu tư của các dự án theo cam kết; thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp vay VĐT phục vụ cho các dự án đầu tư.
Quy hoạch đầu tư phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó bao hàm cả việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển, công bố công khai quy hoạch..đề các nhà đầu tư có cơ sở để đầu tư và yên tâm trong quá trình đầu tư. Có chính sách đầu tư đặc biệt cho chiến lược con người của huyện trong giai đoạn sắp đến, nhất là ở Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô để đáp ứng được nhu cầu về lao động có trình độ cao của một khu vực kinh tế hợp tác, giao lưu năng động với các địa phương trong nước và bên ngoài.