Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nuôi cá rô phi cao sản và duy trì môi trường nuôi bền vững

MỤC LỤC

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi

Thực tế nuôi cá rô phi cao sản cho thấy môi trường ao nuôi rất nhanh bị nhiễm bẩn, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi, do thức ăn thừa và phân thải ra từ cá đã làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cá cũng như chất lượng sản phẩm khi thu hoạch.

Chương1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁ RÔ PHI 1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
    • TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
      • AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

        Nhưng sau đó do trình độ quản lý giống kém, dẫn đến sự lai tạp giữa cá rô phi đen và rô phi vằn trong hệ thống nuôi, khiến cho chất lượng di truyền của loài cá rô phi vằn này bị thoái hóa, kéo theo sản lượng cá rô phi của nước ta trong giai đoạn này giảm sút nghiêm trọng. Griffith (1995)[17] thông báo nhờ việc đưa probiotic vào ương tôm giống ở Ecuador trong năm 1992 mà các trại ương tôm giống đã giảm thời gian nghỉ để làm vệ sinh các bể nuôi 7 ngày trong một tháng, sản lượng tôm giống tăng 35% và giảm sử dụng các chất diệt khuẩn đến 94%. Ở Trung Quốc, nghiên cứu probiotic được tập trung vào vi khuẩn quang hợp; Qiao Zhenguo và ctv (1992)[16], nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho tôm (Penaeus chinensis) bằng cách cho vào thức ăn hoặc cho vào nước nuôi tôm, thấy có sự gia tăng khả năng phát triển của tôm, loại trừ nhanh chóng NH3-N, H2S, axit hữu cơ và những chất có hại, cải thiện chất lượng nước và trung hòa độ pH.

        Việc đánh giá về hiệu quả kinh tế và phương pháp sử dụng các loại chế phẩm sinh học đang lưu hành trên thị trường là cần thiết, để hướng dẫn người sản xuất sử dụng từng loại chế phẩm phù hợp với từng đối tượng nuôi, nhằm thu hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản. Các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm liên quan đến vi khuẩn gây bệnh, dư lượng hóa chất dùng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong thực phẩm được xác định là những mối nguy hiểm tiềm ẩn của các sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

        Hình 1.1: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi trồng  thủy sản (Nguyễn Hữu Phúc, 2003 [17])
        Hình 1.1: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Hữu Phúc, 2003 [17])

        Chương2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

        Nitrosomonas, Pseudomonas Nitrobacter, có tác dụng phân hủy và giải phóng các chất độc cho động vật thủy sản nuôi như H2S, NO2-, NH3, giảm COD, BOD trong ao nuôi, làm sạch môi trường, giúp động vật thủy sản nuôi tăng trưởng và phát triển tốt. Sản phẩm của Công ty được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đã được Bộ Thủy sản cho phép lưu hành trên thị trường. Chế phẩm này đã được khảo nghiệm để làm sạch môi trường trong ao nuôi tôm sú công nghiệp ở Quảng Ninh, cho kết quả tốt.

        Hai loại chế phẩm sinh học sử dụng trong thí nghiệm đều rất dễ mua, giá cả hợp lý và dễ sử dụng hơn so với một số loại chế phẩm cải tạo môi trường khác. Ngoài ra, chúng tôi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng của một loại sản phẩm sản xuất trong nước và một loại sản phẩm nhập ngoại. • Dụng cụ đo các yếu tố môi trường tại chỗ và lấy mẫu về phòng thí nghieọm phaõn tớch.

        ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

          Nghiên cứu nuôi thâm canh cá rô phi vằn dòng GIFT (Oreochromis niloticus) đã qua chuyển giới tính.

          PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Theo dừi cỏc yếu tố mụi trường

            Phân tích 2 lần trong thí nghiệm, sau 2 tháng nuôi và trước khi thu hoạch 5 ngày. Sử dụng môi trường đặc hiệu để nuôi cấy vi khuẩn trong lồng ở các nồng độ khác nhau, sau đó đặt ở nhiệt độ thích hợp cho khuẩn lạc phát triển. Đối với vi khuẩn Salmonella: dùng môi trường đặc hiệu là Bismuth sulphite agar; thành phần: Chiết thịt bò: 5g; Pepton: 10,0g; Dextrose: 5,0g;.

            Đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus: dùng môi trường đặc hiệu Staphylococcus Agar No 110; thành phần gồm có: Chiết nấm men: 2,5g;. Sau khi đếm khuẩn lạc, xác định lượng vi khuẩn trong thịt cá theo thang chuaồn.

            BOÁ TRÍ THÍ NGHIEÄM

            Các nghiệm thức của công thức thí nghiệm và đối chứng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

            QUẢN Lí CHĂM SểC 1. Chế độ cho ăn

              Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sau 3 tuần nuôi mới bắt đầu sử dùng chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học được hòa tan vào nước ở nhiệt độ 300C, sục khí trong 30 phút sau đó tạt đều xuống các bể thí nghiệm (tuần thay nước không dùng chế phẩm sinh học). Trong thí nghiệm chế phẩm sinh học dùng vào thứ 3 hàng tuần, sau khi thu mẫu nước.

              + Giữa tháng thứ 3 đến khi thu hoạch sục khí từ 19 giờ đến 7 giờ (những ngày thời tiết u ám thì sục khí thêm vào buổi trưa).

