MỤC LỤC
- Điều tra thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa xuất nhập khẩu ở Hà Nội. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu hại hoa xuất nhập khẩu.
- Tìm hiểu hiệu lực của một số loại thuốc không ảnh hưởng đến môi trường.
- Điều tra thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên tự do, không cố định điểm điều tra, mỗi ruộng 5 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 3 cây (với cúc) và 3 cành hoa (với hồng). Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành các loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên hoa cúc và hoa hồng tại địa điểm nghiên cứu dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang. Chú ý sau khi chuyển phải bịt chặt màng PE vào miệng hộp, lấy kim nhỏ châm 1 số lỗ trên màng để bọ trĩ có thể sống trong đó mà không chui được ra ngoài.
Dùng kim tách phần cánh hoa có trứng này đặt vào các hộp nuôi sâu nhỏ có đặt sẵn 1 cánh hoa sạch, dưới đáy lót giấy thấm nước, Mỗi trứng 1 hộp, dán nhãn lên nắp hộp từ 1 đến 40 (chú ý số lượng mẫu n ≥ 20 trở lên), ghi lại ngày chuyển trứng. Tiếp tục theo dừi trứng nở, cỏc pha phỏt dục khỏc (bọ trĩ non tuổi 1, tuổi 2, tiền nhộng, nhộng giả và trưởng thành) của bọ trĩ tới kết thúc thí nghiệm. Thu thập bọ trĩ vào ống ephendoff có chứa cồn 700 (mỗi điểm 1 ống), thả giấy cú nhón ghi rừ như trờn vào ống, 5 ống của mỗi ruộng cho vào từng túi nilon.
Các loại thuốc dùng để thử nghiệm là các loại thuốc hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường, độ độc thấp và được khuyến cáo là trừ bọ trĩ tốt. Thử nghiệm 4 loại thuốc trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phun trực tiếp bằng bình phun tay 2l, thuốc được pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên nhãn.
Các loài chích hút như bọ phấn Bemisia sp., rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens, bọ xít xanh Nezara viridula xuất hiện nhưng mức độ gây hại không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Một số sâu ăn lá cũng có mặt trên cây như sâu đo xanh Plusia intermixta, câu cấu xanh Hypomeces squamosus và bọ nhảy sọc cong Phyllotreta triolata cũng có mặt trên cây nhưng không gây hại đáng kể. Bước sang tháng 4 và tháng 5, thời tiết ấm dần với những đợt gió nồm rất thuận lợi cho cây phát triển hết chiều cao thân, cây có nụ, ra hoa là lúc sâu hại phát sinh, gia tăng số lượng, gây hại mạnh.
Lúc này bọ trĩ Thrips palmi xuất hiện ít đi mà thay thế là các loài bọ trĩ hại hoa: Scirtothrips dorsalis, Thrips hawaiinensis, Thrips sp., Frankliniella intonsa xuất hiện nhiều, chích hút làm nừn cõy, nụ hoa làm chỳng khụ teo đi, hoa bị tỏp, bạc màu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Kết quả điều tra thành phần sâu hại hoa hồng (gồm hồng phấn, hồng trắng, hồng vàng, hồng xác pháo) trên ruộng sản xuất có tiềm năng xuất khẩu cũng như ruộng trồng hoa hồng nhập khẩu từ Pháp của nông dân tại các xã trồng hoa chủ yếu của thành phố Hà Nội. Lúc đó các sâu hại khác như sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu đo xanh Plusia intermixta, bọ xít xanh Nezara viridula, câu cấu xanh Hypomeces squamosus và rệp muội Marcosiphum granarium mới xuất hiện, nhưng chúng gây hại không đáng kể.
Do đó người nông dân không chỉ phòng trừ các loài sâu miệng nhai hại thân lá mà cũn phải quan tõm theo dừi và cú biện phỏp phũng trừ kịp thời với cỏc loài sâu chích hút hại hoa. Tuy nhiên Nguyễn Đồng Tuấn mới chỉ phát hiện được 1 loài bọ trĩ là Thrips flavus khác với 3 loài bọ trĩ chúng tôi đã thu thập được trong quá trình điều tra trên hoa hồng (Frankliniella intonsa, Scitothrips dorsalis và Thrips hawaiiensis).
Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên hoa cúc vàng Đài Loan Ghi chú: A: Hoa cúc trước khi bọ trĩ gây hại; B: Hoa cúc sau khi bọ trĩ gây hại. Tại các xã trồng hoa hồng lớn của Hà Nội, người nông dân trồng rất nhiều các giống hoa hồng khác nhau như: hồng nhung nhập nội từ Pháp và một số giống hoa hồng có tiềm năng xuất khẩu như hồng vàng, hồng phấn, hồng trắng, hồng đu đủ, hồng tỷ muội…Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra trên một số giống được trồng phổ biến. Đó là hồng phấn, hồng vàng, hồng trắng, hồng xác pháo và hồng nhung Pháp.
