MỤC LỤC
Bên cạnh đó, xét về chất lượng nguồn vốn, dòng vốn FPI vào TTCK không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp..Và một hiệu quả lớn nhất mà dòng vốn này tạo ra là tăng tính thanh khoản cho TTCK, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác trên thị trường tài chính Việt Nam và nước ngoài.
Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ là thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) thì là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này thì lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và lúc này, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp…. Khác với đầu tư trực tiếp là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất, khó chuyển đổi hoặc thanh khoản thấp, vốn FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính.Vì thế, các nhà đầu tư có thể dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở nước khác.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn FPI vào Việt Nam còn đặt ra yêu cầu chính phủ và các cơ quan nhà nước phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính – tiền tệ quốc gia và địa phương. Ngược lại, như trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, bộ phận quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực…thì sẽ rất khó để các nhà ĐTNN có đủ niềm tin vào một tương lai tốt của chứng khoán Việt Nam.
Dựa vào chuỗi số liệu thu thập từ năm 1993- 1998 trên TTCK Phần Lan (dùng thương hiệu Nokia làm chứng cứ thực nghiệm), hai tác giả kiểm định tác động của nhóm nhân tố: tỷ suất sinh lợi chứng khoán, quy mô thị trường, tính thanh khoản và chất lượng thông tin đến dòng vốn FPI. Hồi quy cho thấy bốn nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến lượng vốn FPI, tuy nhiên mỗi nhân tố có một mức độ tác động mạnh yếu và tương quan khác nhau (Tỷ suất sinh lợi, thông tin tương quan âm ý nghĩa; quy mô thị trường, thanh khoản tương quan dương).
Bài nghiên cứu này có một cách tiếp cận khá đặc biệt, các tác giả tiến hành phân tích mối quan hệ của bất cân xứng thông tin với chênh lệch lượng vốn đầu tư giữa nhà đầu tư Mỹ và nhà đầu tư ngoài nước Mỹ vào thị trường tài chính Châu Âu. Nghiên cứu chính sách thuế của nước Mỹ và tiến hành đo lường ảnh hưởng của thuế đối với đầu tư chứng khoán nước ngoài, các tác giả này chứng minh được rằng sự khác biệt về thuế cùng với bất cân xứng thông tin là những nhân tố cần thiết khi xem xét đầu tư chứng khoán nước ngoài.
Quy mô thị trường cổ phiếu ngày càng lớn, tính thanh khoản của chứng khoán ngày càng cao, thông tin niêm yết minh bạch, môi trường đầu tư lành mạnh càng thu hút nhiều nhà ĐTNN cá nhân, tổ chức cũng như các quỹ đầu tư nước ngoài tích cực tham gia để tìm kiếm lợi nhuận. Luật đầu tư 2005 thể hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, những cam kết của Việt Nam trong các hiệp định song phương và đa phương, trong đó đã bổ sung những quy định mới về tự do hóa và đảm bảo đầu tư, quan trọng nhất là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS); đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT)….
Tăng trưởng GDP đạt 8.4% và các chỉ số tăng trưởng rất ấn tượng trên mọi lĩnh vực kinh tế đã minh chứng cho những nỗ lực hiệu quả của nền kinh tế trước những thách thức và cơ hội trong một năm quan trọng của tiến trình hội nhập. Đến cuối năm 2009 và năm 2010, dù đã có nhiều dấu hiệu của sự hồi phục, các tác động xấu giảm đáng kể nhưng thị trường vẫn chưa thể phát triển lại do liên tục chịu những bất ổn từ nền kinh tế vĩ mô (khủng hoảng, lạm phát, biến động tỷ giá- lãi suất, sự tăng giá của các yếu tố đầu vào…).
Câu trả lời là chưa chắc, bởi điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động phản hồi của dòng vốn với các nhân tố khác như lạm phát, tỷ giá… Thực tế, mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đầu vào (số lượng vốn đầu tư, số lượng lao động và yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp ) và đầu ra (tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu ròng). Mặc dù vậy trong giai đoạn đầu, các yếu tố như tiềm năng phát triển thị trường, tỷ suất sinh lợi chứng khoán, môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư chấp nhận sự mất giá của VND.Vì thế, tỷ giá thực trong giai đoạn này có tăng nhưng không ảnh hưởng làm giảm đi sự gia tăng của lượng vốn FPI vào chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một khái niệm hết sức mới mẻ thì các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước như: xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn; xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TCK Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Để điều tiết được sự di chuyển của dòng vốn FPI, người ta có thể áp dụng một loạt các chính sách khác nhau từ điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm soát vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về sự di chuyển vốn nước ngoài ra và vào trong nước, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị trường hoặc kết hợp cả hai.
Cuối năm 2006, với việc Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO về việc tự do hoá thị trường vốn, Chính phủ bắt đầu nới lỏng các quy định về quản lý ngoại hối đối với nhà ĐTNN như: cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài tại đại lục chuyển vốn và lợi nhuận đầu tư về nước một cách nhanh chóng, giảm thời gian lưu vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc từ 1 năm xuống còn 3 tháng; tạo điều kiện thuận lợi để nhà ĐTNN tiếp cận đồng NDT, cho phép nhà ĐTNN dùng ngoại tệ để tham gia một số cuộc IPO lớn… Những chính sách trên tạo điều kiện. Ngoài ra, Cơ quan giám quản chứng khoán Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức cho thị trường như: Công ty uỷ thác đầu tư, Quỹ tương hỗ, Công ty Bảo hiểm, Quỹ đầu tư chứng khoán… Cơ quan này cũng ban hành thủ tục thực hiện công bố thông tin, các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo liên quan đến chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư.