Nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao tại các xã vùng cao tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đánh giá sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức cần được xét dựa trên cả hai mặt số lượng và chất lượng. Tiêu chí đánh giá về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng theo thời gian.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. - Số lượng cán bộ, công chức đã qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước - Số lượng cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp về quản lý nhà nước - Số lượng cán bộ, công chức có trình độ trung cấp về quản lý nhà nước - Số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học về quản lý nhà nước - Số lượng cán bộ, công chức có trình độ sau đại học về quản lý nhà nước.

Sự phát triển kinh tế các xã vùng cao và nhu cầu về cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi - Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính - Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo dân tộc - Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo tôn giáo. Khi đã thu hút được một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ và năng lực lên phục vụ các xã vùng cao thì việc phát triển kinh tế xã hội cho các vùng, miền núi sẽ dễ dàng và sớm bắt kịp với nhịp độ phát triển ở khu vực thành thị.

Một số hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao Địa hình của các xã vùng cao chủ yếu là đồi núi, đất đai và khí hậu

Ngoài những yếu tố xuất phát từ ý thức chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thì tác động của chính sách và chế độ ưu đãi của nhà nước cũng là một trong những hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách về khuyến khích đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, trình độ và năng lực thực sụ lên làm việc tại các xã vùng cao.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Tại mỗi xã vùng cao lại có những điều kiện địa hình, lãnh thổ và khí hậu khác nhau, ngoài ra còn có định hướng phát triển đã được đặt ra cho từng xã là khác nhau vì vậy mỗi xã sẽ có những yêu cầu cụ thể về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khác nhau, tuỳ theo những lĩnh vực hoạt động và mục tiêu phát triển cụ thể của từng xã. Tính đến thời điểm hiện tại thì nước ta đã có những chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước như: chính sách xóa đói giảm nghèo; chương trình 134 (xây dựng cơ sở hạ tầng); chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn; chính sách về đào tạo bồi dưỡng cho công chức cấp xã; chính sách thu hút cán bộ, công chức lên công tác tại các xã vùng cao.

BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái

Tuy nhiên, tỉnh có nhiều dân tộc nhưng phần lớn sống rải rác, mật độ dân cư thưa thớt nên công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng cao gặp nhiều khó khăn, phức tạp; trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống rất khó khăn, năng suất lao động thấp, kinh tế chậm phát triển, đời sống văn hóa tinh thần khó có điều kiện phát triển. Chính vì những hạn chế đó nên việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao còn gặp không ít trở ngại và khó khăn, để có thể thực hiện tốt được việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ này cần phải có sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các xã vùng cao trong tỉnh cùng với sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước.

Thực trạng về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007

Cụ thể như tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2005 là 1,49% đối với cán bộ chuyên trách và 3,17% đối với công chức, như vậy so với tốc độ tăng của những năm trước thì quy mô cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh vẫn tăng nhưng không còn tăng nhiều như trước nữa mà đã dần đi vào ổn định hơn. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được trình bày ở chương 1, bao gồm: đánh giá về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ quản lý nhà nước; lý luận chính trị; trình độ tin học và ngoại ngữ; cơ cấu độ tuổi, giới tính, số cán bộ là người dân tộc và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao.

Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng của đội ngũ cán bộ, công chức các xã  vùng cao tỉnh Yên Bái
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái

Về trình độ học vấn

Cán bộ chuyên trách các xã vùng cao của tỉnh có trình độ học vấn phần lớn là tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, chiếm tới hơn một nửa, như vậy có thể nói cán bộ chuyên trách chỉ mới đạt đến tiêu chuẩn của nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số người chỉ tốt nghiệp tiểu học cần được cho đi học các lớp bổ túc để nâng cao thêm kiến thức. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối với công chức là những người làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của xã, đa phần để có được trình độ chuyên môn thì cũng phải có được trình độ học vấn cao, đạt từ mức tiêu chuẩn trở lên, bên cạnh đó đội ngũ này khi tham gia vào công tác tại các cơ quan, đoàn thể nhà nước đều phải thi tuyển hoặc xét tuyển nên đã sàng lọc được những người có trình độ và khả năng.

Bảng 2b: Trình độ học vấn của đội ngũ công chức các xã vùng cao tỉnh  Yên Bái năm 2005
Bảng 2b: Trình độ học vấn của đội ngũ công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái năm 2005

Về trình độ chuyên môn

Tuy nhiên con số này vẫn chiếm hơn nửa trong tổng số cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh cho thấy trình độ chuyên môn chưa thực sự được quan tâm của các cơ quan của tỉnh mà còn thiếu sự coi trọng từ chính bản thân những người cán bộ, công chức. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh có xu hướng tăng dần số lượng những người có trình độ sơ cấp,trung cấp, cao đẳng và đại học, trên đại học, giảm dần số lượng những người chưa qua đào tạo.

Về trình độ quản lý, lý luận chính trị và trình độ tin học, ngoại ngữ Bên cạnh kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi người cán bộ, công

Bên cạnh đó số lượng cán bộ, công chức chỉ qua bồi dưỡng cũng chiếm phần không nhỏ, nhưng cũng đã giảm đáng kể từ 43,75% năm 2000 xuống chỉ còn 29,45% năm 2007, điều này cũng thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức về quản lý nhà nước trong thời gian qua của tỉnh Yên Bái. Bên cạnh những kiến thức đóng vai trò chủ yếu trong công tác quản lý, lãnh đạo, tổ chức thực hiện những công việc của xã như trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước thì trình độ tin học và ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện hội nhập như hiện nay là vô cùng cần thiết.

Bảng 6: Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, công chức các  xã vùng cao tỉnh Yên Bái
Bảng 6: Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái

Về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao tỉnh Yên Bái Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng

Bên cạnh cơ cấu về độ tuổi ta cần xem xét và đánh giá về cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là các xã vùng cao, bởi đây là vùng thường có nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên việc bình đẳng tham gia các công tác xã hội giữa nam giới và nữ giới chưa thực sự hiệu quả. Sự tham gia của cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái vừa là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm trong việc thực hiện những nhiệm vụ của xã, cán bộ là người dân tộc sẽ am hiểu phong tục tập quán, địa hình lãnh thổ nên có thể làm tốt công tác quản lý, điều hành nhưng lại yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên hiệu quả công việc chưa cao.

Về kỹ năng và kinh nghiệm

Tuy nhiên đến năm 2007 thì có giảm xuống không đáng kể số cán bộ là người dân tộc, bởi trong thời gian này tỉnh quan tâm chú trọng tới chất lượng và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này nên đã tinh giảm những người không đủ tiêu chuẩn và bố trí đi học nâng cao trình độ. Đồng thời những cán bộ, công chức là người dân tộc thì còn có lợi thế về ngôn ngữ, họ có thể nói được tiếng dân tộc nên khả năng truyền đạt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những công việc của cấp trên giao cho xã tốt hơn.

Những mặt tích cực trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007

Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể các xã vùng cao đã mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ có trình độ năng lực vào các vị trí chủ chốt, do đó năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở hiện nay có nhiều sự sáng tạo, có bước đột phá lớn. Số lượng cán bộ, công chức được học tập, đào tạo và bồi dưỡng ngày một nâng cao, số cán bộ, công chức không đáp ứng được theo chuẩn của quy định nhà nước đã giảm xuống đáng kể, tuy chưa phải là hoàn toàn nhưng cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung và các xã vùng cao nói riêng.

Những mặt hạn chế trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007

Thứ ba là ý thức kỷ luật lao động của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao còn thấp: Trong những năm gần đây, đi theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, đại đa số cán bộ, công chức tại các xã nói chung và các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gương mẫu và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên vẫn có một số cán bộ, công chức chủ chốt và chuyên môn tại các xã vùng cao chưa phát huy được vai trò lãnh đạo quản lý, ở một số nơi còn có biểu hiện cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ, tín nhiệm thấp làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao

Thứ tư là phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh chưa làm đúng chuyên môn, nghiệp vụ của mình: Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thì chủ yếu là chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng đối với những cán bộ đã được qua đào tạo thì phần lớn lại không làm đúng chuyên môn của mình. Chất lượng công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất nếu cán bộ, công chức không thực sự am hiểu về lĩnh vực mình đang làm, có những người làm việc không hết nhưng có những người lại ngồi chơi mà vẫn hưởng lương nhà nước như nhau.

CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015

Quan điểm về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái đến 2015

Quan niệm lấy đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, quan niệm này không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài mà Người cho rằng có tài không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Từ thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức của các xã vùng cao ở tỉnh Yên Bái còn rất kém về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn, lý luận và quản lý dẫn đến yêu cầu cấp thiết của việc phát triển đội ngũ này là cần được đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao về mặt chất lượng.

