Phân tích sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội

MỤC LỤC

Hệ thống sản xuất kinh doanh

- Phân xưởng dệt 2: là phân xưởng sử dụng các thiết bị dệt cơ khí - Phân xưởng dệt 3: là phân xưởng sử dụng các thiết bị dệt computer Hai phân xưởng này chuyên dệt bít tất từ các loại nguyên liệu mộc hoặc từ nguyên liệu hoặc nhuộm thành phẩm. Sau khi bít tất được dệt từ nguyên liệu mộc thường có màu trắng thì khâu tiếp theo chúng được qua phân xưởng nhuộm để cho ra những sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng. Ngoài ra còn có thao tác nhuộm thành phẩm, tức là các sản phẩm đã được hoàn thành ở khâu trước và phải qua công đoạn thêu thì nhuộm thành phẩm.

Ở dây chuyền đầu tiên, đầu vào là vật liệu mộc như sợi, bông còn dây chuyền thứ hai thì đầu vào là vật liệu đã qua xử lý nhuộm trước khi dệt.

Đặc điểm về đội ngũ lao động

Như vậy, lao động trong công ty chủ yếu là công nhân và công nhân kỹ thuật, mới được đào tạo cơ bản về các kỹ năng công việc. Số lượng lao động đã được đào tạo bài bản, qua trường lớp (đại học, cao đẳng) còn ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, công ty đã có sự sắp xếp lại đội ngũ lao động với cơ cấu gọn nhẹ hơn và phù hợp hơn với tình hình sản xuất của công ty cũng như nhu cầu tiêu thụ thực tế của thị trường.

Cùng với việc tuyển dụng những lao động có trình độ cao hơn, công ty cũng không ngừng tiến hành các hoạt động đào tạo và đào tạo lại lao động để nâng cao trình độ và năng lực sản xuất cho cán bộ công nhân toàn công ty.

Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Phần lớn số thiết bị trên là hoàn toàn tự động, trong đó có một số thiết bị thêu, dệt sử dụng vi mạch điều khiển, thiết kế và lập trình trên máy tính. Thêm vào đó, hệ thống nhà xưởng, kho chứa và hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty cũng được mở rộng và phát triển rất nhiều. Mặc dù vậy, có một điều dễ nhận thấy là trụ sở chính của công ty đặt tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội là một nơi không thuận lợi về giao thông, mặt bằng sản xuất vỏn vẹn chỉ 11000m².

Vì vậy, trong thời gian tới, công ty đang có hướng di dời toàn công ty về nơi có địa thế thuận lợi hơn để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất của toàn công ty.

Tình hình tài chính của công ty

Hiện đã có trên 30 cửa hàng, đại lý ở khắp các tỉnh thành của cả nước bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Đánh giá về tính ổn định của nguồn vốn thì có 1,58% nguồn vốn lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn dài hạn và 98,42% được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động có tính chất tạm thời nên đã giúp công ty chủ động được vốn lưu động và đáp ứng. Công ty đã thiết lập được mô hình tài trợ khá phổ biến với vốn lưu động thường xuyên cần thiết thì được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn còn vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Mô hình này giúp công ty xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn, do đó có thể hạn chế các chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm và những rủi ro về mặt tài chính cho công ty.

Đặc điểm về sản phẩm

Cơ cấu tài trợ này cho ta thấy công ty có khả năng tự chủ cao trong điều hành kinh doanh. Tính chất cơ lý của sản phẩm được kiểm tra tại trung tâm I – tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Thêm vào đó, công ty thường xuyên thăm dò, nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm có tính thời trang và cạnh tranh cao về kỹ thuật , thẩm mỹ.

Chính những điều này đã làm cho sản phẩm của công ty luôn đảm bảo đạt được chất lượng tốt nhất, đáp ứng cao nhất với những nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh 1. Khách hàng

Thị trường tiêu thụ

Trước đây công ty chỉ có 6 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tập trung ở Hà Nội nên việc tiêu thụ ở các thị trường ngoài vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà buôn ở các tỉnh đến mua hàng trực tiếp tại công ty. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mạng lưới tiêu thụ của công ty đã phát triển khá rộng rãi với nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội (5 cửa hàng), Hồ Chí Minh (5 cửa hàng), Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Vinh, Đà Nẵng … Điều này đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh công ty cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thị trường nước ngoài của công ty cũng khá đa dạng, bao gồm Nhật Bản, Nga, Hà Lan, Canada, Lào… Tuy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây không cao lắm nhưng cũng ghi nhận được sự phát triển đáng kể của công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, giới thiệu sản phẩm của mình tới các thị trường mới và củng cố niềm tin của những khách hàng cũ, công ty cũng thường xuyên tiến hành các chương trình xúc tiến thương mại và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế.

Đối thủ cạnh tranh

Tuy nhiên, cùng với những cơ sở sản xuất tư nhân thì vẫn có những đối thủ cạnh tranh đáng gườm, với năng lực sản xuất vượt trội hơn hẳn đang tồn tại và hoạt động song song với công ty. Có thể kể đến là công ty dệt kim Đông Xuân với năng lực sản xuất từ 10 đến 12 triệu sản phẩm mỗi năm, hay công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và phát triển mỹ nghệ Đông Nam Á, công ty trách nhiệm hữu hạn Long Khải…. Trên thị trường nước ngoài hiện nay cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh đang tranh dành thị phần của công ty, những đối thủ này hầu hết đến từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào… Đây là những nước có nền công nghiệp dệt tương đối phát triển.

Thêm vào đó, sản phẩm của các đối thủ Trung Quốc còn có giá thành thấp hơn hẳn giá thành sản phẩm cùng loại của công ty do họ chủ động được nguyên liệu đầu vào chứ không như chúng ta phải nhập nguyên liệu để sản xuất.

KẾT QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI

Kết quả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Điều này chứng tỏ, công ty đã không tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có, tuy nhiên, cũng đang ngày càng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Ngược lại, nếu sản xuất quá ít thì lại dẫn đến tình trạng lãng phí chi phí cố định, hiệu quả sản xuất không cao và có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. - Năm 2008, trong khi cả thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sức tiêu dùng giảm sút thì công ty vẫn duy trì được mức tiêu thụ đạt 94.92% số sản phẩm sản xuất ra.

- Sức tiêu thụ của thị trường nội địa chỉ đạt khoảng hơn 30% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty với mức tiêu thụ hàng năm vào khoảng trên 1 triệu đôi bít tất.

Kết quả về doanh thu, đóng góp cho ngân sách và thu nhập của người lao động

- Về đóng góp cho ngân sách nhà nước: nhìn vào bảng trên có thể thấy khi doanh thu của công ty tăng thì lợi nhuận cũng sẽ tăng và đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước vì thế cũng tăng theo. - Về thu nhập cho người lao động: năm 2005, sau khi cổ phần hóa, công ty đã tiến hành sắp xếp lại lao động theo hướng tinh giảm đội ngũ lao động, nâng cao chất lượng lao động và qua đó để tăng thu nhập cũng như quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, có lẽ tốc độ tăng thu nhập này chỉ đủ để duy trì cuộc sống hiện tại của người lao động mà không đủ để làm tăng mức sống cho người lao động được.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực cũng như trong nước có nhiều bất ổn nhưng công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá và có doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân.

Bảng 6: Doanh thu, lợi nhuận của công ty năm 2006, 2007, 2008
Bảng 6: Doanh thu, lợi nhuận của công ty năm 2006, 2007, 2008

Kết quả về khách hàng và thị trường tiêu thụ

Từ những nhận xét trên có thể thấy trong những năm gần đây, công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi và phát triển ổn định.

TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

    Đối với thị trường xuất khẩu như Nhật, Mỹ, châu Âu… công ty tiếp tục duy trì tốt hình ảnh của mình bằng cách đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách hàng và các hợp đồng kinh tế đã ký, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh trên các thị trường này, đảm bảo tiến độ giao hàng… Thực hiện tốt nhất những điều này đồng nghĩa với việc công ty đã đảm bảo trách nhiệm xã hội của mình. - Công ty có bản mô tả công việc cho từng vị trí làm việc của công nhân viờn để họ nhận thức và cú ý thức rừ hơn về quyền lợi, trỏch nhiệm và những công việc cụ thể mà họ phải hoàn thành, đồng thời cũng để xác định các điều kiện cần thiết trong tuyển dụng và tuyển chọn lao động. Do đó, so song với việc áp dụng hệ thống chất lượng Iso 9002, công ty đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản trị chất lượng toàn diện TQM để làm công cụ hỗ trợ đắc lực, thúc đẩy việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

    Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng TQM là phù hợp với tập quán quản trị chất lượng của Nhật, đáp ứng yêu cầu chất lượng và tạo lòng tinh cho khách hàng Nhật nói riêng và khách hàng nói chung, tạo điều kiện duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ.