Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cơ chế và tác động đến phát triển kinh tế

MỤC LỤC

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation contract) Đây là một loại hình đầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trờn cơ sở qui định rừ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trỏch nhiệm và phân chia kết qủa kinh doanh cho các bên tham gia. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hay của các bên nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận (Theo Luật ĐTNN của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp định của DN liên doanh và trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các dự án trồng rừng tỷ lệ này có thể thấp hơn 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận).

FDI đối với sự phát triển kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76%. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào VKTTĐPN thông qua việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế như viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, điện tử, tin học…đặc biệt là trong thời gian gần đây Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được hàng loạt các dự án lớn trong đó có tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) đầu tư lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn tại khu công nghệ cao.

Bảng 1.3: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI/ Giá trị   sản xuất công nghiệp cả nước
Bảng 1.3: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI/ Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Khái quát về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 1. Vị trí địa lý

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước.Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đòi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về năng lượng cho sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, điện sinh hoạt cho dân cư các đô thị, vùng đã triển khai hàng loạt các dự án lớn như: nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ A 600KW bằng vốn ODA của Nhật Bản, nhà máy Phú Mĩ B 600MW, thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi 472MW, nhà máy thuỷ điện thác Mơ 150MW, nhà máy chạy khí hỗn hợp mới công suất khoảng 3000 – 3200MW, tiếp tục xây dựng thêm các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai.

Hình 2.1: Lược đồ vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Hình 2.1: Lược đồ vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thời gian qua, các tỉnh, thành trong vùng thu hút được vốn FDI trong công nghiệp rất đa dạng trong đó bao gồm công nghiệp khai thác (chủ yếu tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh, năm 2007 ngành có tốc độ tăng trưởng đạt 9,08%), công nghiệp chế biến được sự chú ý của các nhà đầu tư, là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn trên 20%, năm 2007 riêng tứ vùng động lực tăng trưởng có tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 22,22% (bao gồm các ngành:. Công nghiệp - Xây dựng Nông -Lâm - Thủy sản. sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản phẩm dệt; sản xuất trang phục; da, giả da, chế biển gỗ và lâm sản; hoá chất, các sản phẩm từ hoá chất; cao su, plastic; sản phẩm từ chất khoáng kim loại, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng và máy tính, thiết bị điện, điện tử…) và ngành sản xuất, phân phối điện nước (tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, năm 2007 đạt 1,88%). Giai đoạn 2005 - 2007, cơ cấu này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ (đặc biệt trong các lĩnh vực khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng và kinh doanh bất động sản – Ví dụ như dự án 100% vốn đầu tư của Tập đoàn TNHH Winvest Investment Hoa Kỳ đầu tư 300 triệu USD để xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5. Công nghiệp - Xây dựng Nông -Lâm - Thủy sản. sao và khu giải trí tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006) và giảm tỷ trọng trong hai ngành còn lại. Tuy nhiên ngành công nghiệp của vùng trong giai đoạn này đã thu hút được các dự án vào công nghiệp có trình độ công nghệ cao như công nghiệp điện tử và cơ sở hạ tầng như xây dựng cảng biển (ở TP. Hồ Chí Minh thu hút được 1 tỉ USD của Hoa Kỳ cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của công ty Intel Việt Nam thuộc khu công nghệ cao và 249 triệu USD cho công ty Container Trung tâm Sài Sòn năm 2006).

Năm 2000, Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm ưu thế nhất với 73,9% tổng vốn đầu tư toàn vùng tăng gấp 4,1 lần so với năm 1996 do lượng vốn đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào ngành khai thác dầu khí nên việc nhập các thiết bị, công nghệ tiên tiến có giá trị cao dẫn đến vốn bình quân của các dự án cũng cao.

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện số lượng dự án đầu tư vào ba VKTTĐ  năm 1996, 2000 - 2007
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện số lượng dự án đầu tư vào ba VKTTĐ năm 1996, 2000 - 2007

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Định hướng và giải pháp thu hút FDI của vùng 1. Định hướng thu hút FDI của vùng

Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu thì “Ngày 19/4/2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ – UBND quy định trình tự thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn tỉnh theo qui trình một mối tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó qui định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, thời gian quản lí công việc của từng cơ quan quản lí nhà nước liên quan đến dự án đầu tư nhằm đảm bảo thông thoáng, tiện lợi cho các nhà đầu tư, bước đầu đã tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong các thủ tục hành chính” [7 , tr. Thời gian qua, KCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như: Intel, Nidec, Sonion, Jabil, GES… Để thực sự trở thành sự lựa chon tối ưu cho các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, KCNC này dành nhiều chính sách ưu đãi (về thuế, thông quan điện tử, hỗ trợ cấp visa cho người nước ngoài, giá thuê đất và chi phí tiện ích cạnh tranh) và tạo môi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư (thủ tục đơn giản, đất đai, cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực đều được tăng cường đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, quãng bá thông tin rộng rãi) ngay từ bây giờ. Hướng phát triển công nghiệp theo quy hoạch là tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn, có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm phần mềm, điện tử - viễn thông; dầu khí và các sản phẩm hóa dầu; thép, vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa; chế biến lương thực - thực phẩm,.

Do đó, cần điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn toàn vùng, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh chưa phát triển (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao, môi trường thiên nhiên chưa bị hủy hoại), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp về hướng điều chỉnh bố trí công nghiệp: Tạo một hành lang công nghiệp theo hướng từ Đông Nam đến Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh (qua một phần các tỉnh, thành: Long An - Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Kiến nghị

Đối với các KCN mới, ngay từ khi thành lập cần qui hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bắt buộc phải có hệ thống xử lí chất thải, khí thải hợp lí nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo hướng bền vững.