Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

MỤC LỤC

Vải nét về cảng biển Việt Nam và cảng biển các nước láng giềng

So với những năm đầu mở cửa nền kinh tế thì Cảng biển Việt Nam đã có bước phát triển rất lớn về số lượng ( năm 1991, chỉ có khoảng 28 cảng biển). + Về quản lý và tổ chức cảng biển: Theo quyết định số 31/TTG ngày 02-02-1993 và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam (CHHVN) thì dường như CHHVN là cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất quản lý việc phát triển hệ thống. - Các Tổng công ty ( Vinalines, Tổng công ty Than – mô hình Tổng công ty 91) - Các cảng Nhà nước trực thuộc bộ khác (Cảng chuyên dụng).

- Các cảng liên doanh có vốn góp của Việt Nam và các cảng 100% vốn nước ngoài Các cảng Việt Nam hiện nay đều thuộc loại hình cảng Nhà nước, do nhà nước sở hữu và quản lý. - Thứ nhất, đa số cảng biển Việt Nam nằm sâu trong các cửa sông, điều kiện thời tiết lại không ổn định nên hạn chế khả năng tiếp cận của các đội tàu lớn thế giới cũng như cản trở các hoạt động trợ giúp, lai dắt tàu ra vào cảng. Bên cạnh đó, hệ thống GTVT hậu phương của cảng biển cũng rất lạc hậu, không tương xứng với yêu cầu thông qua cảng trong tình hình hiện nay.

Diện tích đất đai cho kho bãi và nói chung cho phát triển và mở rộng cảng rất hạn chế, do phần lớn các cảng chính đều bị bao bọc bởi khu đô thị chật hẹp và đông đúc, và đều nằm sâu trong cửa sông. Tất cả những yếu tố trên đã cản trở quá trình hiện đại hóa việc khai thác tàu biển và ngành Hàng Hải, khiến cho năng lực của hệ thống cảng không được khai thác một cách triệt để. Vì vây vấn đề ưu tiên trong phát triển cảng biển Việt Nam hiện nay không phải là đầu tư mở rộng cảng mà là xem xét những biện pháp tổ chức khai thác và quản lý cảng để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả khai thác cảng.

- Miền trung: Cảng Thanh Hóa, cảng Nghệ Tĩnh, cảng Vũng Áng, cảng Quảng Bình, cảng Cửa Việt, cảng Thuận An, cảng Đà Nẵng, cảng Nguyễn Văn Trỗi, cảng Kỳ Hà, cảng Hải Sơn, cảng 9 Sông Hàn, cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Nha Trang, cảng Ba Ngòi, cảng Chân Mây. - Miền Nam: Cảng Phú Mỹ, cảng Đồng Nai, Tân cảng Sài gòn, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Tân Thuận Đông, cảng Rau Quả, cảng Xăng Dầu Cát Lai, cảng Sài Gòn Petro, cảng Xăng Dầu Nhà Bè, cảng Bông Sen, cảng Mỹ Tho, cảng Đồng Tháp, cảng Vĩnh Long, cảng Cần Thơ, cảng Mỹ Thới, cảng Vũng Tàu, Bến Đầm – Côn Đảo. Sau một thời gian ngắn, khu chế xuất Xà Khẩu đã phát triển thành đặc khu kinh tế Thẩm Quyến và cảng Xà Khẩu đã có thêm các bạn đồng nghiệp: Cảng Diêm Điền I và II.

Tuy nhiên có ít người để ý rằng, với sự phát triển của các cảng bền bờ Phố Đông đã đưa cảng Thượng Hải vào hàng ngũ các cảng biển có sản lượng trên 200 triệu tấn mỗi năm, đặc biệt đã đưa sản lượng container của cảng Thượng Hải lên vị trí thứ 6 của các cảng container trên thế giới. Nằm ở một vị trí và địa thế lý tưởng, Singapore đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển hiện đại với một mạng lưới vận chuyển bằng đướng biển phát triển nhất khu vực. Hải cảng của Singapore đặc biệt hấp dẫn vì nó có một cơ sở hạ tầng rất toàn diện và một hệ thống giao thông liên lạc rất tốt với thế giới, từ chỗ chỉ có vài trục tuyến đường biển nối liền với các nước lân cận, đến cuối những năm 80, Singapore có hơn 700 tuyến đường biển và có tàu chở hàng hóa tới hơn 600 cảng trên thế giới, đồng thời lại có 5 khu vực cho miễn thuế quan và thủ tục đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu.

Đặc điểm hoạt động đầu tư vào cảng biển

Hiện nay Singapore đang là cảng có sản lượng thông qua đứng hàng đầu thế giới. Sự phát triển của đất nước Singapore gắn liền với sự phát triển của cảng Singapore. Singapore khụng chỉ là thành phố thưong mại mà cũn là thành phố du lịch.

Các quốc gia khác trong vùng Đông Nam á đều có chiến lược phát triển cảng và các khu chế xuất và họ cũng đã đạt được nhiều thành công. Đầu tư cảng biển là một trong những lĩnh vực được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Quy hoạch phát triển cảng biển trong từng vùng được các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng rất cụ thể, chi tiết cho từng giai đoạn, vì vậy trong đầu tư cảng biển củ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy hoạch này, đảm bảo cảng biển được xây dựng trong chiến lược tổng thể chung của cả đất nước.

Cùng với xu thế phát triển chung của cảng biển trên thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu ngày càng lớn mạnh về hoạt động này, đầu tư cho cảng càng ngày càng tăng về mặt công nghệ cũng như quy mô vốn. Điều này đòi hỏi ở những nhà quản lý đầu tư phải có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo kiểm soát được một lượng vốn và thỏa mãn yêu cầu công nghệ. Trong hoạt động đánh giá hoạt động đầu tư vào cảng biển hiện nay ở cả khâu lập dự án và đánh giá dự án sau đầu tư, chỉ tiết hiệu quả quay vòng vốn ngày càng quan trọng trong xem xét đầu tư vì mức đầu tư cảng và đội tàu ngày càng lớn.

Nếu không xem xét chỉ tiên này một cách cẩn thẩn có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác. Trong xu hướng cảng biển phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, khai thác cảng biển, điều quan trọng trong hoạt động đầu tư vào cảng là phải lựa chọn kế hoạch tài chính đúng đắn, cân nhắc đến những nguồn lực hiện có và tương lai. Vì mỗi dạng cấu trúc tài chính hoặc chính sách tài chính cơ bản ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản lý như tính mềm dẻo, trách nhiệm rủi ro và mối quan hệ giữa cảng và các bên liên quan khác.

Vấn đề này sẽ tác động rất lớn đến hoạt động khai thác cảng biển cũng như phân chia lợi ích, khả năng tiện ích trong các hoạt động cơ bản, vì vậy quyết định đến khả năng cạnh tranh của cảng.