MỤC LỤC
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại Du lịch thành các loại hình khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Do giới hạn về mục tiêu của đề tài, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số loại hình Du lịch được phân loại theo tiêu thức mục đích chuyến đi [12;24;27].
Theo Mathieson và Wall [24,110], tác động của Du lịch (hoặc Festival) bao gồm 3 yếu tố căn bản: Thứ nhất là yếu tố động lực liên quan đến chuyến đi; Thứ hai là yếu tố tĩnh tại liên quan đến sự lưu lại ở nơi đến; Thứ ba là yếu tố kết quả nhận được liên quan đến hiệu quả kinh tế, tự nhiên, xã hội mà khách Du lịch tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (Sơ đồ 2). Ví dụ như việc gia tăng số lượng khách tham dự Festival lưu trú qua đêm tại các khách sạn sẽ trực tiếp mang lại những gia tăng trong hàng hóa ở các thành phần khách sạn, đồng thời sẽ có thay đổi liên quan đến việc chi trả tiền thưởng hoặc tiền lương, thuế, trợ cấp và dịch vụ, bố trí việc làm tại các khách sạn, đây là những hiệu ứng trực tiếp do việc chi tiêu của khách tham dự Festival.
Các tài nguyên nhân văn có tính hấp dẫn lớn, có sức thu hút khách cao, gồm: hai di sản văn hoá thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế); nhiều di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia; di tích Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu; các công trình kiến trúc tôn giáo; các bảo tàng; các làng nghề thủ công truyền thống; các Lễ hội dân gian, Lễ hội tôn giáo; phong tục, tập quán của các dân tộc ít người; nghệ thuật và mỹ thuật Huế; ẩm thực Huế. Điểm nổi trội của các tài nguyên Du lịch tại TTH là chúng được phân bố tập trung, có tính liên kết cao, bền vững và đặc biệt là tính độc đáo (Di sản văn hoá phi vật thể, quần thể kiến trúc cung đình khá nguyên vẹn và văn hoá cung đình). Lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên Du lịch cho phép TTH phát triển nhiều loại hình Du lịch như: Tham quan, nghỉ dưỡng, Văn hoá gắn với Lễ hội (Festival), sinh thái, nghiên cứu học tập..Cũng chính vì vậy, Thành phố Huế đã được Tổng cục Du lịch công nhận là Thành phố Du lịch và Tỉnh TTH nằm trong vùng trọng điểm Du lịch quốc gia.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo đã được công bố của các cơ quan, tổ chức và số liệu thứ cấp thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi kín hoặc phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, số liệu sơ cấp còn được thu thập qua các báo cáo tổng kết của sở Du lịch, ban tổ chức Festival, báo cáo khoa học, và các nguồn số liệu cập nhật từ các trang Web của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Tổng cục Du lịch (VNAT), ban tổ chức Festival Huế. Đối với điều tra khách tham dự Festival Huế 2004: Theo kinh nghiệm đánh giá động kinh tế của Festival tại một số quốc gia, việc điều tra khách tham dự phải thực hiện ngay trong thời gian diễn ra Festival và sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo cách “lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần” [4,79].
Phương pháp được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là giám đốc khách sạn, chủ các cơ sở kinh doanh lớn trên địa bàn; cán bộ đầu ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực Du lịch, Tài chính, Thống kê. Như lời phát biểu của đại sứ cộng hoà Pháp tại Việt Nam [1,3] Ông Serge Degallaix: “Liên hoan hàm chứa nhiều kỳ vọng và ý nghĩa, mong muốn vừa chào đón năm 2000 lại vừa đánh dấu khởi điểm cho một cuộc giao lưu trao đổi sẽ trở thành định kỳ và mang tính đa văn hoá..Liên hoan sẽ tạo cơ hội thuận lợi mới mẻ cho TPH và Tỉnh TTH, là một nhân tố đáng kể trong bối cảnh phát triển kinh tế địa phương". Hay như lời phát biểu của Ông Chủ tịch Tỉnh TTH [1,5] Nguyễn Văn Mễ: “Thành công của Festival Huế 2000 sẽ là biểu hiệu - chí vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất vốn giàu truyền thống văn hoá và mong muốn vươn lên tự khẳng định mình là một trung tâm văn hoá Du lịch của cả nước, là nơi tổ chức các Lễ hội định kỳ;.
Theo đánh giá chung [32], Festival Huế 2004 đã : “từng bức tiếp thu được công nghệ tổ chức Festival theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá..Là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ đối ngoại về chính trị, kinh tế, theo hướng đa phương hoá, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh TTH hội nhập và phát triển”. Trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những tác động trực tiếp của Festival 2004 đối với các khách sạn nhà hàng tại Thành phố Huế, hay nói cách khác, việc đánh giá tác động kinh tế của Festival 2004 đối khách sạn, nhà hàng sẽ thực hiện thông qua ước tính tổng mức và cơ cấu chi tiêu của khách tham dự Festival 2004. Để tiện cho việc trình bày và ước tính tác động chúng ta gọi nhóm khách đến Huế vì mục đích tham dự Festival Huế 2004 là “khách tham dự” và nhóm khách Du lịch, công tác, nghiên cứu, học tập và mục đích khác đến Huế trùng hợp ngẫu nhiên với thời diểm tổ chức Festival Huế 2004 là “khách Du lịch thông thường”.
