Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Trường: Tầm quan trọng và các giải pháp hiệu quả

MỤC LỤC

Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

* Ý nghĩa về mặt chất lượng của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phục vụ cho việc tiêu dùng của khách hàng, để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.Việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ là một việc làm đem lại hiệu quả kinh doanh khá khả quan. Điều này tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp trước sư biến đổi của thị trường và thị hiếu của khách hàng, mặt khác, nó cũng làm cho hiệu quả công việc được nâng lên, giảm chi phí tuyển chọn và thay thế dễ dàng các nhân viên không còn đủ khả năng làm việc.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn

    Mỗi đơn vị kinh doanh khách sạn cần có những quy định cụ thể về thái độ của nhân viên trong khách sạn của mình, điều này giúp cho các nhà quản lí dễ dàng hơn trong công việc và người lao động có một thái độ lao động đúng, quan trọng hơn là khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Đối với dịch vụ lưu trú các khách sạn cung cấp cho khách hàng các loại phòng với giá cả khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, còn trong dịch vụ ăn uống sự đa dạng cũng được thể hiện thông qua sự phong phú của các món ăn, đồ uống…Ngoài ra các khách sạn còn cung cấp các dịch vụ khác (Các dịch vụ bổ xung) các dịch vụ này phụ thuộc vào trang thiết bị kĩ thuật của từng khách sạn như: tennis, bơi, massage, làm tóc…Như vậy sự đa dạng trong các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của các khách sạn.

    Quản lí chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

    Quản lí chất lượng dịch vụ và thực chất của quản lí chất lượng dịch vụ

    Qua kết quả kinh doanh của từng bộ phận nhà cung cấp dịch vụ sẽ đánh giá được ở từng bộ phận dịch vụ mà mình cung cấp đã thực sự hoàn hảo hay chưa và tìm ra các yếu kém để thay đổi, thay thế các sản phẩm dịch vụ không thực sự hiệu quả. * Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) thì cho quản lí chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lí chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.

    Vai trò của việc quản lí chất lượng

    * Quản lí chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống, đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kì và tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu một chách hiệu quả nhất. Vậy thực chất của hoạt động quản lí chất lượng là một tập hợp các hoạt động của chức năng quản lí như hoạch định, tổ chức, kiểm tra, điều chỉnh và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí.

    Những sai lệch phát sinh trong quá trình quản lí chất lượng

    Để có thể hạn chế và khắc phục được sai lệch này nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin phản hồi thực sự có hiệu quả, giải quyết các vấn đề về sản phẩm nhanh, giải quyết các vấn đề của khách hàng trong thời gian ngắn. Nhưng sau khi trực tiếp tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng nhận thấy rằng có sản phẩm đúng như thông tin họ nhận được nhưng cũng có sản phẩm không như vậy, chính điều này đã tạo ra sai lệch giữa sản phẩm thực tế và những thông tin về sản phẩm mà khách hàng thu thập được trước đó.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn

      Những người đã làm việc trong những điều kiện biến đổi ít nhiều của hệ thống này thường tuyên bố rằng các tiêu chuẩn này là thích hợp, và cho rằng các yếu tố may mắn và các yếu tố khác vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của người quản lí sẽ được tính đến khi tiến hành bất cứ sự đánh giá nào đó. Mặc dù một vài số liệu gây ấn tượng trong việc đặt ra và hoàn thành các mục tiêu chính là bằng chứng có sức thuyết phục về khả năng lãnh đạo của một nhóm người nào đó, nó vẫn cần được bổ sung bằng việc đánh giá một người quản lí với tư cách là một người quản lí.

