MỤC LỤC
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa. - Thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa sẽ giúp cho các cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị trong văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa.
Theo sách Đại Nam Nhất thống chí chép lại, châu Định “đông tây cách nhau 172 dặm, nam bắc cách nhau 98 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm, phía tây đên địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía nam đến địa giới huyện Văn Lãng 146 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông Hóa 47 dặm. Hiện nay, huyện Định Hóa gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương).
Đất đai của huyện Định Hóa gồm 3 loại đất chính là đất feralit đỏ vàng, đất feralit hình thành trên đồi núi thấp màu đỏ hoặc vàng và đất thung lũng chủ yếu do tích tụ phù sa của sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa. Định Hóa không có các con sông lớn mà là hệ thống kênh suối nhỏ nên không có giá trị về giao thông đường thủy, chủ yếu phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu nước cho gần 7200 ha đất canh tác của huyện.
Đồng bào Tày chủ yếu làm ruộng lúa nước, ngoài ra họ còn tiến hành các nghề thủ công khác nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của gia đình như kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc, rèn đúc cuốc, dao…. Sách “Dân cư, dân tộc Tỉnh Thái Nguyên” có viết: “Theo kí ức của nhân dân, đó là một ngôi đền 3 gian, tương đối lớn, trong chính điện có một bức tượng Quan Công ngồi trên ngai, hai bên tả hữu có Quan Bình và Châu Sương mang gươm đứng hầu.
Không chỉ có tín ngưỡng dân gian phong phú, đa dạng mà đời sống văn hóa nghệ thuật của đồng bào cũng hết sức đa dạng, phong phú thể hiện qua các làn điệu dân ca như then, lượn, phong slư, các thể loại truyện chữ nôm, các thành ngữ, tục ngữ, câu đố… Then là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tôn giáo, vừa là yếu tố nghệ thuật truyền thống đặc sắc được quần chúng yêu. Khi trong gia đình có các công việc lớn như: làm nhà mới, lễ mừng thọ, lễ đầy tháng, dịp lễ tết… thì đồng bào cũng có sự phân công lao động: người đàn ông thường đảm nhiệm chế biến các món ăn như: chế biến thịt lợn, chó… mang tính phức tạp, còn người phụ nữ thường làm những công việc như dọn dẹp, nấu cơm, đun nước và làm một số loại bánh….
Gác được tận dụng như một kho chứa các loại nông phẩm như lúa, ngô, khoai… và các công cụ lao động dự trữ như cày, bừa, cuốc, thuổng,… Còn gác bếp là hệ thống khung tre gồm nhiều tầng gác nhỏ treo cao trên bếp sinh hoạt. Là người đàn ông, nhất là người chồng, người cha còn đang nắm quyền quyết định trong gia đình, khi ở nhà thì mọi thành viên khác đều nhường chỗ ngồi như cạnh trên của bếp lửa về mùa đông, khu cửa sổ gian chính giữa về mùa hè. Đó là tôn ti trật tự biểu hiện bằng các thứ bậc cao thấp trong bản thông qua tước vị như trưởng bản, qua tuổi tác như già bản, qua nghề nghiệp như thầy Tào, Mo… Đình bản và những hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống gắn liền với nó, về mặt nào đó đã biểu hiện tính cố kết chặt chẽ của cộng đồng làng bản.
Tiêu chuẩn để chọn một người con dâu vừa ý của các bậc cha mẹ là người con gái đó phải biết đối nhân xử thế, lễ phép với bố mẹ, anh em họ hàng, làng xóm, cần cù, chăm chỉ, thành thạo các công việc nội trợ, đặc biệt là phải biết dệt vải, kéo sợi. Thầy Tào đứng trước bàn thờ cầu khấn chiêu gọi các hồn về tập trung tại bát gạo sau đó thầy cầm kiếm, cho gióng trống khua chiêng cùng đồ đệ nhảy múa như một đạo quân hung hồn vượt qua những đoạn đường gian khổ, vượt qua bao nhiêu chướng ngại vật đi xuống địa ngục để tìm cứu linh hồn người chết. - Không được đi dự đám cưới, ăn mừng nhà mới khi chưa hết tang Tóm lại, tập tục tang ma của đồng bào Tày ở Định Hóa đã ăn sâu vào đời sống của người Tày nơi đây trải qua bao thế hệ, nó đã bị chi phối hàng ngàn năm bởi nền đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “linh hồn tồn tại”.
Thầy cầm một con dao nhọn làm phép để rỡ bỏ bùa và tấm vải quấn xung quanh ngục (theo quan niệm của đồng bào Tày thì thầy Tào dùng dao nhọn để tượng trưng cho lúc âm binh đang đánh nhau với quỷ dữ để cứu vong thoát khỏi các địa ngục của âm phủ, nên khi đó tiếng trống, chiêng, thanh la nổi lên rất dồn dập). Khi linh hồn của vong đã về với mộ táng, về với lòng đất mẹ bao la coi như người chết đã được siêu thoát để về với tổ tiên, các con cháu làm lễ báo đáp công ơn của cha mẹ, cầu cho vong hồn phù hộ được mùa màng bội thu, con cháu đầy nhà.