Kết quả điều tra thành phần các loài bọ trĩ hại hoa hồng trên một số giống ở Hà Nội được trình bày ở bảng 3.4. Qua điều tra chúng tôi đã thu thập xác định được thành phần loài bọ trĩ hại hoa hồng trên 5 giống gồm 3 loài chỉ xuất hiện trên hoa: Thrips hawainensis, Frankliniella intonsa và Scirtothrips dorsalis. Thrips hawainensis chỉ xuất hiện trên hồng phấn với mức độ rất ít, còn Scirtothrips dorsalis xuất hiện với mức độ phổ biến trung bình.
Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên hoa hồng phấn Ghi chú: A: Hoa hồng trước khi bọ trĩ gây hại; B: Hoa hồng sau khi bọ trĩ gây hại. So với các tác giả đã điều tra trước đây, kết quả của chúng tôi thu được thành phần bọ trĩ trên hoa cúc và hoa hồng ở Hà Nội năm 2007 khá phong phú, 5 loài trên hoa cúc và 3 loài trên hoa hồng.
- Đầu chiều rộng lớn hơn chiều dài; không có đôi lông ở gần với mắt đơn thứ nhất (hình 3.16. - Cánh trước màu nâu, gốc cánh màu nhạt; Hàng gân thứ nhất của cánh trước có 3 lông nằm ở khoảng giữa cánh đến ngọn cánh (hình 3.16. F) - Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng lược ngắn. - Trên mảnh ngực trước có 5 đôi lông dài, lông ở góc trước hơi dài hơn lông ở mép trước, các đôi lông ở góc sau dài hơn đôi lông ở giữa (hình 3.17.
- Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng lược mảnh và phình ra ở gốc; mảnh lược (ctenidia) nằm trước lỗ thở tính từ mép bụng vào giữa bụng (hình 3.17. - Đốt bụng thứ V-VII có những hàng lông nhỏ ở 2 bên sườn (đây là đặc điểm phân biệt của giống Scitothrips) (hình 3.18. Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng lược mảnh và dài (hình 3.18.
Trong suốt quá trình phát triển cây cúc loài Frankliniella intonsa xuất hiện từ đầu đến cuối vụ và đặc biệt tăng cao khi cây bắt đầu ra nụ hay nói cách khác loài bọ trĩ này là loài gây hại chính trên hoa cúc vàng nhập khẩu từ Đài Loan. Trưởng thành Frankliniella intonsa dùng ống đẻ trứng chọc rách phần mô gần phía cuống hoa để chích hút dịch tế bào. Bọ trĩ non tuổi 1 cơ thể màu trắng trong, về sau vàng nhạt, chưa phõn rừ ngực bụng, dài khoảng 0,2mm, hoạt động nhanh nhẹn.
Thời gian vòng đời là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo đẻ phòng trừ bọ trĩ có hiệu quả. So sánh với kết quả nuôi trong phòng, chúng tôi thấy trên đồng ruộng vào những ngày nắng, khô nóng, bọ trĩ thường xuất hiện với mật độ cao. Chúng tôi tiến hành điều tra biến động thành phần loài bọ trĩ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển và định kỳ 7 ngày/lần trên 3 giống hoa cúc tại Từ Liêm, Hà Nội.
Từ bảng 3.8 và hình 3.21, chúng tôi nhận thấy ở cúc vàng Đài Loan số lượng bọ trĩ Frankniella intonsa (Trybom) biến động lớn hơn so với cúc trắng và cúc tím. Diễn biến mật độ bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom) trên các giống hoa hồng tại Từ Liêm, Hà Nội (năm 2007).
Qua bảng 3.10, chúng tôi thấy cả 4 loại thuốc đều có khả năng phòng trừ đối với bọ trĩ Frankliniella intonsa, thuốc nội hấp Actara có hiệu lực nhất cao nhất đối với cả 2 pha trưởng thành và bọ trĩ non (đạt 98,67% ở thời điểm 7 ngày sau phun). So với thuốc hoá học có hiệu lực cao nhất, thuốc thảo mộc (Sokupi) có hiệu lực gần bằng sau 5 đến 7 ngày phun. Qua phân tích sô liệu thống kê sinh học, đối với cả hai pha bọ trĩ non và trưởng thành, hiệu lực của Pegasus thấp hơn hẳn các loại thuốc khác khi phun trên hoa cúc.
Thuốc thảo mộc Sokupi tuy tác dụng không nhanh nhưng hiệu lực lại kéo dài mà vẫn đạt được hiệu quả phòng trừ. Đối với cả hai pha bọ trĩ non và trưởng thành, trên hoa hồng, hiệu lực của Pegasus thấp hơn hẳn loại khác. So sánh giữa 2 loại hoa hồng và hoa cúc, hiệu lực của 4 loại thuốc đối với từng pha bọ trĩ non và pha trưởng thành ở 7 ngày sau phun là không khác biệt.
Tuy nhiên về hiệu quả kinh tế, giá thành của thuốc Sokupi và Pegausus cao hơn 5-6 lần so với Tập Kỳ và Actara. Do đó, để đảm bảo năng suất, phẩm chất cây trồng và hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học, chúng ta nên kết hợp sử dụng các loại thuốc thảo mộc, thuốc sinh học với thuốc hóa học.