MỤC LỤC
Một vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của văn hóa kinh doanh đã được trình bày gần đây trong nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2010), trong đó đã bước đầu xây dựng được mô hình cấu trúc phân tầng với các bảng thang giá trị chi tiết của VHKD Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (xem thêm bảng 1), góp phần hình thành nên một khung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu VHKD tại Việt Nam ngày càng có hệ thống hơn. Các công trình kể trên cũng đã góp phần quan trọng cho việc gợi ý suy nghĩ, nêu phương pháp tiếp cận, và thôi thúc tác giả cần phải đi sâu tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Mỹ, có so sánh với văn hóa kinh doanh của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất thiết thực cải thiện nhận thức về văn hóa kinh doanh, tạo thêm điều kiện cho các doanh nhân, các tổ chức kinh doanh của Việt Nam có thể giao thoa với hoạt động kinh tế Mỹ, giảm thiểu những rủi ro kinh doanh do thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ, cũng như cách thức làm ăn của người Mỹ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thực hiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo.
Người cho rằng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người tạo ra trong tiến trình lịch sử phát triển của mình: “Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Với cách tiếp cận về VHKD theo hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, cũng như dựa trên định nghĩa khái quát về văn hóa ở phần trước, chúng tôi cho rằng: Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định.
Chẳng hạn như, một nhà quản lý quốc tế từ một nền văn hóa, nơi có thông lệ các nhân viên thường được tham gia, hoặc được tham khảo ý kiến trong quá trình ra quyết định, sẽ không thể làm việc tốt, nếu cũng áp dụng thông lệ này vào những nền văn hóa, mà ở đó các nhân viên vốn quen với sự lãnh đạo tập quyền, và ngược lại. Những người ra quyết định này không tìm kiếm bằng chứng xác thực, họ thường dựa trên những suy xét riêng và cảm tính hơn là những phân tích mục tiêu, và khi họ bị chất vấn về lý do cho những quyết định của họ, thì họ coi việc chất vấn là thiếu tôn trọng, hoặc thiếu tin tưởng trước những đánh giá của họ.
Một khi doanh nghiệp đã phát triển những quan niệm như thế, một người sẽ cảm thấy thoải mái cao nhất với những người khác cùng chia sẻ những quan niệm đó, hoặc ngược lại họ sẽ cảm thấy không thoải mái và dễ bị tổn thương về mặt tình cảm trong tình huống có sự hiện diện của các quan niệm khác đối lập, bởi vì họ sẽ không hiểu những gì đang xảy ra, hoặc thậm chí hiểu một cách tiêu cực. Lỗ đen văn hóa có thể là nguồn gốc về tôn giáo, các biến cố chính trị, hay những vấn đề lịch sử lâu đời, chẳng hạn như Giấc mơ Mỹ, niềm tin của người Pháp về trí tuệ siêu việt của họ, vấn đề về thể diện của người Nhật, sự nhạy cảm của người Mexico về tự trọng quốc gia, sự thù địch truyền kiếp giữa người Hy Lạp và người Thổ, hay sự ám ảnh của người Do Thái đối với những cuộc thảm sát của phát xít đối với họ trong thế chiến thứ hai .v.v.
Trong suốt quá trình phát triển của nước Mỹ, những vấn đề của cuộc sống kinh doanh liên tục diễn ra, liên tục được giải quyết, và dần trở thành những giá trị được mặc nhiên thừa nhận, đến nỗi các phương thức giải quyết không còn xuất hiện trong tiềm thức của người Mỹ. Có thể thấy rằng, các biểu trưng cụ thể, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm, các khuôn mẫu qui định hành vi ứng xử của người Mỹ trong kinh doanh được tớch tụ và phản ỏnh một cỏch rừ nột trong tớnh cỏch, hay phong cỏch kinh doanh của dân tộc Hoa Kỳ.
Cùng với quá trình lịch sử phát triển đất nước, người Mỹ thời kỳ “xuất phát điểm” đã được tích lũy thêm nhiều đặc tính mới, đó là những con người trưởng thành và phát triển qua chinh phục thiên nhiên, tiến về miền Tây, qua xung đột, chiến tranh và lao động khó khăn, qua xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, với gần 50 năm, từ Nội chiến đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất [18, tr.26] đã biến chuyển từ một nhà nước nông thôn, thành một nhà nước đô thị; thành nước có công nghiệp phát triển nhất thế giới với những nhà máy lớn, những công xưởng khắp nơi, những tuyến đường sắt xuyên lục địa, nhiều thành phố lớn sầm uất, nhiều vùng đất bát ngát canh tác nông nghiệp đã xuất hiện khắp nơi… Tất cả những điều này đã làm cho nền văn hóa Hoa Kỳ trở nên phong phú, hấp dẫn và đầy sáng tạo, ngay trước khi nước này trở thành cường quốc số một thế giới. Dù vậy, chúng ta có thể bước đầu nêu một số nét chính về thực chất văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ: đó là một nền văn hóa của hoạt động kinh tế - kinh doanh của Hoa Kỳ có tầm toàn cầu ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, nền văn hóa đó hướng tới làm cho các hoạt động kinh tế - kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận cao, vì sự phát triển và duy trì lâu dài vị thế cường quốc số một thế giới của nước Mỹ, trước tiên vì lợi ích của nước Mỹ và nhân dân Mỹ, cũng như lợi ích của các đồng minh, các đối tác, và của các nước tiến bộ, dân chủ trên thế giới, hướng tới làm cho các doanh nghiệp luôn vươn tới vị trí cao trong đổi mới công nghệ và làm chủ công nghệ cao, có tính cạnh tranh cao nhằm chiến thắng trong cạnh tranh kinh doanh, thâm nhập sâu rộng vào thị trường các nước, tôn trọng luật pháp kinh tế trong nước và của các nước khác, cũng như các quy định của các thể chế kinh tế quốc tế… Những nét chính này có thể và cần được hoàn thiện hơn trong tiến trình phát triển nghiên cứu văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ ở nước ta.
