Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

MỤC LỤC

Sự phát triển nghề thẩm định giá trên thế giới

- Xét trên thị trường khu vực, các nước thành viên của AVA thì trình độ phát triển cao là Singapore, Malaysia, kế tiếp là Thái Lan, TQ phát triển cũng không kém so với những nước trên. - Nguyên tắc cơ bản được các nước phát triển kinh tế thị trường tuân thủ là tự do hoá giá cả hàng hoá, dịch vụ theo sự vận động khách quan của qui luật cung cầu, các quy luật kinh tế của thị trường.

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Môi trường cho hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam .1 Về khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cĩ giá trị tài sản theo sổ kế tốn dưới 30 tỷ đồng thì tự tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên, Văn phòng tổng công ty (nếu cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty) phải thuê tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp. Tổ chức định giá gồm các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư có chức năng và năng lực định giá… Tổ chức định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện do Bộ tài chính quy định.

- Phương pháp tài sản : Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp đang áp dụng ỡ Việt Nam

- Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp : tư liệu về tình hình kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước…. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt : sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh. - Phương pháp thẩm định giá : các phương pháp thẩm định giá và lý do áp dụng các phương pháp này ; những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ.

- Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sự vận dụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẫn mà sự vận dụng đó xét thấy là cần thiết và thích hợp thì nội dung, những lý do vận dụng cần được nờu rừ trong bỏo cỏo.

Những mặt tích cực và những tồn tại của việc thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Xuân Vệ, Ban đổi mới doanh nghiệp, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng cho rằng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, trình độ quản lý và ngay cả chính sách, trong khi lợi thế chỉ là một yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp. - Một ví dụ cụ thể là việc thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Hải Phòng vừa qua : Quá trình đánh giá lại, đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, địa phương sử dụng Quyết định số 31/QĐ-UB ngày 5/10/1998 của UBND thành phố phê duyệt đơn giá chuẩn và tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của công trình; đối với tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, sử dụng kết quả thẩm định chất lượng hàng hoá của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học - công nghệ và tính toán theo quy định về cách tính giá trị thực tế của tài sản. Mặt khác, việc tính toán xác định giá trị tài sản vô hình như giá trị lợi thế DN được tính toán căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của DN, có đối chiếu so sánh với lãi suất trái phiếu Chính phủ, nhưng thực tế ở một số DN có kết quả kinh doanh không sát thực, phần lớn rơi vào các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xây dựng đã sử dụng phương pháp khoán.

Đối với hình thức giao, bán DNNN, việc xác định giá trị DN được thực hiện về cơ bản tương tự như các DN thực hiện cổ phần hoá, quá trình xử lý linh hoạt hơn, đặc biệt đối với các trường hợp khi tính toán không còn vốn để giao, bán thì cách xử lý là tính giá trị san lấp mặt bằng, tăng giá trị nhà cửa vật kiến trúc trên đất trên cơ sở thống nhất của DN. Còn trường hợp là DN kế thừa hoạt động liên doanh phải tính lại vốn góp liên doanh theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 187, nhưng vốn góp của DN là giá trị quyền sử dụng đất đã ghi trong giấy phép đầu tư thì xử lý thế nào, thời điểm phải tính lại giá đất là thời điểm xác định giá trị DN hay thời điểm thẩm định giá trị DN. Cách tính này được coi là sẽ làm chính xác hơn giá trị của các công ty đang hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm..Việc áp dụng phương pháp này cũng sẽ giải quyết được một phần các vướng mắc trong xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp, tạo độ chính xác của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị đang làm ăn có lãi, thương hiệu và thị phần trên thị trường.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Những đòi hỏi của nền kinh tế đối với hoạt động thẩm định giá doanh nghieọp

- Nhượng bán tài sản, cổ phiếu của DN : bán một lĩnh vực hoạt động, bán toàn bộ DN, bán cổ phiếu, trái phiếu, rút lui khỏi liên doanh. - Mua bảo hiểm, cấp tín dụng cho DN : tổ chức tài chính về bảo hiểm, ngân hàng cần phải thẩm định, đánh giá giá trị DN trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, tớn duùng. - Xác định giá trị DN phục vụ nhiệm vụ cho điểm sắp xếp các DN trên thị trường : nhu cầu xd cơ sở dữ liệu các DN trong từng lĩnh vực và trên thị trường chứng khoán.

Vì vậy cần có những giải pháp khắc phục những khuyết điểm như đã nêu ở chương 2 để kết quả thẩm dịnh giá trị DN có chất lượng và có ích hôn.

Giải pháp đối với hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam .1 Về quản lý vĩ mô của Nhà nước

Caàn thực hiện định giá thông qua các công ty tài chính kế toán, kiểm toán kể cả trong và ngoài nước, công ty chứng khoán, Trung tâm thẩm định giá và các tổ chức có khả năng định giá để hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao tính công khai minh bạch trong hoạt động định giá theo cách chuyên nghiệp, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN. Các tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cần phải ý thức được năng lực của mình, khi cần phải kết hợp với kết quả từ chuyên gia thẩm định giá tài sản khác Thẩm định viên giá trị doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là điều bình thường trong thẩm định giá trị doanh nghiệp. Tác giả luận văn hồn tồn hiểu nỗi băn khoăn của những DNNN lớn sắp cổ phần hoá như Vietcombank hay Bảo Minh khi những doanh nghiệp này có ý kiến là họ chưa thực sự nhất trí với việc sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu để định giá và mong muốn tìm được một phương pháp khác phù hợp hơn.

Ví dụ, do chứng khoán thị trường phụ trội là những khoản đầu tư có hiện giá trị bằng 0, hiện giá của tất cả dòng tiền tương lai liên quan đến chứng khoán thị trường đều bằng giá thị trường hiện hành của chúng (điều này xảy ra bởi vì hầu hết công cụ thị trường bằng tiền cũng bằng giá trị sổ sách của chuùng). - Khi chúng ta bắt đầu tổng hợp kết quả định giá của mình, chúng ta nên so sánh giá trị của mỗi kịch bản với chỉ tiêu tạo giá trị của nó và bất kỳ những giả định quan trọng như lãi gộp, chi tiêu vốn, sự phát triển sản phẩm mới và phản ứng cạnh tranh được mong đợi. Kết quả thẩm định giá là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá..Kết quả thẩm định giá cũng để tư vấn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá quyền sử dụng đất, cơ sở cho tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc kinh doanh.