MỤC LỤC
Trong suốt cỏc hoạt động thuộc phạm vi của dự ỏn nghiờn cứu này, cú một điều rừ ràng là các hộ chăn nuôi nhỏ thường là đối tượng sử dụng thức ăn thô kết hợp, sử dụng nguyên liệu có hàm lượng đạm thấp (một số có chất gây ô nhiễm), thiếu các biện pháp quản lý chất lượng đầy đủ và có cơ sở hạ tầng yếu. Rất khó để kết luận được phương thức cho ăn nào là kinh tế hơn đối với hộ, vì chi phí cho thức ăn công nghiệp đắt tiền hơn có thể hoặc không được bù đắp bởi việc giảm thời gian nuôi (nghĩa là, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng tôi không thể tìm đủ số hộ có tên trong danh sách VHLSS năm 2006, vì một số hộ ở thời điểm điều tra không còn chăn nuôi, hoặc hộ ở quá xa để tiếp cận phỏng vấn trong bối cảnh hạn chế về thời gian cũng như kinh phí điều tra. Báo cáo chủ yếu tập trung xem xét sự khác biệt giữa các hộ chăn nuôi gà và lợn theo quy mô và vùng, trong đó phân tích sâu hơn việc sử dụng thức ăn công nghiệp so với thức ăn thô, và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs) trong chăn nuôi.
Đối với các hộ chăn nuôi gà, nhóm quy mô nhỏ nhất có tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp tiểu học thấp hơn và tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở cao hơn so với 2 nhóm còn lại. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các hộ có trình độ cao như dạy nghề hay đại học/sau đại học, và không có sự khác biệt lớn giữa các hộ chăn nuôi lợn và hộ chăn nuôi gà.
Các hộ quy mô lớn có độ dài lứa nuôi trung bình là 77 ngày, thấp hơn về mặt thống kê so với các hộ thuộc 2 quy mô còn lại, và giống gà địa phương có chu kỳ nuôi dài hơn (125 ngày) so với các giống cải tiến (65 ngày đối với giống ngoại và 73 ngày đối với giống lai). Thời gian nuôi trung bình một lứa lớn hơn về mặt thống kê ở miền Nam so với miền Bắc (466 ngày so với 351 ngày), phản ánh các hộ ở miền Nam chủ yếu nuôi giống gà ngoại cho năng suất cao hơn so với giống gà địa phương và giống lai.
Các giống lợn địa phương phổ biến hơn ở miền Nam, trong khi ở miền Bắc giống lai được nuôi nhiều hơn (70%).
Thời gian lứa nuôi trung bình ở các hộ điều tra ở miền Bắc dài hơn so với những hộ ở miền Nam (114 ngày so với 89 ngày) và trọng lượng lợn thịt khi bán ở các hộ miền Bắc nhiều hơn 5 kg so với miền Nam. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mặt thống kê trong độ dài lứa nuôi, trọng lượng khi bán và giá bán giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau.
Chi phí thức ăn/ ngày giữa các cách thức cho ăn xét trên toàn mẫu có ý nghĩa thống kê ở mức 10 % b.Chi phí thức ăn/ ngày đối với hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp cao hơn về mặt thống kê ở miền Bắc; không có ý nghĩa thống kê đối với hình thức kết hợp thức ăn hỗn hợp - thức ăn trộn; chi phí trên 1kg thịt tăng trọng cao hơn về mặt thống kê ở miền Nam đối với trường hợp sử dụng thức ăn kết hợp nhưng không có ý nghĩa thống kê với trường hợp chỉ dùng thức ăn hỗn hợp. Chi phí thức ăn/ngày trong trường hợp chỉ dùng thức ăn hỗn hợp thấp hơn về mặt thống kê ở hộ nuôi giống địa phương với mức ý nghĩa 10%, không có sự khác biệt về mặt thống kê theo giống nuôi đối với hộ nuôi theo hình thức kết hợp; chi phí trên 1kg thịt tăng trọng cao hơn về mặt thống kê ở hộ nuôi giống địa phương ở cả hai cách thức cho ăn.
Đối với chăn nuôi lợn thịt trong thời gian trung bình là 98 ngày, chúng tôi nhận thấy khối lượng cho ăn ở các hộ chỉ dùng thức ăn hỗn hợp luôn thấp hơn so với trường hợp cho ăn kết hợp, và tất cả các trường hợp (trừ nhóm hộ quy mô lớn) sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5%. Để đảm bảo tính đồng nhất về nhóm cho việc kiểm tra theo loại nhãn hiệu, chúng tôi lấy những hộ chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp thuộc quy mô trung bình và lớn (hai nhóm này không có sự khác biệt về mặt thống kê với nhau) và so sánh tỷ lệ FCR theo loại nhãn hiệu thức ăn sử dụng.
Theo vùng, nhìn chung các hộ ở miền Bắc, cả hộ chăn nuôi gà và lợn, ít tham gia vào hợp đồng chính thức hơn so với số hộ ở miền Nam, với tỷ lệ 1:2, trong khi đối với hợp đồng phi chính thức, tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn ở miền Bắc tham gia vào cao hơn chút ít so với các hộ miền Nam. Theo quy mụ, rừ ràng là cỏc hộ quy mụ lớn hơn cú xu hướng tham gia nhiều hơn vào hỡnh thức hợp đồng so với các hộ nhỏ hơn, kể cả đối với hợp đồng chính thức và phi chính thức, trừ trường hợp chăn nuôi gà đẻ trong đó các hộ quy mô nhỏ hơn lại có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hợp đồng phi chính thức so với các hộ lớn.
Các hộ chăn nuôi phản ánh rằng họ đã thử sử dụng thức ăn nhãn hiệu nội địa nhưng nhận thấy năng suất giảm xuống, vì vậy họ thích dùng thức ăn nhãn hiệu nước ngoài hơn vì tin tưởng sẽ cho năng suất chăn nuôi cao hơn. Có nhiều hộ hơn ở miền Bắc mua thức ăn chăn nuôi nhãn hiệu nước ngoài so với ở miền Nam, đặc biệt tất cả các hộ chăn nuôi gà được điều tra ở miền Bắc đều mua thức ăn đậm đặc do các doanh nghiệp liên doanh/nước ngoài sản xuất so với 88,2% hộ miền Nam.
Theo quy mô chăn nuôi, hộ có quy mô càng lớn thì tỷ lệ doanh thu bán sản phẩm cho thương nhân địa phương càng thấp trong khi tỷ lệ bán cho các thương nhân bên ngoài từ các tỉnh/vùng khác càng cao, kết luận này đúng đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Có ít hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ bán sản phẩm cho người giết mổ/ chế biến so với các hộ ở 2 nhóm quy mô lớn hơn; ngược lại đối với trường hợp các hộ chăn nuôi lợn, với 17,7% trong tổng doanh thu của các hộ quy mô nhỏ, 14,9% của hộ trung bình và chỉ 6,5% ở nhóm quy mô lớn xuất phát từ đối tượng khách hàng này.
Mặc dù có thực tế là lứa nuôi cuối cùng trong một năm ở rất nhiều trường hợp vẫn chưa được bán, song chúng tôi giả thiết rằng chi phí sản xuất của lứa này cân đối với chi phí con giống chuyển lại từ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trên 1 kg sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà thấp hơn ở miền Nam so với với miền Bắc, và thấp hơn ở các hộ chăn nuôi gà thịt quy mô lớn.
Theo vùng, đối với cả hai loại hộ chăn nuôi, tỷ lệ thu nhập từ vật nuôi chính cao hơn rất nhiều ở các hộ miền Nam so với các hộ miền Bắc, nhưng sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với trường hợp các hộ chăn nuôi lợn. Theo quy mô chăn nuôi, 2 chỉ tiêu theo phần trăm tăng từ hộ quy mô nhỏ đến quy mô lớn hơn, chỉ ra rằng khi quy mô chăn nuôi tăng thì các hộ các có xu hướng chuyên môn hóa vào chăn nuôi một vật nuôi chính.
Theo quy mô chăn nuôi, tỷ trọng của sản phẩm chăn nuôi chính trong tổng doanh thu chăn nuôi và tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp tăng từ các nhóm hộ quy mô nhỏ đến nhóm quy mô lớn, chứng tỏ rằng khi quy mô chăn nuôi tăng các hộ có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi chính. Các hộ còn lại sử dụng kết hợp cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn trộn trong khẩu phần thức ăn hàng ngày cho gà, trong đó thức ăn trộn được sử dụng với khối lượng hơn gấp đôi so với thức ăn hỗn hợp đối với chăn nuôi gà thịt (151 gram/ngày so với 73 gram/ngày), với tỷ lệ thức ăn đậm đặc trong tổng khối lượng thức ăn trộn là khoảng 27%.