Mục tiêu và phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã tỉnh Yên Bái đến 2015

Về trình độ văn hoá: 100% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (không còn cán bộ, công chức có trình độ văn hoá tiểu học), trong số đó, phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ, công chức tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 70 - 80%. Thứ hai: Nâng cao năng lực lãnh đạo, trong chỉ đạo cần phải thực hiện đúng quan điểm của Đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Đối tượng cán bộ, công chức cần được thu hút và đào tạo, bồi dưỡng

Từ thực tế về chất lượng cũng như số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái còn nhiều yếu kém, do đó việc phát triển đội ngũ này trở nên vững mạnh hơn cần phải được chú trọng cả về mặt lượng và mặt chất. Đối với đội ngũ công chức cấp xã thì cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, tin học văn phòng, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước theo các lĩnh vực và đúng chức danh đảm nhiệm của từng cán bộ, công chức.

Yêu cầu và nội dung thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái

Đối với cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng chương trình, giáo trình lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn (biên tập lại, thay nội dung chính sách liên quan tới các tỉnh Tây Nguyên để bổ sung những nội dung cho phù hợp với chính sách, đặc điểm cán bộ cấp cơ sở tỉnh Yên Bái). Bên cạnh đó còn có sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương như: Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cùng phối hợp tổ chức, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Giải pháp về cơ chế tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, công chức Cơ chế tuyển dụng và tiếp nhận đóng vai trò khá quan trọng trong việc

- Đối với sinh viên là con em cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và ngoài tỉnh đã tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên thuộc các chuyên ngành Nông nghiệp, Công nghiệp, Lâm nghiệp, Thương mại và Du lịch, Tài nguyên môi trường, Xây dựng, Giao thông, Y tế, Giáo dục, Bưu chính viễn thông được ưu tiên tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị có nhu cầu và bố trí đúng trình độ và ngành nghề đào tạo. - Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đã công tác nhưng tại tỉnh khác hay là ở trong tỉnh nhưng hiện công tác tại vùng thấp, vùng trung tâm có trình độ đào tạo chuyên khoa, thạc sỹ, tiến sỹ có nguyện vọng về Yên Bái công tác sẽ được xem xét, bố trí vào các cơ quan, đơn vị đang có nhu cầu theo đúng trình độ và ngành nghề đào tạo được hưởng mọi quyền lợi theo chính sách thu hút của tỉnh.

Giải pháp về tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc và dân tộc thiểu số cho các xã vùng cao

Tỉnh rất khuyến khích những sinh viên trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết lên tham gia công tác, làm việc và đóng góp công sức của mình trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đẩy lùi tình trạng đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc tại các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Giải pháp này không những giúp cho các xã vùng cao có được đội ngũ cán bộ, công chức là người địa phương có trình độ, năng lực quản lý tốt mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ, tạo điều kiện được học tập và nghiên cứu tại các trường đại học cho chính đội ngũ sinh viên là con em người dân tộc được cử đi học cử tuyển.

Chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức xã vùng cao

Đối với cán bộ làm hợp đồng, tư vấn theo công việc, yêu cầu trình độ cao để thực hiện các dự án cho các xã vùng cao của tỉnh sẽ được trả lương, thưởng hoặc trả công theo thoả thuận khi ký kết hợp đồng.Thêm vào đó nếu dự án, chương trình đó đem lại hiệu quả cao thì tỉnh sẽ tuỳ theo hiệu quả mang lại để khen thưởng cho cán bộ đó. Đối với cán bộ có trình độ đại học đi học nâng cao sau đại học, trên đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ), học ngoại ngữ, học tiếng dân tộc thiểu số được trợ cấp một lần như chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, được nâng bậc lương trước thời hạn sau khi tốt nghiệp.

Một số giải pháp khác

Cần phải tiến hành rà soỏt và xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, chức danh cán bộ hiện nay, tránh tình trạng cán bộ làm không đúng chuyên môn của mình và sắp xếp lại cán bộ cơ sở theo đúng quy định của nhà nước. Thêm vào đó cần phải tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của cả hệ thống chính trị cơ sở, điều kiện làm việc tốt mới có thể tạo được tâm lý thoải mái, nâng cao được tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao.