MỤC LỤC
Việt Nam đang là một trong 90 nước kém phát triển nhất về công nghệ, với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia nếu Việt Nam không nhánh tróng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì đây là một yếu tố làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới. Khi chất lượng đội ngũ lao động đã được cải thiện, thì đó là một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng cao trình độ của nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển như nước ta hiện nay.
Vấn đề kỹ thuật công nghệ không phải quá khó khăn phức tạp vì chúng ta phát triển kinh tế trong điều kiện thế giới và các nước trong khu vực có một nền khoa học công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến đi trước chúng ta rất xa. * Đối với toàn bộ nền kinh tế vốn được ví như máu trong một cơ thể sống, vốn là điều kiện để nhà nước cơ cấu lại các ngành sản xuất nâng cao cơ sở hạ tầng mở rộng đầu tư, tăng phúc lợi xã hội, mặt khác vốn là tiền đề để nhà nước thực hiện phân công lao động xã hội, thu hút đầu tư nguồn vốn nước ngoài ổn định chính sách vĩ mô, đảm bảo ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Tiếp nhận ODA thường gắn với sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả vay nợ. Là vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quá trình quản lý sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra.
* Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. * Có điều kiện để phát triển trình độ khoa học – công nghệ do đã chuyển giao công nghệ được coi là lạc hậu sang các nước chậm và đang phát triển.
Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế Việt.
Chiếm bình quân trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10 năm qua, khu vực đầu tư nước ngoài trở thành nguồn đầu tư phát triển lớn thứ hai sau vốn đầu tư của dân doanh: bổ sung không chỉ nguồn vốn mà cả công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến tạo thêm nhiều ngành nghề mới, sản phẩm và việc làm mới, qua đó góp phần khai thác các nguồn lực trong nước và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở những vùng tương đối giầu và những vùng công nghiệp, dịch vụ, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ có xu hướng làm tăng thêm tính nhị nguyên của nền kinh tế : nền kinh tế với công nghệ tiên tiến, phát triển nhanh với khu vực phát triển chậm, lạc hậu.
Theo khoản 1 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao ( BOT ) là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam “. Theo khoản 12 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh ( BTO ) là văn bản ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trính kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho bên Việt Nam.
Hệ thống pháp luật : bao gồm luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư ( giải quyết các thủ tục đầu tư, hướng dẫn đầu tư, đánh giá dự án..) hệ thống luật pháp là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác định mức lợi nhuận của các nhà đầu tư và quyết định của họ. Tóm lại chúng ta vừa xem xét một vài nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài nhưng trên thực tế còn nhiều nhân tố khác, nhưng điều quan trọng là phải xem xét yếu tố nào đóng vai trò quyết định để từ đó chọn giải pháp thích hợp cho thu hút đầu tư nước ngoài.
Các công ty đa quốc gia này hầu hết đều thuộc về ba trung tâm lớn là Hoa Kì , Nhật Bản và Tây Âu , số còn lại không lớn lắm của các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc , Mexico , Nam Phi , Singapo có trụ sở ở hầu hết các nước trên thế giới , chúng tham gia vào hầu hết các lĩnh vực đầu tư như công nghệ tin học , công nghệ sinh học , vật liệu mới cho đến những lĩnh vực có trình độ thấp hơn như khai khoáng chế biến có thể nói không có một chương trình FDI nào dù quy mô lớn vài tỷ đô la đến quy mô nhỏ một vài triệu đô mà không có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các Công ty này. Đó là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản , công nghệ do dưới những điều kiện mới do tác động của cách mạng khoa học công nghệ và sự can thiệp của bản thân chủ nghĩa tư bản độc quyền , độc quyền nhà nước , làm tăng cường hơn nữa quá trình quốc tế hoá sản xuất và lưu thông trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra gay gắt như hiện nay.
Ngày nay các Công ty đa quốc gia chiếm trên 40% sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản , 65% ngoại thương và gần 90% kĩ thuật công nghệ mới. * Đối với những xí nghiệp xuất khẩu thì được miễm thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, phụ tùng thay thế và đối với hàng hoá sử dụng cho tái sản xuất.
Rừ ràng chớnh phủ Thỏi Lan đó đảm bảo ưu tiờn cho đầu tư trong nước phỏt triển.
* Indonexia chỉ có một hình thức đầu tư trực tiếp đó là liên doanh trong đó bên Indonexia phải sở hữu ít nhất 20% vốn và trong 15 năm sau khi hoạt động phải tiến tới sở hữu ít nhất 51% vốn pháp định. Tại đây, kinh nghiệm mà chúng ta học hỏi đó là đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhưng lấy hình thức liên doanh là hình thức chủ đạo nhằm tạo điều kiện cho nước chủ nhà vừa học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại vừa tận dụng được các khoản đầu tư nâng cao trình độ sản xuất.
