MỤC LỤC
Hội đồng chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới… Theo OECD, năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục phát triển đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như môi trường vĩ mô gồm kinh tế, văn hoá - xã hội, pháp luật; môi trường vi mô gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, khách hàng, các dịch vụ mới thay thế và các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng như năng lực tài chính, nhân lực, phát triển sản phẩm, quản lý tổ chức, công nghệ.
Một số quy định của Luật cỏc tổ chức tớn dụng chưa rừ ràng, minh bạch, gõy nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện cho ngân hàng nói chung và SHB nói riêng như Luật khụng quy định rừ những nghiệp vụ nào tổ chức tớn dụng đương nhiờn được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, nghiệp vụ nào phải thành lập công ty; việc góp vốn đầu tư thành lập công ty con và các loại hình công ty khác để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác chưa được quy định rừ ràng, nhất là quan hệ tớn dụng giữa ngõn hàng mẹ và cụng ty con; một số vấn đề như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độc quyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán… chưa được quy định cụ thể… Hiện nay Nhà nước đang đưa ra các phương án sửa đổi Luật các TCTD cho phù hợp với hoạt động ngành tài chính nước ta. Những NHTM lớn như Ngân hàng công thương Việt Nam Incombank, Ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương… có thời gian hoạt động khá lâu, tiềm lực tài chính mạnh, trong khi SHB là một ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, bắt đầu hoạt động như 1 ngân hàng bán lẻ từ năm 2006, khó để bắt kịp các ngân hàng lớn. Cùng với rất nhiều công ty tài chính, ngân hàng kế hoạch sắp được thành lập và đi vào hoạt động với lợi thế đi sau, học hỏi từ những ngân hàng lớn đi trước, công nghệ hiện đại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang ngày càng đa dạng, tiếp cận trực tiếp đến mọi tầng lớp dân cư, làm cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt.
Khách hàng thường tín nhiệm với những ngân hàng lớn, lâu đời, có uy tín, mang lại sự đảm bảo an toàn như các NHTM quốc doanh và các ngân hàng TMCP danh tiếng như NH Á Châu, Techcombank, NH Sài Gòn Thường Tín… SHB là thương hiệu mới, danh mục dịch vụ còn hạn chế, sản phẩm chưa có sự khác biệt, do đó lượng khách hàng tìm đến ngân hàng chưa cao. Nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các nhà đầu tư không chỉ gửi tiết kiệm vào ngân hàng, mà có khá nhiều kênh đầu tư như Thị trường chứng khoán, Bất động sản, Thị trường vàng … Thời điểm năm 2007, Thị trường chứng khoán bùng nổ, người dân và nhà đầu tư đổ xô kinh doanh chứng khoán, nguồn vốn huy động ngân hàng giảm, cho vay tăng nhưng đi kèm theo đó là rủi ro nợ xấu. Phòng Phát triển sản phẩm đã phối hợp với các phòng ban đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình huy động, cho vay thuận tiện, hấp dẫn với khách hàng và phù hợp với từng địa bàn có chi nhánh SHB hoạt động như: Tiết kiệm siêu hấp dẫn , Tri ân khách hàng, Gửi tiền có tiền nhận liền niềm vui… Ngoài các sản phẩm huy động, cho vay thông thường, SHB thiết kế các sản phẩm khác biệt như internet banking, mobile banking, dịch vụ ngân quỹ, thu chi hộ tiền bán hàng, hỗ trợ du học… Phòng phát triển sản phẩm phối hợp với phòng PR quảng bá thương hiệu SHB và các sản phẩm đặc trưng của SHB, tạo niềm tin cho khách hàng.
SHB đã phát triển và đưa vào sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng với nhiều tiện ích làm tăng tốc độ xử lý, giảm thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như Phần mềm thu tiền điện (tại chi nhánh Hồ Chí Minh), cung cấp dịch vụ thanh toán cước điện thoại… SHB đã triển khai dự án Core banking mới Intellect ở tất cả các mảng nghiệp vụ và kĩ thuật với Polaris. WT2: Công nghệ là yếu tố quan trọng cần ưu tiên nghiên cứu phát triển, để tạo ưu việt so với các dịch vụ thay thế; WT3: Mở rộng mạng lưới hoạt động, bước quan trọng tạo khách hàng thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của SHB khi ở mọi nơi đều có phòng giao dịch vủa SHB; WT4: Tìm kiếm, đào tạo cán bộ quản lý giỏi, phõn quyền rừ ràng, để đối phú với những thay đổi bất ngờ gõy khú khăn cho hoạt động của SHB.
- Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ hoạt động các ngân hàng, NHNN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn hệ thống ngân hàng nói chung, tạo môi trường phát triển cho SHB nói riêng. Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỉ giá theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, loại bỏ dần những hạn chế về mua bán ngoại tệ, mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nước ngoài hay sử dụng ngoai tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa. - Phối hợp cùng Bộ tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn mà NHTM đang phải gánh vác.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo bàn về các vấn đề ngân hàng, giải quyết những khó khăn các ngân hàng gặp phải, nâng cao các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại như Hội thảo Banking diễn ra hàng năm…. - Là cơ quan thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần tăng cường sử dụng công cụ gián tiếp như …, hạn chế các công cụ hành chính trực tiếp, tạo tính tự chủ cho các NHTM. - Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích và phát triển dịch vụ ngân hàng như các quy định pháp lý về chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, bảo mật, an toàn, xác nhận chữ kí điện tử….
- Chính phủ cần quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng làm ăn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, trong khi doanh nghiệp không bị kiểm toán báo cáo tài chính, gây ảnh hưởng tới các ngân hàng, tăng dư nợ quá hạn, nợ xấu…. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng hội nhập, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các cuộc khủng hoảng. - Chính phủ cùng NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, các chính sách kinh tế khác phù hợp đảm bảo môi trường hoạt động cho các NHTM nói chung và SHB nói riêng.