Tác động của FDI đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

MỤC LỤC

Quan điểm FDI hướng đến phát triển bền vững 1.Yêu cầu đặt ra

Nhân tố quyết định ảnh hưởng

Chính sách quản lý ngoại tệ của một quốc gia tác động trực tiếp tới tâm lí của nhà đầu tư nước ngoài ,một quốc gia quản lí ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị trường sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục của tỷ giá hối đoái tùy theo nhu cầu thị trường do đó các chủ đầu tư sẽ có tâm lý rụt rè lo sợ trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia đó; một quốc gia quản lí ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách thương mại liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các rào cản thương mại khác sẽ gây khó khăn cho các dự án đó bởi vì hầu hết các dự án fdi đi vào hoạt động đều liên quan đến xuất nhập khẩu: thiết bị máy móc, nguyên vật liệu , sản phẩm….Bên cạnh đó các chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư chính sách vĩ mô khác ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư thuận lợi trên địa bàn của nước tiếp nhận.vì vậy việc đưa ra các chính sách hợp lí và kết hợp các chính sách hài hòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút được các dự án đầu tư thực sự có chất lượng cũng như sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có được lợi nhuận hợp lí để từ đó có những đóng góp tích cực cho nước chủ nhà trong vấn đề thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

3.Những tác động tiêu cực

  • Nguyên nhân của những thành công
    • Nguyên nhân của nhứng hạn chế và tồn tại

      Nguồn :Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thông qua bảng số liệu có thể thấy FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành đặc biệt là trong nông nghiệp bên cạnh vốn đầu tư ít thì các dự án FDI chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghành nghề mà có khả năng thu hồi vốn nhanh chủ yếu là chế biến nông sản ,trong khi có dự án triển khai vào việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, chế biến các loại rau quả xuất khẩu có kỹ thuật cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Người nông dân di cư đến các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm đã có thêm việc làm, cải thiện sinh kế đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.Tuy nhiên dòng di cư này càng lam trầm trong them tình trạng phân bố không đều dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.Với lượng dân cư quá đông đổ về các đô thị lớn đã gây quá tải cho hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như cuộc sống của một bô phận dân cư không được đáp ứng đầy đủ đặc biệt là về chỗ ở và nhu cầu học tập và khám chữa bệnh. Lối sống xã hội: sự du nhập của văn hóa nước ngoài có tác động hai mặt đến xã hội việt nam.một mặt thay đổi tu duy lối sống hiện đại hội nhập với thế giới.Mặt khác là những lối sống tiêu cực đang được phản ánh rất nhiều hiện nay mà người ta hay gọi là lối sống “tây hóa” đang làm mất đi những giá trị truyền thống của dân tộc; phá vỡ nền tảng văn hóa cũng như mục tiêu về gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững.Bên cạnh đó là những tệ nạn xã hội đang gây bức xúc và mất ổn định xã hôi.

      Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.sau công ty Vedan hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI bị phát giác hủy hoại môi trừng Việt Nam gây ra những hậu quả nặng nề và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.Theo thống kê hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Trong thời gian qua mặc dù hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung từ luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cho đến luật đầu tư 2005 được áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ;phù hợp vời thông lệ quốc tế và khu vực tạo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.Tuy nhiên hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Công tác vận động xúc tiến đầu tư còn hạn chế thực thi pháp luật chính sách về đầu tư còn chưa nghiêm túc phương thức xử lí các vấn đề liên quan đến fdi còn lung túng thiếu nhất quán.Công tác kiểm tra giám sát hoạt động FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo vấn đề xử lí các vi phạm pháp luật chưa được coi trọng các công cụ để hỗ trợ thi hành kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được coi trọng và vận dụng tốt vì vậy mời gây ra tình trạng thất thoát thuế từ khu vực fdi trong thời gian qua.

      Cụ thể là việc tập trung đầu tư vào các dự án khai thác tài nguyên các dự án về gia công hàng xuất khẩu, là việc các dự án FDI báo lỗ không chỉ là một năm mà thâm chí 2-3 năm để trốn thuế và chuyển giá, là việc gây ô nhiễm môi trường việt nam, là việc cơ cấu xuất khẩu ít có sự chuyển biến trong thời gian qua…Như vậy trong thời gian qua cán cân lợi ích dường như đang quá chênh về phía các nhà đầu tư nước ngoài trong khi chúng ta lại đang trong giai đoạn phải nhìn nhận lại đầu tư nước ngoài nếu muốn tiếp tục tạo ra tính phát triển bền vững của nền kinh tế.

      Định hướng và giải pháp thu hút FDI hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

      Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút có hiệu quả FDI đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

        Chính phủ các nước có quyền lựa chọn dự án và đối tác đầu tư một cách chủ động, từ chối cấp phép những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường..việc xây dựng chiến lược thu hút FDI sẽ tạo ra cơ sở để các cơ quan chuyên ngành và các địa phương triển khai một cách vừa phù hợp với điều kiện đặc thù của ngành địa phương ,vừa đảm bảo tính thống nhất trong sự phát triển trên phạm vi quốc gia. Theo đánh giá trong giai đoạn vừa qua do không chú trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển các ngành đã dẫn đến tình trạng các ngành quá thiên về mục tiêu phát triển kinh tế mà chưa chú trọng thích đáng đến vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.Vì vậy trong giai đoạn tới cần quan tâm hơn nữa trong việc định hướng và xây dựng quy hoạch ngành để đảm bảo sự phát triển hài hòa này. Cải cách cơ bản thủ tục hành chính theo nguyên tắc hoạt động đầu tư thuộc quyền của các doanh nghiệp; cơ quan nhà nước trước hết có chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện dự án đầu tư; trên cơ sở đó quy định các thủ tục hành chính thích hợp, cũng như việc giám sát kiểm tra đúng mức.Bảo đảm tính thống nhất trong cả nước, một mặt vừa khuyến khích chính quyền địa phương cạnh tranh trong việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, mặt khác nghiêm cấm việc vi phạm luật pháp, giảm miễn thuế vượt quá khuôn khổ pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.

        Bên cạnh thường xuyên quan tâm đến việc xếp hạng của các tổ chức quốc tế về năng lực cạnh tranh trong đầu tư của từng nước, cũng như đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta để sửa đổi, bổ sung những nhân tố có liên quan, làm cho vị thế nước ta ngày càng cao hơn trong bảng xếp hạng của thế giới thì cần phải tăng cường tạo lập môi trường đầu tư hấp đẫn về nhiều mặt : chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng….để thu hút được các dự án thực sự có chất lượng cao. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị,..), phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.