Đó là các câu chuyện truyền thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ, sự ra đời của loài người, sự tích các loài vật xung quanh, các hiện tượng thiên nhiên… Những câu chuyện đó nội dung có khác nhau nhưng đều mang giá trị nhân văn sâu sắc, đều có nội dung giáo dục lối sống, đạo đức, hướng con người tới những điều chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Không chỉ có truyện kể giải thích về nguồn gốc của dân tộc, người Tày ở Định Hóa còn có các câu chuyện nói về các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, quan hệ giữa kẻ giàu và người nghèo, chuyện về những người mồ côi nhưng thông minh, lắm mưu mẹo, về những người ngốc ngếch trong xã hội…. Mặc dù có nội dung rất phong phú nhưng qua các câu truyện kể đều nhằm giáo dục nhân cách con người, khuyên con người sống thiện, đoàn kết với nhau không chỉ giữa người Tày với nhau mà còn giữa người Tày với các dân tộc khác, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Lễ hội lớn nhất trong năm của người Tày ở huyện Định Hóa là lễ hội Lồng tồng. Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được tổ chức rất long trọng vào đầu năm, khởi đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp đầu xuân hầu như xã nào cũng tổ chức lễ hội Lồng tồng vào những ngày lệch nhau để mọi người trong vùng đến chia vui như: xã Phú Đình tổ chức vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, xã Trung Hội ngày mồng 7 tháng giêng, xã Đồng Thịnh ngày 4 tháng giêng…). Sau khi khấn và xua đuổi mọi tà ma hại người, hại gia súc, hại mùa màng, thầy tào nhúng tay vào chậu nước vảy ra xung quanh, dân bản ai cũng muốn mình hứng được những giọt nước mưa tượng trưng đó để ruộng cấy đủ nước, cây trồng không bị gặp hạn. Gần giống như lễ hội Lồng Tồng diễn ra trong dịp xuân về, lễ hội cầu mùa là một sinh hoạt văn hoá, giúp cho người dân vui tươi thoải mái về tư tưởng; cầu cho con cái mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi; cầu cho cái xấu, cái ác ra khỏi nhà, cái may, cái hạnh phúc luôn vào nhà; cầu cho mùa màng tốt tươi chăn nuôi phát triển, trâu đầy đàn, lợn nhiều con năng suất cao.
Đường viền đó là các hình chữ T và chữ thọ liên tiếp đảo ngược nhau; băng ô cách, mỗi ô cách nhau một khoảng nền có kích thước bằng 1 ô, loại này thể hiện màu tương đối tùy tiện vì các ô nền màu đen ngăn cách ô làm cho màu sắc ở mỗi ô kia nổi lên; băng hoa 6 cánh tròn rời nhau đồng màu hoặc khác màu…. - Mô típ hoa, lá, quả như hoa hồi 8 cánh hình thoi xếp thành 4 cặp đối xứng nhau hay hoa hồi kép 16 cánh ở giữa có nhân hình quả trám, mỗi mô típ hoa hồi nằm trong 1 ô hình thoi liên tiếp theo băng chéo và được phối màu tương phản; quả trám được bố trí theo băng chéo, nhân của mỗi hình thoi là. Đầu thon có mào xanh, mỏ dài trắng, mắt chấm đỏ, hai cánh dang rộng, mỗi cánh có 4 tia lông trắng, ba cánh màu đỏ, hai chân nhỏ nằm dưới bụng có 3 ngón, một cựa phía sau, lông đuôi có 3 chiếc to, 2 chiếc sau nhạt, 1 chiếc màu đỏ nằm ở giữa; Kỳ lân đầu rồng đuôi cá được trang trí đứng độc lập trong khung hình chữ nhật ở hàng thứ 3.
Hiện nay lớp trẻ không còn mấy ai biết đến các câu chuyện truyền thuyết, câu đố, tục ngữ, ca dao, dân ca, mà chỉ có người già mới am hiểu và đang nắm giữ nhiều vốn văn học dân gian mà thôi nhưng do quy luật sinh học khắc nghiệt mà lớp người này đang mất dần đi mang theo những giá trị văn hóa mà họ chưa kịp trao truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên trong phần hội các trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đánh quay, đánh bam… thưa dần nhường chỗ cho các hoạt động của văn hóa hiện đại như thi đấu bóng đá, cầu lông, biểu diễn văn nghệ bằng tiếng phổ thông. Đó là việc duy trì, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, duy trì các đội văn nghệ ở thôn bản, khai thác các tiết mục dân gian, tranh thủ sự trao truyền của các bậc nghệ nhân, già làng để những giá trị văn hóa có thể được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.