Tiền gửi giao dịch hưởng lãi trong Ngân hàng Thương mại

MỤC LỤC

Tiền gửi giao dịch hưởng lãi (chủ yếu là các loại tiền gửi không kì hạn)

Việc phân biệt giữa các tài khoản vãng lai (current account) mở cho thương nhân và các tài khoản sec (checking account) mở cho công dân rất cần thiết cho ngân hàng không những về mặt pháp lý mà cả về mặt kỹ thuật. Khoản tiền khách hàng gửi vào thực chất là một khoản khách hàng cho ngân hàng vay. Ngân hàng sẽ phải trả lãi cho khách hàng hàng tháng mặc dù rất thấp. Do đó, đối với ngân hàng nó là một khoản nợ, khoản nợ này sẽ được trả theo nhu cầu của người gửi.Xã hội càng phát triển càng có tính đa dạng. Và vì thế, ở các nước phát triển, sự tồn tại nhiều loại tiền gửi. không kỳ hạn để thỏa mãn tất cả những nhu cầu đa dạng của xã hội, của cá nhân là điều tất nhiên. ở các nước này, tiền gửi không kỳ hạn bao gồm:. a) Tiền gửi dùng séc (đã được trình bày ở trên) (checking deposits). b) Tiền gửi rút tiền tự động hay tiền gửi thông dụng (ordinary deposits) thực hiện qua máy rút tiền (canh dispensers) máy nhận rút và chuyển tiền tự động (automated teller machine.. c) Tài khoản ATS (automatic transfer service account) tài khoản phối hợp tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc ở Mỹ. d) Tiền gửi có thông tri (deposits at notice), tiền gửi hẹn rút (deposits at call) hay tiền gửi có báo trước (dépôts à préavis): là loại tiền gửi không có qui định một kỳ hạn nào, nhưng các bên có thỏa thuận việc thông báo trước(từ 8 đến 5 ngày). Có nhiều ngân hàng đã dung hợp hai lối tiền gửi có kỳ hạn và báo trước. Khách hàng lúc gửi tiền ấn định một kỳ hạn, nhưng gặp khi cần tiền có thể rút tiền trước kỳ hạn miễn là báo trước mấy ngày hoặc một tuần, tùy theo số tiền lớn hay nhỏ. e) Tài khoản NOW – negotiable order of withdrawal – tài khoản lệnh rút tiền có thể thương lượng : ra đời ở Anh trong thập kỷ 70 của thế kỉ 20, sự kết hợp giữa tiền gửi giao dịch không hưởng lãi và tiền gửi tiết kiệm. Tuy vậy, chúng ta xếp lài khoản loại này vào phần tài khoản giao dịch vì chúng có đặc quyền phát séc(theo quản trị ngân hàng thương mại của Peter S.Rose). g) Tiền gửi đặc biệt. Nhằm phát triển tiền gửi, một số ngân hàng áp dụng loại tiền gửi đặc biệt với các nội dung sau:. - Có khi khách hàng ký gửi một số tiền vào ngân hàng để chuẩn bị cho một doanh vụ đã có dự định trước. Cũng có khi dùng loại tiền gửi này để tạo một bảo đảm cho chính ngân hàng hay một bên thứ ba, hoặc tiền gửi được dùng để tạo một khoản dự phòng để trả lãi công trái, hoặc là các khoản tiền đã được gửi nhằm dể mua các chứng khoán, để dự đính vào vốn của một công ty dang thành lập hoặc tăng vốn hay là để thanh toán một hối phiếu. - Các bên có thể thỏa thuận về số tiền gửi sẽ được phong tỏa. Thông thường thì các vụ rút tiền được quì định trong phạm vì một phần số tiền gửi, người gửi cam kết không sử dụng vào phần tối thiểu qui định. Đối với các số tiền phong tỏa, người ta sẽ áp. dụng lãi suất cao hơn. Nếu khách hàng rút tiền ra trước ngày đã dự định, thì hoặc không được hưởng lãi suất hoặc hưởng một lãi suất thấp. Qua các giả thuyết trên đây chỉ kể ra một số mà thôi.., có thể thấy tiền gửi ngân hàng phụ thuộc cho một nghiệp vụ pháp lý khác. h) Tiền gửi tín thác.

