Mô hình hóa tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, chính sách tới khoảng cách phát triển thành thị - nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế

MỤC LỤC

Bất bình đẳng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới 1 Tổng quan về bất bình đẳng

Công bằng xã hội

Qua đó làm biến đổi cơ cấu xã hội, tác động tới quản lý kinh tế và xã hội, đến sự thay đổi thể chế và công nghệ và làm biến đổi con người, các nhóm xã hội về tư duy, hành vi…hay tác động trực tiếp tới quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế và xã hội, đến bất bình đẳng xã hội, cũng như tới xóa đói giảm nghèo. Lý do là phần lớn đầu tư mới của nước ngoài sẽ đổ vào vùng thành thị, đặc biệt là khu vực mới được mở cửa như ngành du lịch bao gồm bảo hiểm, ngân hàng, bán lẻ và bán sỉ, xuất nhập cảng, phân phối, chuyên chở, giải trí, pháp lý, xây cất, địa ốc, viễn thông, … Trong khi đo mức tiêu thụ của nhóm người giàu sẽ làm gia tăng giá cả.

Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị nông thôn và phân theo vùng (%)
Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị nông thôn và phân theo vùng (%)

Mễ HèNH HểA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Mô hình hóa tác động của các nhân tố tới bất bình đẳng ở thành thị và nông thôn Việt Nam

    Đặc biệt từ năm 2002 đến 2010, TCTK tiến hành Khảo sát mức sống hộ gia đình (KSMS) Việt Nam 2 năm một lần vào những năm chẵn nhằm theo dừi và giỏm sỏt một cỏch cú hệ thống mức sống cỏc tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên dàn mẫu gồm 2 danh sách: danh sách các hộ gia đình và danh sách các thành viên trong hộ gia đình (Bao gồm chủ hộ và các thành viên) của cả nước kèm theo số liệu của các biến có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mức sống của người Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được lấy từ Tổng cục thống kê, mẫu của Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam được chọn độc lập theo hai khu vực Thành thị và Nông thôn, và được phân tách thành 8 vùng kinh tế. Các số liệu sử để phân tích đặc điểm hộ gia đình chúng tôi sử dụng bao gồm số lượng người đang sống trong các hộ gia đình (hhsize), kích thước hộ gia đình càng lớn thì chi tiêu bình quân càng nhỏ, tỷ lệ của trẻ em dưới 16 tuổi đang sống trong hộ gia đình (pchi), tỷ lệ các thành viên đang trong độ tuổi lao động (plab) tỷ lệ các thành viên đã nghỉ hưu trong gia đình trên 60 tuổi (pold), kinh.

    Các biến giả cũng cho thấy các chủ hộ gia đình và các thành viên trong gia đình làm việc trong các ngành khác nhau (agri = 1 cho nông nghiệp, manu = 1 cho công nghiệp, serv = 1 cho các ngành dịch vụ) và làm việc trong các khu vực khác nhau (foreg =1 cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài, gov =1 cho khu vực kinh tế nhà nước hay kinh tế tập thể, priv =1 cho khu vực kinh tế tư nhân hay hộ gia đình). Ngược lại yếu tố độ mở cấp tỉnh của nền kinh tế lại cú khoảng cỏch rừ rệt giữa cỏc phõn vị, nhúm thành thị sống trong môi trường có ảnh hưởng của hội nhập nhiều hơn so với nhóm dân cư ở nông thôn, trong năm 2006 độ mở của nền kinh tế ở thành thị cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn, ở nông thôn thì ở nhóm có chi tiêu cao nhất, độ mở trung bình là 35.94 trong đó ở thành thị là 58.57, cao hơn nhiều so với nông thôn.

    Bảng 5: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2006
    Bảng 5: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2006

    Phân tích kết quả hồi quy

      Như các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng đặc biệt khó khăn miền núi như 134,135,143… các chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số đã tạo lập được hệ thống đường xá, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi, điện….cho địa phương góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao mặt bằng dân trí. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp phải những khó khăn về vốn đầu tư, nguồn nhân lực hoạt động và ở địa phương, hoạt động còn dàn trải, thất thoát lãng phí….vì vậy cần có những chính sách quản lý mạnh mẽ hơn, công tác điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để các chương trình này có thể mang lại sức bật mới cho người dân tộc, vùng sâu vùng xa. Ví dụ các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực sản xuất của người dân vùng sâu vùng xa như: bò sữa lai sin ở các tỉnh phía bắc, mía đường ở miền trung….Do chưa đánh giá đầy đủ những yếu tố tác động, khả năng của người dân, đầu ra cho sản phẩm nên các chương trình này rơi vào bế tắc một thời gian dài dẫn tới cuộc sống người dân phải lao đao trong các khoản nợ.

      Trong khi khoảng cách thành thị nông thôn hình thành do các đặc tính chỉ chiếm khoảng 20% ở hầu hết các mức phân vị (phân vị sau giảm nhẹ) thì thu nhập từ các đặc tính tăng lên theo các phân vị và đóng góp nhiều hơn so với yếu tố đặc tính (trên 40% vào khoảng cách). Mặt khác, chính do bản thân người dân ở khu vực thành thị biết nắm bắt và tận dụng lợi thế hơn so với người dân ở nông thôn dẫn đến mặc dù có cùng các đặc tính như nhau nhưng thu nhập từ các đặc tính đó ở hai khu vực lại khác nhau và ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.

      Bảng 10 : Hệ số hồi quy phân vị năm 2006
      Bảng 10 : Hệ số hồi quy phân vị năm 2006

      ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

      Phương hướng nhằm làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay

      Trong dài hạn thì giáo dục đào tạo là mặt trận hàng đầu, Chính phủ cần tăng cường đầu tư hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, nâng cao năng lực giáo viên vùng nông thôn, vùng sâu, xa. Các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với người dân tộc cần được đẩy mạnh theo đó chuyển giao giống mới năng suất chất lượng, hỗ trợ phân bón, xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm đầu ra…cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Chính phủ, địa phương cần tạo điều kiện tốt về thủ tục, cơ chế khuyến khích Việt kiều về xây dựng quê hương, có các biện pháp hỗ trợ và tôn vinh những hoạt động đó để thu hút nhiều hơn nữa các khoản nhận gửi từ Việt kiều.

      Điều này đòi hỏi các nhà hoạch sách cần có những chính sách làm giảm sự chênh lệch này giữa 2 khu vực mà trọng tâm là việc tạo lập các điều kiện thuận lợi hơn cho người dân nông thôn phát triển. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện ở khu vực nông thôn tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động trao đổi thương mại giữa các vùng.

      Giải pháp thực hiện làm giảm bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay

        Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, cho xoá đói giảm nghèo, cho giáo dục, y tế, cho vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…Xây dựng chính sách xã hội hoá về nước sạch, vệ sinh nông thôn, xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, xử lý môi trường…. Qui hoạch sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với nhu cầu thị trường và phù hợp với lợi thế từng vùng; qui hoạch sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác; duy trì diện tích đất lúa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Nhà nước cần cụ thể hóa đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam "..Phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng, từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, hạn chế việc mở rộng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và các nhóm xã hội khác nhau..".

        Chỉ đạo các bộ, ngành có các giải pháp cụ thể thông qua các chương trình, dự án để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần- Chỉ đạo các bộ, ngành có các giải pháp cụ thể thông qua các chương trình, dự án để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ít người, thu hút các luồng di cư vào kế hoạch. - Nắm chắc tình hình các địa bàn có số đông hộ dân cư có ý định ra đi để có những giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, như tuyên truyền giải thích về chính sách của Đảng và Nhà nước về các chương trình định canh, định cư; trợ giúp cần thiết trong sản xuất và đời sống, cho vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, hướng dẫn kĩ thuật, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, giúp họ phát triển sản xuất để sớm ổn định cuộc sống, duy trì cuộc sống ở quê cũ hoặc di cư có tổ chức.