      Thực trạng kinh doanh dịch vụ tại khách sạn trường

      Thời gian trực thuộc trường THNVDL Hà Nội (1995 đến nay)

      Thực hiện văn bản nói trên của Tổng cục du lịch và cục chuyên gia khách sạn La Thành đã bàn giao khu chuyên gia Xuân Đỉnh cho Công ty du lịch Hà Nội tại biên bản bàn giao ngày 19/6/1987. Căn cứ quyết định 493/QĐ – TCDL ngày 25/12/2003 của Tổng cục Trưởng Tổng cục du lịch về quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐDL Hà Nội đã đổi tên Trung tâm thực hành nghề khách sạn thành khách sạn Trường và hoạt động cho đến nay.

      Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của khách sạn

      • Vai trò của khách sạn Trường

        Trong những năm vừa qua khách sạn đã đào tạo hàng nghàn cử nhân chuyên ngành khác sạn và các ngành có liên quan, khách sạn cũng giúp đỡ các đơn vị khác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các học viên sau khi tốt nghiệp tại khách sạn Trường đều có tay nghề khá giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các nhà tuyển dụng, góp phần vào sự nghiệp phát triển trung của ngành du lịch ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

        Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Trường

          - Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, đảm bảo an toàn trật tự cơ quan cả về người và tài sản của khách sạn, của học viên và của khách đến làm việc và sử dụng dịch vụ của khách sạn. - Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: động viên thanh niên đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động của khách sạn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của khách sạn.

          Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Trường

          Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới như hiện nay khách sạn cần phát huy các thế mạnh của mình, khắc phục các mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng phục vụ, khẳng định được thương hiệu của mình đối với du khách trong và ngoài nước. * Trong lĩnh vực đào tạo: ngoài các lớp học chỉ tiêu theo kế hoạch hàng năm của nhà trường, khách sạn đã kí kết hợp đồng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên với các đơn vị có hoạt động kinh doanh có liên quan tới khách sạn và du lịch như: du lịch tỉnh Cao Bằng….

          Bảng 3: Kết quả kinh doanh và đào tạo của Khách sạn Trường
          Bảng 3: Kết quả kinh doanh và đào tạo của Khách sạn Trường

          Những thuận lợi và khó khăn của khách sạn

            Trong suốt thời gian hoạt động Khách sạn Trường là một bộ phận của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, mọi hoạt động của khách sạn đều nằm trong hoạt động tổng thể của trường cho nên kết quả hoạt động của khách sạn sẽ góp phần quan trọng vào kết quả chung của nhà trường. Trong nội bộ khách sạn thì mọi chế độ đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được khách sạn thực hiện đầy đủ: chế độ lương thưởng, bảo hiểm y tế…lòng tin của người lao động ngày càng được nâng cao, các công việc được hoàn thành nhanh và hiệu quả hơn, hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn.

            Cơ sở vật chất kĩ thuật

              Còn trên góc độ kinh doanh thì khách sạn đã đạt được mức cân bằng thu chi, tuy lợi nhuận của khách sạn chưa cao để có thể tái đầu tư mới và hoàn thiện cơ sở vật chất nhưng cũng đã đảm bảo được vốn đầu tư của Nhà nước và nhà trường giao cho. Nhưng bên cạnh đó khách sạn phải phối kết hợp với nhà trường để có được những bước đi vững chắc hơn, nhằm khắc phục những khó khăn và tồn tại mà khách sạn đang gặp phải để đưa khách sạn lên tầm cao mới trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và đào tạo.

              Đội ngũ cán bộ công nhân viên

              Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng đội ngũ lao động của khách sạn có trình độ chuyên môn: số lao động được đào tạo nghề của khách sạn chiếm tỉ lệ 40,28% và tỉ lệ lao động qua bồi dưỡng là 27,78%, trong khi đó tỉ lệ này ở bậc đại học là 20,83%, tỉ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng là 9,72%..Mặc dù vậy, với đặc thù là một đơn vị vừa kinh doanh, vừa đào tạo thì đội ngũ cán bộ công nhân viên của Khách sạn Trường được đánh giá là có trình độ chuyên môn khá cao. Điều này xuất phát từ đòi hỏi của thực tế: nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập cùng nền kinh tế thế giới và sự nhìn nhận, đánh giá chính xác về thị trường thế giới cũng như tiềm năng của khách du lịch Trung Quốc của đội ngũ lãnh đạo của Khách sạn Trường.

              Đánh giá chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Trường

              • Đánh giá chất lượng dịch vụ qua hệ thống chỉ tiêu cơ bản
                • Đánh giá chất lượng dịch vụ qua sự hài lòng của khách
                  • Đánh giá chất lượng dịch vụ qua kết quả kinh doanh của Khách sạn Trường

                    Nhưng bên cạnh đó trong thời gian tới Khách sạn Trường cần khắc phục các mặt còn hạn chế hoặc còn chưa làm được như: phải xây dựng phòng giữ đồ cho khách hàng (giữ cả đồ quý hiếm), phải đầu tư nâng cấp trang thiết bị của phòng tắm hơi và phòng soa bóp vật lí trị liệu, phải làm phòng bán đồ lưu niệm và bán hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm, đồ lưu niệm của khách hàng, nâng cấp dịch vụ ăn uống (phải phục vụ bữa sáng tại phòng nếu khách có yêu cầu, tạo thêm dịch vụ ăn tự chọn)…. Mặc dù bảng đánh giá phản ánh cho ta thấy một kết quả khá khả quan về chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp khách hàng, nhưng với một đơn vị kinh doanh khách sạn mà vẫn còn tồn tại 7% đánh giá của khách hàng về lao động của khách sạn có mức độ vệ sinh kém, 10% có thái độ phục vụ kém thì điều này cần được quan tâm và phải được giải quyết trong thời gian ngắn.

                    Bảng 7: Bảng đánh giá hiệu quả lao động tại Khách sạn Trường năm 2005.
                    Bảng 7: Bảng đánh giá hiệu quả lao động tại Khách sạn Trường năm 2005.

                    Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tai Khách sạn trường

                      Qua bảng công suất sử dụng buồng ta thấy rằng, công suất sử dụng buồng của Khách sạn trong một vài năm trở lại đây có những bước tăng trưởng nhưng so với mặt bằng chung là rất thấp, trung bình công suất sử dụng buồng của một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thuần tuý phải nằm trong khoảng từ 55% - 65% là hoà vốn trên 65% là có lãi dưới 55% là lỗ. Kết luận: việc đánh giá chất lượng của các dịch vụ tại Khách sạn Trường thông qua các chỉ tiêu cơ bản và qua sự hài lòng của khách hàng đã chỉ ra những mặt Khách sạn đã làm được, và những mặt Khách sạn cần phải khắc phục trong thời gian tới để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

                      Bảng 16: Trình độ đội ngũ lao động qua bằng cấp, chứng chỉ.
                      Bảng 16: Trình độ đội ngũ lao động qua bằng cấp, chứng chỉ.

                      Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Trường

                      • Mục tiêu phát triển của Khách sạn Trường
                        • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Trường

                          Như trên đã phân tích Khách sạn Trường có độ tuổi bình quân của lao động là trên 35 tuổi, một độ tuổi quá cao đối với ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn, mặc dù có tay nghề khá nhưng trong quá trình bán dịch vụ đến với khách hàng vẫn còn một số sai sót (điều này xuất phát từ việc một số lao động đã không còn theo kịp với sự phát triển của ngành hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc). Qua thời gian thực tập tại khách sạn trường em đã hiểu được cách thức tổ chức và điều hành tại khách sạn, biết được những kiến thức mình tích luỹ đã được áp dụng một cách linh hoạt như thế nào trong thực tiễn, tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tế phục vụ cho bản thân sau này, nhìn nhận được một số vấn đề còn tồn tại và vướng mắc trong quá trình tổ chức và thực thi các kế hoạch và chiến lược trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

                          Sơ đồ 4: Mô hình chiến lợc 4K trong khách sạn. 13
                          Sơ đồ 4: Mô hình chiến lợc 4K trong khách sạn. 13