Đánh giá Tình hình Đầu tư Phát triển và Đề xuất Giải pháp cho Công ty Dệt may Hà Nội - Hanoisimex

MỤC LỤC

Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo yếu tố cấu hình

Lĩnh vực sợi cũng khá được chú ý với dự án: “Đầu tư theo chiều sâu và mở rộng nhà máy Sợi Hà nội” năm 2005 vừa qua có tổng vốn đầu tư lên tới gần 88 tỉ đồng và các dự án mua máy móc thiết bị khác. Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để cân đối nguồn vốn sao cho phù hợp vì đó là khâu cuối cùng của mỗi sản phẩm bởi chất lượng may đẹp và chuyên nghiệp cũng là nhân tố lớn thu hút khách hàng.

Vốn và cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển

Đầu tư vào nguyên vật liệu

Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục mua nguyên vật liệu của các bạn hàng nước ngoài thông qua các hãng và Tổng công ty, đồng thời công ty đang có kiến nghị Chính phủ có quy hoạch phát triển trên vùng nguyên liệu để có thể thay thế dần lượng bông phải nhập ngoại. Ngoài việc chú ý tới việc tiết kiệm nguyên vật liệu, trong những năm gần đây, công ty đã chú ý tới việc đầu tư đánh giá, lựa chọn nhà thầu, đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị cho bộ phận kĩ thuật để kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được tốt hơn, đầu tư tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp trên thị trường. Thêm nữa, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số mặt hàng nhái, thậm chí giả nhãn hiệu Hanosimex, ví dụ như: áo may ô nam, áo sơ mi nữ mang nhãn hiệu Hanosimex bày bán ở các vỉa hè đại hạ giá mà chất lượng vải chỉ nhìn qua đã biết ngay là hàng kém phẩm chất.

Năm 2000, dự án nhà máy dệt vải DENIM đầu tư mới hoàn toàn với quy mô 155 tỷ đồng thể hiện được quyết tâm trang bị máy móc kĩ thuật hiện đại để sản xuất một loại sản phẩm hoàn toàn mới so với những sản phẩm trước đó của công ty, đó chính là vải bò- loại vải đang có tỉ lệ tiêu thụ cao tại công ty.

Bảng11: Hình thức đầu tư của các dự án tại Công ty Dệt may Hà - nội giai đoạn 2000-2005:
Bảng11: Hình thức đầu tư của các dự án tại Công ty Dệt may Hà - nội giai đoạn 2000-2005:

Đánh giá thực trạng đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội

Kết quả sản lượng sản phẩm sau đầu tư

Và kết quả của công cuộc đầu tư đó đã không phụ lòng cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt may Hà nội khi mà sản phẩm vải DENIM và sản phẩm may DENIM không ngừng tăng tiến với bước đột phá ngoạn mục tại điểm mốc là năm 2003. Trong khi Mỹ là thị trường mới thì Nhật Bản là thị trường truyền thống khá khó tính, có tỉ trọng nhập khẩu sản phẩm dệt may của công ty là 10% doanh thu xuất khẩu 1 năm. Bên cạnh những thị trường với tỉ trọng nhập khẩu lớn thì còn một số thị trường khác tuy với số lượng nhập khẩu sản phẩm của công ty nhỏ nhưng thường xuyên và ổn định như thị trường châu Âu, CH Séc….

Ngoài ra, trong những năm vừa qua, nhờ việc mở rộng thị trường, công ty còn xuất khẩu được gần 2000 tấn sợi sang Hàn quốc, Đài loan, Nhật Bản để bù đắp cho khu vực may, thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đã định.

Bảng 19: Tốc độ tăng định gốc trong cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2002-2005:
Bảng 19: Tốc độ tăng định gốc trong cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2002-2005:

Hiệu quả hoạt động đầu tư

Với số lao động lớn dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn nhích lên một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định. Nguyên nhân là do năm 2004, thị trường thế giới có những dấu hiệu không ổn định do việc lên giá các mặt hàng: bông, xơ, khiến công ty không thể nhập được một khối lượng lớn các nguyên liệu này để xuất thành phẩm ra nước ngoài vì giá cao vượt dự kiến. Nộp ngân sách tăng thêm / VĐT 0,021 0,010 0,004 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính ) Hiệu quả của hoạt động đầu tư về tổng thể đã nâng cao hơn so với trước thời kì đổi mới nhưng còn thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và có những biến động khá thất thường.

Nhưng về hiệu quả thực sự, tức là xét trên chỉ tiêu lợi nhuận thì 0,016 đồng lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn đầu tư là một con số quá thấp so với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may Hà nội nói riêng.