Xem xét đồng thời với các nước trong khu vực cho thấy những lý do cơ bản để giải thích cho mục đích đầu tư của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là: Nhằm duy trì và mở rộng thị phần của Nhật Bản; Phát triển thị trường mới; Xuất khẩu hàng hoá Nhật Bản; Xuất khẩu sang nước thứ ba; Phát triển các cơ sở sản xuất ở nước ngoài; Đảm bảo nguồn cung cấp các linh kiện cho các cơ sở chế tạo, lắp ráp ( bao gồm cả các cơ sở sản xuất của Nhật Bản ở nước ngoài ); Tránh rủi ro về hối đoái. Ở Việt Nam, theo kết quả của cuộc điều tra của Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (Exim Bank), đối với một số lượng lớn các công ty Nhật Bản có tham gia vào hoạt động FDI ở khu vực này cho thấy, hoạt động đầu tư của Nhật Bản tập chung chủ yếu vào việc khai thác nguồn lao động rẻ của Việt Nam (65,3%), phát triển thị trường mới(61,1%) và xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba(28,4%), trong khi đó lý do phổ biến nhất hiện nay cho hoạt động FDI của Nhật Bản đầu tư vào khu vực Đông Nam Á thì thứ tự tầm quan trọng lại là: duy trì và mở rộng thị phần (64,5%); tiếp theo là xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba (42,6%); và tiếp đó mới là đảm bảo khai thác nguồn lao động rẻ (40,1%) ở khu vực này.
Khoảng 74% vốn đầu tư tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (kể cả dầu khí) và vật liệu xây dựng, cao hơn mức bình quân của FDI vào công nghiệp Việt Nam (tính theo dự án khoảng 61-62%, theo vốn khoảng 53,92%).Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Rôbốt công nghiệp (Hải Phòng), linh kiện điện tử (Fujitsu), vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp..mà phía Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khoảng 74% vốn đầu tư tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (kể cả dầu khí) và vật liệu xây dựng ( biểu 6 ), cao hơn mức bình quân của FDI vào công nghiệp Việt Nam (tính theo dự án khoảng 61-62%, theo vốn khoảng 53,92%).Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Rôbốt công nghiệp (Hải Phòng), linh kiện điện tử (Fujitsu), vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp..mà phía Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Nguồn: Vụ đầu t nớc ngoài ĐTNN (MPI) Số liệu bảng 13 phản ánh các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã thu hút được hơn 35 vạn lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp (xây dựng, cung ứng dịch vụ..). Theo đánh giá của tổ chức Ngân hàng thế giới có thể lên tới 1 triệu người vì theo cách tính cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2 tới 3 lao động gián tiếp khác trong cung ứng dịch vụ, xây dựng.. Cùng với việc góp phần tạo việc làm cho người lao động, doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản còn thúc đẩy quá trình cải thiện đời sống của người lao động. thông qua mức lương tương đối khá so với mức lương trung bình của toàn xã hội. Kết quả điều tra của Jetro cho thấy lương hàng tháng của một kỹ sư ở Hà Nội khoảng 263 USD, ở Thành phố Hồ Chí Minh 216 USD trong khi ở Jakarta chỉ có 177 USD. Ngoài ra các doanh nghiệp Nhật còn góp phần vào các hoạt động văn hoá, thể thao, đào tạo thông qua các quỹ tài trợ như quỹ Toyota, quỹ Mitsubishi .. Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Số lượng lao động. Liên doanh Sony Việt Nam. Tân Bình Hàng điện tử > 5500 người Liên doanh Honda. Vĩnh Phú Sản xuất & lắp ráp xe gắn máy. Những lao động làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản này có mức thu nhập bình quân lớn hơn nhiều so với lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong nước. So sánh việc làm tại các doanh nghiệp có FDI của Nhật Bản tại Việt Nam. Đơn vị: người Doanh nghiệp Lĩnh vực. Việc làm trực tiếp. Việc làm gián tiếp. biến nông sản Haiha –. Nguồn: Bộ KH&ĐT; Bộ LĐTB & Xã Hội Các doanh nghiệp có vốn liên doanh của Nhật Bản tại Việt Nam đã thu hút một số lượng khá lớn lao động trực tiếp có mức thu nhập cao đồng thời tạo việc làm cho một số lượng lớn hơn rất nhiều lao động gián tiếp phục vụ cho các doanh nghiệp này. e) Những tác động tích cực khác. Theo thống kê, khu vực có vốn FDI đã đóng góp khoảng 10% trong việc nâng cao tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam. tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm. Nếu tính cả dầu khí thì thì tỷ lệ này lên tới trên 20%, trong đó tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Nhật Bản trong khu vực FDI nói chung cũng chiếm khoảng 11%. Theo phương pháp ngoại suy có thể xác định hàng năm phần đóng góp của riêng khu vực doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bản khoảng 1,1% gia tăng GDP. Tương tự, FDI của Nhật cũng góp phần làm gia tăng thu ngân sách hàng năm lên 0,7%, cải thiện cơ cấu đầu tư, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu lao động giúp chúng ta chủ động trong cân đối ngân sách và về lâu dài tác động tích cực đến cán cân thương mại. Đồng thời, FDI cũng góp phần thúc đẩy nhanh hơn công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới. Nhất là trong bối cảnh nước ta vừa bắt đầu công cuộc đổi mới, đang trong tình trạng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, các nguồn FDI khu vực ASEAN bị suy giảm đột ngột, thì nguồn FDI và ODA của Nhật Bản đã bổ sung kịp thời, đúng lúc, để duy trì nguồn vốn phát triển kinh tế đất nước và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khác. 