MỤC LỤC
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu.
Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
- Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng.
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất đai của cả nước và các vùng kinh tế, nhằm điều hoà mối quan hệ sử dụng đất đai giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ huyện được xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, những đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và các quan hệ trong sử dụng đất: đất đô thị, đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Đây chủ yếu là diện tích trại chăn nuôi cũ hiện nay không sử dụng nữa, nhân dân đang cải tạo dần để đưa vào trồng cây lâu năm (3,65 ha). Còn lại 2,34 ha là diện tích hành lang bảo vệ đường giao thông (đường 20B và trục thôn).
Một số tụ điểm dân cư thôn Phù Tải, Tiêu Sơn và Đan Giáp ven đường 20B đã mang dáng dấp đô thị, hình thành nên trung tâm kinh tế xã hội của xã. + Hệ thống quản lý sổ sách, hồ sơ địa chính chưa được hoàn chỉnh, cơ sở vật chất và kinh phí giành cho công tác quản lý đất đai còn nghèo nàn. Thanh Giang là một xã trung bình của huyện Thanh Miện có địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, có vị trí thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài huyện.
Tuy trong mấy năm vừa qua diện tích đất nông nghiệp có giảm do chuyển sang các loại đất khác song diện tích trồng lúa còn tương đối nhiều, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn e dè, chưa mạnh dạn, chưa hình thành các khu chuyên canh, diện tích đất thâm canh còn hạn chế. Các loại đất trong đất chuyên dùng trong mấy năm qua đều tăng, các công trình xây dựng công cộng đã ổn định về mặt vị trí và diện tích, song diện tích đất giao thông còn thấp, đường xá chưa được mở rộng theo đúng quy định của Nhà nước gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân và việc vận chuyển giao lưu hàng hoá. Trong khuôn viên dân cư, đất ở tuy đã tập trung gọn trong các thôn song việc sử dụng đất của một số hộ gia đình còn bất hợp lý, hộ ở quá rộng, hộ ở quá chật, nhà cửa chưa được quy hoạch gọn gàng nên việc sử dụng đất đạt hiệu quả thấp.
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Miện đến năm 2010 và phương hướng, kế hoạch chuyển đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích khác. - Hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Sở Địa chính về nội dung phương pháp lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất. - Quyết định số 2183/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc xây dựng quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất các cấp.
- Phát triển kinh tế với nhịp độ cao, giảm dần và tiến tới xoá nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. - Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. - Phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội , bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.
Tạo điều kiện để nhân dân có thể mở rộng buôn bán, phát triển dịch vụ tạo. Như đã phân tích, quỹ đất đai ở xã không có khả năng mở rộng mà chỉ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sao cho phù hợp và đưa đất chưa sử dụng vào mục đích sử dụng nông nghiệp, làm nhà ở và chuyên dùng. Đất trồng cây hàng năm không cần diện tích lớn như trước mà có thể chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác như: trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, xây nhà ở, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, chuyên dùng khác,.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã Thanh Giang đã có nhiều tiến bộ nhưng đời sống nhân dân vẫn còn thấp, điều kiện chính trị chưa đi vào ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân dân số và nhà ở cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Trong những năm tới, song song với việc phát triển kinh tế, xã cần giảm tỉ lệ tăng dân số hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác quản lý xã hội.
Hiện trạng có 2,13 ha là diện tích mới hình thành do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định của UBND tỉnh và một phần diện tích vườn trong khu dân cư. Riêng thôn Đan Giáp chưa có sân vận động mi ni thì hướng tới sẽ phân bổ 600m2 đất ao nông nghiệp để xây dựng và 200m2 để làm trạm bơm tiêu nước cho toàn bộ ruộng canh tác phía bắc xã, phần đất này lấy vào đất thủy lợi. Tuy trong mấy năm gần đây UBND xã đã chú trọng tới việc tu sửa nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn xã song bề rộng mặt đường và hành lang bảo vệ vẫn chưa đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước như đường tỉnh lộ 20B bề rộng mặt đường mới để được 8m, hành lang bảo vệ 10m mà theo quy định thì bề rộng mặt đường phải là 12m và hành lang bảo vệ phải là 20m.
Mạng lưới thuỷ lợi của xã nhìn chung đã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác của xã nên trong quy hoạch không phải phân bổ thêm nữa. Theo kế hoạch kiên cố hoá kênh mương, xã Thanh Giang dự kiến làm được khoảng 4600m kênh tưới cấp 1 và 2, diện tích dôi dư là 1,08 ha chuyển sang đất canh tác, việc mở rộng đường giao thông cũng lấy mất 0,65 ha,. Việc phát triển đất khu dân cư mới phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã trong mối tương quan với việc phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện và của vùng.
Là một xã có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, cần phải chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuyờn truyền vận động để nhõn dõn thấy rừ hiệu quả tích cực của việc thực hiện đề án quy hoạch. Cần phân định càng sớm càng tốt ranh giới các loại đất, nhất là đất công điền, công thổ, đất hành lang đường, hành lang đê.
Quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch chuyên ngành có tính định hướng về mặt sử dụng đất đai. Hàng năm, căn cứ vào đề án quy hoạch sử dụng đất cả thời kỳ, UBND xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đề nghị chuyển một số loại đất theo đúng yêu cầu trình UBND huyện xem xét. Nếu chưa có quyết định của các cấp có thẩm quyền thì UBND xã chưa được phép chuyển mục đích sử dụng.