Các yếu tố địa phương và mức thu nhập có ảnh hưởng khỏ rừ đến mức chi tiờu của khỏch tham dự, vớ dụ như khỏch tham dự đến từ TP Hồ Chí Minh có mức chi tiêu cao, họ chi phí nhiều hơn các địa phương khác về lưu trú, ăn uống và đi lại; khách có mức thu nhập cao chi tiêu nhiều hơn khách có thu nhập thấp. Do điều kiện không có dữ liệu về tỷ lệ “rò rỉ” của ngành Du lịch TTH (vấn đề này chưa được nghiên cứu), đồng thời, xét thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Du lịch tại TTH, đến thời điểm hiện tại (Festival huế 2004) thu nhập cá nhân của người lao động trong ngành Du lịch chưa đủ để tích lũy; chỉ có một số ít các doanh nghiệp Du lịch trên địa bàn tỉnh có tích lũy nhưng với mức không đáng kể.
Mặt khác, để chuẩn bị cho việc kinh doanh trong dịp Festival 2004, các khách sạn, nhà hàng cũng đã có những hoạt động đầu tư tăng năng lực kinh doanh như: xây dựng mới cơ sở vật chất; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, trang thiết bị phục vụ để duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ; tăng cường thêm đội ngũ lao động và đào tạo đội ngũ để đảm bảo cho công tác đón tiếp và phục vụ khách; hoạt động. Để hiểu sâu thêm tác động của Festival Huế 2004, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chủ doanh nghiệp, Giám đốc các khách sạn với 5 câu hỏi liên quan đến tác động kinh tế của Festival Huế 2004, với 5 mức đánh giá theo thang điểm Likert (từ 5 điểm - rất đồng ý đến 1 điểm - rất không đồng ý), tổng hợp kết quả điều tra và phân tích phương sai bảng 17. Trên thực tế thì số lao động bán thời gian mà các cơ sở tuyển thêm có thể nhiều hơn số liệu điều tra, đơn cử như trong thời gian tổ chức Festival Huế 2004, công ty Du lịch Hương giang đã sử dụng 150 học sinh trong đại dạ tiệc, và 50 học sinh khác tăng cường tại Khách sạn; Khách sạn Saigon - Morin sử dụng 40 học sinh; Khách sạn Century sử dụng 50 học sinh nhiều doanh nghiệp khác được tăng cường lực lượng học sinh từ trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế nhưng không thống kê vào phiếu điều tra.
Các vấn đề về an ninh trật tự, giá cả thị trường tăng, ô nhiễm môi trường tuy có những đánh giá khác nhau giữa các nhóm đối tượng sở hữu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ doanh nghiệp, nhưng tựu chung đều cho rằng các vấn đề trên đã được chính quyền thực hiện tốt, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Khách sạn, Nhà hàng trong dịp Festival Huế 2004. Ngoài các khoản hỗ trợ trực tiếp đã nêu, các khoản tài chính khác từ trung ương thông qua các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng như: mở rộng quốc lộ, chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khác được hoàn thành đưa vào phục vụ Festival 2004 cũng cần được xem xét về mức độ tác động kinh tế. Tuy chưa có thống kê đầy đủ từ các cơ quan chức năng, nhưng với mức gia tăng doanh thu từ các hoạt động kinh tế của địa phương trong dịp Festival Huế 2004 thì nhận định của một số chuyên gia về mức gia tăng thuế (đối với khách sạn, nhà hàng) từ 20 – 25 % so với cùng kỳ năm trước là có cơ sở.
Theo quan điểm của chúng tôi, phương án 3 là phù hợp mục tiêu của ngành Du lịch TTH và tình hình thực tế về phát triển Du lịch TTH hiện nay.
Festival Huế không chỉ đơn thuần là một diễn đàn giao lưu văn hóa của nhiều vùng văn hóa trong nước và quốc tế, mà còn là một Lễ hội Du lịch lớn, góp phần quan trọng trong việc tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của Huế, thúc đẩy phát triển kinh tế Du lịch, tạo ra cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. - Cần đặt vấn đề với bộ giao thông vận tải, Tổng cục đường sắt tăng cường các chuyến tàu Du lịch đến Huế từ hai trung tâm nguồn khách Hà nội và Thành phố Hô Chí Minh; đặt vấn đề với Vietnam Airlines tăng các chuyến bay đến Huế; yêu cầu các công ty vận chuyển trong tỉnh phối hợp với các công ty vận chuyển ngoài tỉnh tổ chức thêm các tuyến xe chất lượng cao phục vụ du khách tham dự Festival. Hơn nữa, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế, tiến trình hội nhập đang được đẩy mạnh, đặc biệt là tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), góp phần tạo ra một hình ảnh mới về Du lịch Việt Nam - Một quốc gia phát triển năng động, giàu bản sắc văn hóa dân tộc và những tài nguyên thiên nhiên quí giá, một điểm đến an toàn, hấp dẫn.