MỤC LỤC
Giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm chứa đựng trong nó nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là yêu cầu khách quan, vốn có trong nền sản xuất hàng hoá và được biều hiện đầy đủ trong nền kinh tế thị trường mọi sự thoát ly cơ sở lập giá thành sẽ làm cho giá cả không còn tính chất đòn bẩy để phát triển sản xuất kinh doanh mà sẽ kìm hãm sản xuất, gây ra những rối loạn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Qua sự phân tích trên ta thấy rằng chi phí sản xuất được xác định là chi phí phát sinh kỳ này có liên quan cả tới các sản phẩm hoàn thành ở kỳ sau (nếu có sản phẩm dở dang) còn giá thành sản phẩm không những liên quan đến các chi phí đã phát sinh trong kỳ mà còn liên quan đến các chi phí đã phát sinh ở kỳ kế toán trước (trường hợp có sản phẩm dở dang đầu kỳ hạch toán).
Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ…Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Trong các doanh nghiệp, ngoài sản xuất kinh doanh chính còn tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, thực hiện cung cấp lao vụ, dich vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc tận dụng năng lực sản xuất còn thừa của bộ phận sản xuất kinh doanh chính để sản xuất các mặt hàng hoặc sản phẩm phụ tăng thêm thu nhập cho công nhân viên.
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt, đóng giầy, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại. Đặc điểm của phương pháp này là các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp.
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng dầy, may mặc…Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ…. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang phải kiểm kê sản phẩm dở dang, thông thường thì công việc này được tiến hành hàng tháng, tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, phương pháp tính giá thành, đặc điểm tình hình cụ thể tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng, mức độ và thời gian bỏ các chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, yêu cầu và trtình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp …mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp.
Vì ở bảng kê tổng hợp những số liệu đó chỉ phản ánh quá trình tập hợp chi phí về vật tư phát sinh trong kỳ ở công ty mà không phản ánh được quá trình phân bổ vật tư cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trong trường hợp vật tư đó. Theo em, công ty nên mở thêm một liên nữa giao cho phũng kế hoạch vật tư để theo dừi tỡnh hỡnh vật tư, trỏnh tỡnh trạng khi cần lại phải đi mượn và đảm bảo quan hệ đối chiếu, kiểm tra giữa số liệu trên sổ của kế toán vật tư và trên sổ của phòng kế hoạch vật tư. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng mà công ty đang sử dụng là phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty.Tuy nhiên do công ty dựa trên định mức của từng chi tiết, hạng mục để cấp vật liệu hoặc cấp tiền cho các xí nghiệp, các xí nghiệp sau khi hoàn thành chi tiết, hạng mục đó sẽ chuyển toàn bộ các chứng từ về phòng kế toán nhưng đó là số liệu tổng hợp.
Mặt khác, có những chi phí sản xuất ở công ty có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình nhưng do kế toán ở các xí nghiệp không tập hợp để đưa lên nên kế toán chi phí-giá thành ở công ty phải phân bổ cũng làm giảm tính chính xác của các khoản mục chi phí. Ngoài ra, công ty mới chỉ tận thu những phế liệu từ các công trình mà công ty lắp đặt tại chân công trình còn đối với các công trình được sản xuất, chế tạo tại các xí nghiệp thì chưa thấy hạch toán phế liệu thu hồi.
+ Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất đặc thù của công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa trên các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty, đồng thời phải chú ý đến vấn đề trang thiết bị, phương tiện tính toán hiện đại. + Tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế một cách phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.
+ Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả về hoạt động kế toán tài chính của công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh. Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và phải hạ được giá thành. Vì vậy, với góc độ là một sinh viên thực tập và dựa trên những kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thức tế tại công ty, em thấy việc hoàn thiện công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi là hết sức cần thiết để giúp hoạt động của Công ty mang lại hiệu quả cao hơn, đảm bảo mức tăng lợi nhuận cho công ty. Để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ được chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu hạch toán chi phí sản xuất từng phân xưởng thì kế toán tại các phân xưởng, xí nghiệp phải theo dừi chặt chẽ, chi tiết từng loại tài sản (mỏymúc, thiết bị, nhà cửa..) và tính và phân bổ khấu hao cho từng tài sản đó.
Hiện nay, công ty chưa sử dụng một phần mềm kế toán nào mà chỉ mới sử dụng các công thức, các lệnh sẵn có trong Excel như Vlookup, Sort, Auto filter, Advanced filter, Consolidate, Pivot Table, Subtotal….để xử lý số liệu và lên các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính. Tuy vậy, về cơ bản, các phần mềm kế toán được thiết kế phải đảm bảo sau khi nhập dữ liệu vào máy (chỉ phải nhập một lần ), máy sẽ xử lý và cung cấp các thông tin chi tiết cho các sổ chi tiết, các thông tin tổng hợp cho các sổ tổng hợp cũng như việc lên các báo cáo kế toán theo yêu cầu của người sử dụng.