Những thành công và hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội

Bởi, công ty đang thúc đẩy tỉ trọng xuất khẩu, cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài, gây dựng nên được một hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế, song hiện tại số lượng cán bộ kĩ thuật trẻ còn quá nhỏ bé. Trong vòng 6 năm, hầu như không có một sự đầu tư mới nào trong việc cải thiện nguồn nguyên liệu, vẫn còn thụ động trông chờ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các chính sách của nhà nước mà chưa chủ động đưa ra các phương án hỗ trợ cho người nông dân trồng bông, nuôi tằm…phục vụ nguyên liệu cho sản xuất. Mặc dù chất lượng sản phẩm của công ty so với thị trường trong nước khá tốt nhưng mẫu mã vẫn chưa đa dạng phong phú như các hãng may tư nhân: Việthy, Ninomax, Hoàng Tấn…nên người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm của công ty.

Kiểu dáng mẫu mã ở Công ty Dệt may Hà nội còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp về dệt kim đáp ứng nhu cầu thị trường có mức thu nhập cao mà nhiều đối thủ khác chiếm ưu thế hơn như: May 10, May Nhà Bè, Việt Tiến, Lê Phước, An Phước, dệt kim Thăng Long, Đức Giang… Những nhân viên thiết kế ở công ty chưa cập nhật được các trào lưu, xu thế của thị trường, đặc biệt là của giới trẻ.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may hà nội

Một số định hướng đầu tư của công ty trong giai đoạn tới

    Đối với thị trường trong nước đầy tiềm năng, từ trước đến nay vẫn bị bỏ ngỏ nhiều. Các mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ là: áo ba lỗ nam, áo sơ mi nam, khăn mặt, khăn tắm…Công ty đang có một số dự định sản xuất quần áo trẻ con chất lượng cao, áo sơ mi nữ kiểu cách sẽ tung ra thị trường trong mùa hè năm 2006 này. • Dự án: Mua sắm tủ điều khiển điện tử, Hệ thống thu gom bông phế tập trung, Máy tách xơ ngoại lai cấp.

    - Giảm chi phí sản xuất bằng cách giảm giá thành sản phẩm, cụ thể: Đổi mới công nghệ may ( mua 500 máy may), giảm lượng bông sợi tồn kho ( nhập nguyên vật liệu hàng tháng xuống 2tuần/ lần đối với những nguyên vật liệu bông xơ thường dùng).

    Một số giải pháp

      Đặc biệt là những chuyên viên thiết kế mẫu mã sản phẩm, dù cử họ di học hay không cũng cần đề ra định mức làm việc vì thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, nếu không có những bản thiết kế thời trang mới theo từng tháng, từng mùa thì khó lòng đáp ứng được nhu cầu thị trường đang thay đổi từng ngày. Tuyên truyền, phổ biến để cán bộ công nhân viên hiểu đầy đủ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong công ty sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, khơi dậy mọi tiếm năng, sức sáng tạo tập thể và cá nhân người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi công ty phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường để có những thông tin cần thiết về nhà cung cấp, tránh cho công ty phải mua qua cỏc tổ chức trung gian hoặc do khụng hiểu biết rừ về thị trường đầu vào mà mua phải giá cao làm giảm hiệu quả của công tác chuẩn bị đầu vào cho sản xuất và dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

      Cần khuyến khích nghiên cứu khoa học, thực hiện việc đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện việc đưa các đề tài ứng dụng cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên như lai tạo giống bông, đề tài nhân trắc học, đồng phục học sinh, bảo hộ lao động công nhân dệt may. Thứ hai, đề nghị chính phủ có chính sách phù hợp để giải quyết lao động đã đủ thời gian công tác đối với nam 55 tuổi trên 30 năm công tác, với nữ 50 tuổi với 25 năm công tác có thể giải quyết nghỉ chế độ hoặc nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thể giải quyết nghỉ sớm với phần đền bù về lương, áp dụng nghị định 23/ CP vì công ty có nhiều lao động nữ. Để có thể hỗ trợ cho cho các doanh nghiệp dệt may có thể tìm hiểu và phát triển được thị trường, cơ quan chủ quản của Bộ, ngành cần phải phối hợp nghiên cứu để đưa ra một tổ chức có tính chất chính quy và pháp lý có trách nhiệm tư vấn, môi giới, hỗ trợ các doanh nghiệp về công tác thị trường, chuyên cung cấp nguồn thông tin một cách khoa học, chính xác và có hệ thống cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.