Mặc dù hiện nay, đã xuất hiện thêm những lý thuyết và mô hình nghiên cứu quản lý đa văn hóa mới, song mô hình nghiên cứu cổ điển của Hall vẫn tiếp tục được các nhà quản lý quốc tế sử dụng và tham khảo, đặc biệt khi xem xét nghiên cứu so sánh sự khác biệt giữa đặc tính văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và các nước châu Á. Chỉ sau khi hoàn thành một công việc theo kế hoạch, mới thoải mái chuyển sang thực hiện công việc khác, bởi nếu chưa hoàn thành một việc, mà lại chuyển sang việc khác, thì sẽ phải quay trở lại để xem xét vấn đề và như vậy là lãng phí thời gian, gây mất tập trung và không thoải mái [92], hiệu quả công việc sẽ thấp.
Trong khi đó, các nước phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, lại xem trọng các môi quan hệ, do vậy, ý thức về luật pháp tại quốc gia này được hiểu là linh hoạt và áp dụng tùy theo bối cảnh (chẳng hạn có thể dễ dãi cho cho bạn bè hoặc người thân) [79], [89], [112]. Ngụn ngữ rừ ràng được hiểu là ngụn ngữ, trong đó nghĩa đen của từ ngữ có thể chuyển tải ý nghĩa của một vấn đề, còn bối cảnh của vấn đề chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc giải thích ý nghĩa của vấn đề, bởi vì ý nghĩa của vấn đề đã được gắn cụ thể với các từ vực mà các doanh nhân sử dụng để diễn tả nó.
Tiếp đến, cuộc giao lưu với chủ nghĩa cộng sản phương Tây trong thế kỷ XX đã truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và chủ nghĩa xã hội vào Việt Nam thông qua lý luận và thực tế xây dựng của Liên Xô, Đông Âu, và Trung quốc, đã hình thành nên cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp thời kỳ này, tạo nên tư duy nặng về hình thức, chạy theo thành tích, áp đặt từ trên xuống [32]. Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986), đi theo kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, văn hóa Việt Nam ngày càng được giao lưu mạnh hơn với văn hóa thế giới, và đang dần hấp thụ một số đặc tính mới, cũng như nâng cấp những đặc tính đã hình thành như ý thức về vai trò cá nhân ngày càng được coi trọng, bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống [44].
Văn hóa kinh doanh Việt Nam, với đặc tính đề cao cấp bậc và tôn ti trật tự, cần tiếp thu một số nét ưu việt của định hướng tôn trọng bình đẳng như đánh giá năng lực dựa trên kết quả công việc, địa vị có được là do thành quả công việc đạt được, cũng như khả năng trao quyền và thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới, để động viên được cao độ và hiệu quả những đóng góp của từng cá nhân cho sự phát triển chung một doanh nghiệp, một cộng đồng xã hội nhất định. Các xã hội đề cao vai trò của cá nhân như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Đức cho rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hành động của mình, và thường suy nghĩ theo quan điểm “cái tôi”, trong khi đó các xã hội đề cao vai trò của tập thể, như Trung Quốc, Việt Nam lại chia sẻ trách nhiệm với tập thể và suy nghĩa theo quan điểm “cái chúng ta” [79][82].
Việc hầu hết các nhà quản lý được phỏng vấn không nhất trí rằng người Việt Nam quan tâm đến cộng đồng và xã hội hơn bản thân (tức không nhất trí rằng, người Việt Nam có định hướng cộng đồng cao) còn có thể được hiểu rằng có thể có một sự nhìn nhận khác nhau về vấn đề này hoặc là thực sự có một sự thay đổi trong tư duy của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Như vậy, điều này có thể hiểu được bởi khi điều kiện kinh tế và xã hội thay đổi, các đặc tính của người Việt Nam cũng sẽ thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, và do vậy, việc các nhà quản lý nước ngoài cho rằng người Việt Nam có xu hướng cá nhân hơn cũng không có gì quá ngạc nhiên.
Chính vì vậy, các doanh nhân Việt cần phải không ngừng gia tăng hàm lượng vốn văn hóa của mình trong kinh doanh quốc tế, bằng cách chủ động học hỏi các đặc tính văn hóa kinh quốc tế hiện đại của người Mỹ như: tầm nhìn xa trông rộng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cá tính mạnh mẽ, dám đổi mới, chấp nhận rủi ro, …Việc nâng cao tố chất doanh nhân Việt Nam, chính là quá trình thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường phát triển. Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời phải là “doanh nhân quốc tế", có nghĩa rằng doanh nhân đó phải có tầm nhìn mang tầm quốc tế, có những kỹ năng kinh doanh và quản lý quốc tế, có ý chí, có hoài bão vươn xa ra thị trường toàn cầu, để từ đó đưa doanh nghiệp của mình ra trường quốc tế thành công, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.