MỤC LỤC
+ Những mẫu có kích thước nhỏ, cơ thể mềm được định hình bằng cách ngâm trong dung dịch Formon 5%. + Những mẫu có kích thước lớn, cơ thể cứng như côn trùng trưởng thành được định hình bằng cách tiêm Formon 34,7%, sấy khô rồi ghim vào hộp tiêu bản. Trong đó: p là số lần lấy mẫu có loài được xét P là tổng số địa điểm lấy mẫu.
- Hầu hết các bộ phận của cây lúa như: bẹ lá, phiến lá, bông , hạt, thân, gốc, đỉnh sinh trưởng đều bị sâu hại tấn công. Đa số các loài côn trùng gây hại trên lá (33 loài); các loài bọ xít thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera) gây hại cả trên lá, bông và hạt; các loài sâu đục thân thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) phá hại cả trên lá, thân và cuống bông; riêng sâu năn (Orseolia oryzae) cắn phá đỉnh sinh trưởng làm cho lá lúa phát triển thành hình cọng hành. 29 loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh nửa (Hemiptera) và bộ Cánh giống (Homoptera) gây hại ở cả pha sâu non (ấu trùng) và pha trưởng thành.
+ Các loài rầy thuộc bộ cánh giống (Homoptera) như: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera), Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), Rầy điện quang (Recilia dorsalis), Rầy xanh (Empoasca flavescens), Rầy trắng lớn (Cofana spectra), Rầy trắng nhỏ (Erythroneura subrufa) và bọ xít thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) như: Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta), Bọ xít gai vai (Ctelus sp), Bọ xít gai vai dài (Cletus trigonus), Bọ xít sừng viền trắng (Tetroda denticulifera), Bọ xít xanh (Nezara viridula), Bọ xít đen (Scotinophara sp), Bọ xít hông viền trắng (Riptortus linearis ) chích hút các bộ phận của cây làm cho cây bị kiệt quệ, đồng thời còn là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra cho cây lúa. + Các loài thuộc bộ cánh thẳng (Orthoptera) như: Cào cào lớn (Acrida chinensis), Cào cào nhỏ (Atractomorpha chinensis), Châu chấu. Trung Hoa (Oxya chinensis), Châu chấu cánh ngắn (Pseudoxya diminuta), Châu chấu lúa (Oxya sp), Châu chấu tre cánh đen (Ceracris fasciata), Châu chấu voi (Chondracris rosea), Châu chấu vệt đen đốt đùi (Catantops sp) cắn phá các bộ phận của cây.
+ Các loài sâu đục thân như: Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas), Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (Chilo suppressalis), Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Chilo polychrysus) và Bọ vòi voi (Echinocnemus squameus) đục thân và gốc cây lúa. + Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis), Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen (Parnara guttata), Sâu cuốn lá lớn (Parnara nasobada), Sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ (Pelipidas mathias) nhả tơ cuống hai mép lá luá lại, sống bên trong lá bị cuốn và cắn phá lá lúa. + Sâu non của sâu róm lúa (Psalis securis), Sâu róm bướm trắng (Euproctis similis), Sâu đo xanh (Naranga aenescnes), Sâu cắn gié (Mythimna saparata), Sâu keo (Spodoptera mauritia), Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu sừng xanh (Melanitis leda), Sâu sừng xanh nhỏ (Mycalesis horsfieldi) tuổi nhỏ gặm phần nhu mô của lá, tuổi lớn cắn phá lá và các bộ phân khác của cây.
+ Các loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) như: Bọ lá đầu dài (Donacia sp), Sâu gai (Dicladispa armigera), Bọ ăn lá đầu dài (Oulema sp) và một số loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) như: Sâu phao (Paraponyx stagnalis) gặm phần nhu mô của phiến lá chỉ để lại phần biểu bì màu trắng. + Sâu non của ruồi đục lá (Hydrellia sp) đục vào nhu mô lá, ăn nhu mô lá tạo nên những dường ngoằn nghèo trên lá lúa. - Trong 47 loài sâu hại được tìm thấy, có 7 loài: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), Bọ xít hông viền trắng (Riptortus linearis), Sâu gai (Dicladispa armigera), Cào.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy thành phần loài thiên địch trên ruộng lúa ở thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định rất phong phú.
Gọng vó Limnogonus sp Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + 28. + Các loài thuộc bộ nhện lớn (Araneida) chủ yếu ăn con trưởng trành, một số trường hợp ăn thịt cả ấu trùng. Trong số này, có những loài giăng lưới bắt mồi như: Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện bụng tròn hàm dài (Tetragratha sp), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Nhện vân lưng hình mác (Araneus inustus), Nhện lưới (Argiope catenulata), sâu hại trưởng thành khi bay bị dính vào lưới sẽ bị chúng ăn thịt.
Có những loài bắt mồi trực tiếp như: Nhện linh miêu sọc lưng (Oxyopes lineatipes), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện nhảy vằn lưng (Bianor hotingchiehi), Nhện lùn (Atypena adelinae), Nhện lycosa (Lycosa sp1), Nhện lycosa (Lycosa sp2), chúng đuổi theo và vồ lấy con mồi. + Các loài ong kí sinh thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) kí sinh vào các pha sinh trưởng của sâu hại. Các loài thuộc giống Xanthopimla kí sinh vào pha nhộng; các loài: Ong cự nâu vàng (Temelucha sp), Ong kén đèn lồng (Charops bicolor), Ong cự khoang ngực (Amauromorpha sp) kí sinh vào pha sâu non; riêng loài Apanteles sp kí sinh vào cả pha trứng và pha sâu non của sâu hại.
+ Kiến lửa (Solenopsis geminata) ăn thịt tất cả các pha sinh trưởng của sâu hại. + Hai loài thuộc bộ cách da (Dermaptera) là Đuôi kìm (Forficula sp) và Đuôi kìm đen (Euborellia stali) chủ yếu ăn thịt sâu non. + Muồm muỗm (Conocephalus sp) và Dế nhảy (Metioche sp) chủ yếu ăn trứng sâu hại.
+ Các loài thiên địch thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) ăn thịt các pha khác nhau của sâu hại, bao gồm trứng, ấu trùng và trưởng thành. + Các loài thuộc bộ chuồn chuồn (Odonata) đuổi theo và bắt các con trưởng thành đang bay. + Các loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) như : Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa đỏ 2 chấm đen (Micraspis crocea), Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), Bọ rùa 10 chấm (Harmonia octomaculata), Bọ xịt khói (Pheropsophus jessoensis), Bọ 3 khoang (Ophionea sp), Cánh cứng cánh ngắn (Paederus fuscipes) ăn thịt các pha sinh trưởng của sâu hại, bao gồm pha trứng, pha ấu trùng và pha trưởng thành.
+ Bọ ngựa (Empusa unicornis) ăn thịt các con trưởng thành và một số loại ấu trùng. - Điều đáng chú ý là trong 41 loài thiên địch được tìm thấy có 8 loài xuất hiện với tần suất rất cao là: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), Chuồn chuồn kim xanh lam (Agriocnemis femina), Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) Ong cự vàng 8 chấm đen (Xanthopimpla sp3), Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện lycosa (Lycosa sp1); 7 loài thiên địch khác cũng khá phổ biến là Nhện lưới (Argiope catenulata), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Muồm muỗm (Conocephalus sp1), Bọ xít gai viền trắng (Andrallus spinidens), Ong cự khoang ngực (Amauromorpha sp), Ong cự vàng (Xanthopimpla sp1), Bọ rùa 10 chấm (Harmonia octomaculata) ; các loài thiên địch còn lại ít phổ biến trên ruộng lúa Bình Định. Chúng tôi nghĩ rằng thay vì quá lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học, nông dân nên duy trì mối quan hệ tự nhiên giữa cây lúa – sâu hại – thiên địch bằng.