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân a)Sự mất cân đối giữa các vùng. Số liệu tại bảng 5 và 6 (đầu tư Nhật Bản theo ngành) phản ỏnh rừ cỏc dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tập chung chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ. Điều đó rất thích hợp với xu hướng CNH-HĐH hiện nay của Việt Nam, nhưng lại chưa xứng với tiềm năng nông, lâm nghiệp của chúng ta. Việt Nam đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Ngoài ra, Việt Nam trồng được các cây nông nghiệp cho sản phẩm giá trị cao như hồ tiêu, hạt điều, quế, hồi, .. Đây là nguyên liệu quan trọng hầu như không thể thiếu trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Những “sản vật” này được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế, hoặc sản phẩm thô, nên giá trị xuất khẩu thu được thấp. Việt Nam rất cần hợp tác với các nhà chế biến Nhật Bản thông qua công nghệ Nhật Bản chế biến nông sản thành những sản phẩm có giá trị cao, bởi vì người tiêu dùng Nhật được đánh giá là rất “kỹ tính” trong tiêu dùng sản phẩm nước ngoài. Khi đã chinh. phục được người tiêu dùng Nhật Bản bằng chính công nghệ của Nhật Bản, thì việc thâm nhập thị trường Nhật Bản nói chung, các nước Châu Á khác nói riêng chỉ là vấn đề “kỹ thuật”. Về lâm nghiệp, hiện nay có một dự án trồng rừng Quy Nhơn do Công ty trồng rừng Quy Nhơn - công ty 100% vốn của Nhật Bản, là có tiến độ thực hiện khá nhanh. c) Chưa đáp ứng được yêu cầu của phía Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp tổ chức vào tháng 10/2001, phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm cũng đã thừa nhận: “Bên cạnh những mặt làm được rất quan trọng, cũng còn có những tồn tại trong môi trường đầu tư mà chúng tôi đang ra sức khắc phục, trong đó có thể kể đến sự chưa đầy đủ và chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, việc thực thi luật pháp chưa nghiêm, thủ tục hành chính cần được tiếp tục cải tiến và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn thiếu chặt chẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Giáo sư Tsuboi Yoshihara, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam đã viết: “Không chỉ những vấn đề về cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội như đường xá, cầu cống, cảng, đường sắt ở trong tình trạng yếu kém, mà còn có nhiều yếu điểm tồn tại trong các lĩnh vực khác như hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện, quá trình làm các thủ tục hành chính từ khâu nộp đơn đến khâu ra quyết định cuối cùng quá lâu và không trong sạch.
Nếu trong năm 97 và 98 nền kinh tế Nhật Bản rơi vào mức tăng trưởng âm đã làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản thì năm 99 nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 0,6% một năm. Mặc dù Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhưng do chưa hội nhập sâu và hơn nữa do có sự điều tiết vĩ mô tốt, Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định kinh tế xã hội trong nhưng năm qua.
Nữa sau những năm 90 phần lớn đầu tư của Nhật Bản lại chuyển sang lĩnh vực công nghiệp ( 2/3 số dự án và hơn 2/3 số vốn đầu tư ) trong đó có khá nhiều dự án tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đang chú trọng phát triển như công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô xe máy. Tình hình đầu tư của Nhật Bản trong thời gian qua cùng những phương hướng, mục tiêu và nhu cầu vốn đặt ra đối với đất nước chúng ta có thể đặt niềm tin vào việc sẽ thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hơn nữa những tác động tích cực của nó tới phát triển kinh tế.
Để thành lập quỹ hỗ trợ cho vay vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn tự có và một phần huy động của các ngân hàng cần phải có nguồn vốn hỗ trợ chính sách khác của nhà nước ( như nguồn. ngân sách, nguồn tài trợ quốc tế..) ngoài ra để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tích luỹ, tích tụ, tập trung giảm vốn nhanh hơn cần có các chính sách ưu đãi như giảm thuế doanh thu, thúê lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, áp dụng mức lãi xuất ưu đãi đối với một số liên doanh mới hình thành có tỷ xuất lợi nhuận thấp hoặc áp dụng khoa học tiến bộ cao, công nghệ cao tạo nhiều việc làm. Chính vị vậy để góp phần đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản chúng ta nên có những giải pháp như trong công tác tiếp nhận và nghiên cứu tính khả thi của dự án phải xem xét một cách có hệ thống trên cơ sở đánh giá, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng, không nên vì chạy theo các dự án lớn,nhất là những dự án dưới hình thức liên doanh, vượt qua khả năng thực hiện của phía Việt Nam, đặc biệt là về vốn và điều hành quản lý dự án, lĩnh vực ta chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, sẽ dẫn đến không hoàn thành trách nhiệm, hiệu quả không tốt gây mất lòng tin đối với phía đối tác Nhật Bản.