              THU THẬP SỐ LIỆU 1. Yếu tố môi trường

                - NO2- và NH4+ xác định bằng phương pháp so màu (máy so màu Spectro photometer). Cân cá trước khi thả vào bể nuôi thí nghiệm và cân kiểm tra hàng tháng bằng cân điện tử, mỗi bể cân 30 con. Bắt ngẫu nhiên 3 con cá từ mỗi bể thí nghiệm để làm mẫu phân tích 3 chỉ tiêu trên, lấy phần thịt lưng của cá để phân tích, mỗi con cá lấy 33% trọng lượng mẫu.

                Các chi phí nuôi thông thường (không tính các chi phí phân tích) và doanh thu sau khi bán cá được ghi chép để tính toán hiệu quả tài chính của moâ hình.

                XỬ LÝ SỐ LIỆU

                Dùng phương pháp phân tích ANOVA một nhân tố và LSD0,05 để xác định mức độ khác biệt của các yếu tố môi trường và sự tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức.

                KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                • HẠCH TOÁN KINH TẾ

                  Từ tuần thứ 4 thì nhiệt độ nước trung bình của các bể thí nghiệm đều đạt trên 250C và luôn duy trì trong khoảng dưới 350C; Chỉ trừ thời gian đầu thí nghiệm, nhiệt độ nước thấp hơn so với khoảng nhiệt độ thích hợp của cá rô phi. Điều này cho thấy, các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học đã có ảnh hưởng tích cực (gián tiếp) đến ô xy hòa tan trong các bể thí nghiệm như làm giảm COD, phân hủy nhanh các chất thải, duy trì mật độ tảo ổn định hơn so với các bể không dùng chế phẩm sinh học. Biên độ dao động pH trong ngày từ 0,5 – 2; sự dao động tương đối lớn này là do bể thí nghiệm có kích thước nhỏ bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường xung quanh (nhiệt độ, ánh sáng, mưa gió).

                  Hàm lượng H2S liên tục tăng trong các bể thí nghiệm theo các tuần nuôi, đặc biệt là tăng nhanh vào thời điểm cuối vụ nuôi là do giai đoạn đầu lượng chất thải của cá ít, tảo phát triển chậm, do đó lượng H2S trong bể tăng chậm; sau tháng nuôi thứ nhất cá sử dụng số lượng thức ăn tăng lên, chất thải tích tụ nhiều dưới đáy bể nuôi, có thể xảy ra hiện tượng thiếu ô xy cục bộ vào ban đêm. Quá trình hình thành H2S đã được đề cập ở phần trên, là do phân hủy xác động thực vật và khử sunphát trong điều kiện yếm khí, và chuyển từ các dạng FeS, Fe2S3 trong điều kiện hiếu khí (Vũ Trung Tạng, 2000 [19]). Từ kết quả thu được và phân tích về hàm lượng khí H2S trong các bể thí nghiệm có thể thấy rằng nếu giữ pH trong bể thí nghiệm ổn định ở mức cao cho phép sẽ hạn chế rất nhiều đến sự hình thành khí H2S gây độc cho cá nuôi.

                  Trong các bể thí nghiệm đối chứng hàm lượng NO2- đạt giá trị cao nhất; công thức thí nghiệm 1 và 2 do có sử dụng chế phẩm sinh học có thành phần các loại vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Pseudomonas, các loại vi khuẩn này tham gia vào quá trình nitrate hóa và phản nitrate, do đó làm giảm lượng NO2- trong nước, nên đã hạn chế mức độ gây độc cho cá nuôi. Giá trị COD trong các lô thí nghiệm tăng dần theo thời gian nuôi, điều này phù hợp với diễn biến của quá trình nuôi, bởi vì sự tồn đọng các chất thải của cá, thức ăn dư thừa, và mật độ tảo tăng dần theo thời gian nuôi. Sở dĩ có sự sai khác về hàm lượng COD giữa lô đối chứng và công thức thí nghiệm 1, 2 là do công thức thí nghiệm 1 và 2 sử dụng chế phẩm sinh học, gồm các vi khuẩn có lợi phân hủy nhanh các chất cặn bã trong môi trường, duy trì mật độ sinh vật phù du trong các bể thí nghieọm.

                  Tháng có tốc độ tăng trưởng trung bình ngày cao nhất là tháng nuôi thứ 3, ở công thức thí nghiệm 1 tốc độ tăng trưởng của cá đạt 3,32g/ngày; công thức thí nghiệm 2 đạt 3,28g/ngày và đối chứng đạt 3,07g/ngày. Chế phẩm sinh học làm giảm lượng các chất gây độc cho cá (NH3, H2S và NO2-) trong bể nuôi như đã đề cập ở phần trên, do tổ hợp các chủng vi khuẩn có lợi được đưa vào các bể thí nghiệm định kỳ duy trì môi trường nuôi ổn định, kích thích sử dụng thức ăn và sinh trưởng của cá. Các vi sinh vật Fecal coliform, salmonella và Staphylococcus aureus tồn tại và phát triển trong môi trường ô nhiễm hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế ô nhiễm nước nuôi cá, do đó sản phẩm thu được có số lượng các vi sinh vật gây bệnh Fecal coliform, salmonella và Staphylococcus aureus ít hơn trong bể không sử dụng chế phẩm sinh học.

                  Hình 3.1: Biến thiên nhiệt độ nước trong các công thức thí nghiệm  Sự khác biệt về nhiệt độ sáng và chiều của công thức thí nghiệm 1, 2 và  đối chứng không có ý nghĩa (P > 0,05)
                  Hình 3.1: Biến thiên nhiệt độ nước trong các công thức thí nghiệm Sự khác biệt về nhiệt độ sáng và chiều của công thức thí nghiệm 1, 2 và đối chứng không có ý nghĩa (P > 0,05)

                  PHUẽ LUẽC