Chi phí đối với các loại tiền gửi

Cuộc chay đua lãi suất

Là một trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã thực hiện tăng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán bằng VND ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng tới 36 tháng với mức tăng từ 0,36%/năm tới 0,6%/năm. Sài Gòn Công Thương ngân hàng có nhiều mức huy động và trả lãi khác nhau cho từng thời điểm, ông Phan Văn Định – Giám đốc chi nhánh Bình Thuận, cho biết: “Dù mới mở chi nhánh ở Bình Thuận, nhưng Sài Gòn Công Thương vẫn có được lượng khách hàng nhất định, nên trước biến động tăng lãi suất huy động, Sài Gòn Công Thương vẫn hoạt động ổn định và tăng trưởng”. Trước thực trạng một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động khá cao, bộ tứ “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng, có bề dày hoạt động, nguồn vốn ổn định và là ngân hàng nhà nước, nên Ngân hàng đầu tư và Phát triển, Công Thương, Ngoại Thương, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn dù có bị dịch chuyển nguồn vốn, nhưng vẫn hoạt động ổn định.

Một số ngân hàng có tính thanh khoản tốt vẫn tăng lãi suất như trường hợp của Techcombank (5 tháng đầu năm 2008 huy động được trên 42000 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm và thuộc hàng cao nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần) được lý giải là nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong bối cảnh các ngân hàng khác đều tăng lãi suất.

Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Nếu vì lý do nào đó mà cung Fed funds trên thị trường này không đủ cầu và lãi suất liên ngân hàng cho Fed funds có nguy cơ vượt Fed funds rate thì FED (tại New York) sẽ can thiệp ngay lập tức qua hoạt động thị trường mở (OMO) mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ để bơm thêm Fed funds vào hệ thống ngân hàng. Về cơ bản, FED ấn định lãi suất cho vay tại các discount window gọi là lãi suất chiết khấu (discount rate) thông thường cao hơn Fed funds rate khoảng 0.5% đến 1% (tuy nhiên hiện tại chỉ cao hơn 0.25% vì hệ thống tài chính Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng nên FED muốn khuyến khích các NHTM vay tiền từ discount window). Nếu vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất sẽ do hai bên thỏa thuận và lãi suất trung bình trên thị trường này hàng ngày sẽ được 16 NHTM lớn nhất Mỹ báo cáo cho BBA (British Bankers Association) để tổ chức này tính lãi suất liên ngân hàng trung bình cho ngày hôm đó rồi công bố trên thị trường tài chính với cái tên LIBOR (đầy đủ hơn là USD Libor fixing).

Đồng thời credit risk trên thị trường tăng cao dẫn đến nguy cơ LIBOR vượt ra ngoài giới hạn thông thường, Đối phó với tình trạng này, FED đã tung ra hai công cụ điều hành tiền tệ hoàn toàn mới là TAF (Term Auction Facility) và TSLF (Term Securities Lending Facility), về bản chất là cho phép các NHTM và một số tổ chức tài chính lớn (primary dealers) được phép dùng các loại trái phiếu thương mại để vay tiền mặt hoặc trao đổi (swap) trái phiếu thương mại lấy trái phiếu chính phủ từ FED.

Cuộc “chạy giật lùi” lãi suât

Bởi vậy các NHTM hiện tại, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ không biết chắc mình có được NHNN ưu ái không nếu tình hình thanh khoản trở nên tồi tệ hơn, phải chạy đua lãi suất huy động khi cái trần 12% vừa được gỡ bỏ để tránh phải vay vốn từ thị trường liên ngân hàng mà lãi suất có lúc đã vượt 20%/năm. Cách thực thi chức năng LOLR này của NHNN tuy có thể phần nào giúp kìm hãm tốc độ lạm phát đang gia tăng, nhưng nó có một số điểm không hợp lý và chưa chắc thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc như vậy là một chính sách tối ưu vào thời điểm này.( lấy từ nguồn http://kn07.com). Trong đó, cung ứng lãi suất thấp, ưu tiên khách hàng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như: năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, các DNNVV, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, cho vay thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

- Lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau + phí tối thiểu là 3%/năm (Lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản hiện hành). * Thông tin về các lần điều chỉnh giảm lãi suất đã thực hiện. c) Giai đoạn ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Nguyên nhân của tình trạng này

Ba là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Bốn là, chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội - CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang bắt đầu phát huy hiệu quả. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng.

Sáu là, tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên đô thị.