Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

MỤC LỤC

Hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy song công ty đã không ngừng đổi mới cơ sở vật chất cơ cấu tổ chức điều hành phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và đặc biệt là sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên. Ngoài ra Công ty còn sửa chữa lắp đặt các loại vật tư thiết bị xăng dầu và khí đốt, còn thi công các công trình xây dựng và kinh doanh (kho, bồn, cửa hàng).

Bảng 1: Thị trường nhập khẩu của Công ty
Bảng 1: Thị trường nhập khẩu của Công ty

Tình hình phân phối hàng hoá nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Khi mua hàng khách hàng sẽ được người bán hàng hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ năng, kỹ thuật, cách sử dụng vận hành, hình thức thanh toán, phương thức và địa điểm nhận hàng. Khách sau khi trả tiền và nhận được hoá đơn lấy hàng thì phòng kinh doanh sẽ báo cho kỹ thuật phối hợp với kho để chuẩn bị hàng, đảm bảo cho khách lấy đủ hàng với chất lượng tốt. Công ty thực hiện việc lên kế hoạch cung cấp khối lượng hàng hoá nhất định cho các cửa hàng với mức giá nhất định.

Các cửa hàng có nhiệm vụ giao nộp cho Công ty khoản tiền tính theo khối lượng hàng cung cấp cho mình với mức giá trên. Ngoài các khoản nộp của Công ty, nhân viên còn được phần hoa hồng do Công ty thưởng khi làm đại lý xăng dầu cho ngành.

Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hoá, máy móc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh: Công ty luôn nhận thức một cách sâu sắc về sự khác biệt về cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu: Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập trung thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty.

Cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của Ban giám đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng đựoc tạo lập và củng cố. Các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và cả những công đoạn như chuyên chở bốc dỡ, giao nhận hàng hoá ở Việt nam còn nhiều hạn chế gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của tất cả các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty sản xuất kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mặt khác các yếu tố cạnh tranh quyết liệt trên thị trường như vấn đề quản lý hàng hoá nhập khẩu kinh doanh trái pháp luật, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước, cũng như vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đã gây khó khăn không nhỏ đối với Công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ của Công ty trong những năm tới là làm sao phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục khó khăn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời Công ty phải linh hoạt, năng động trong kinh doanh để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cũng như việc cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty

Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới

Tăng cường đầu tư và đưa công tác thông tin phát triển để thị trường đi trước một bước so với yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh. - Thông qua cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài, cũng như các đại diện Thương mại nước ngoài tại Việt Nam để khai thác và thu thập thông tin. - Đảm bảo hàng hoá xuất khẩu đúng tiêu chuẩn, thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán, dịch vụ xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trường Quốc tế.

Trong những năm tới Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex sẽ tập trung vào những thị trường đã và đang có quan hệ với Công ty, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, để xác định đúng hướng đi và tìm đúng đối tác ta cũng cần phải tập trung nghiên cứu một số khả năng, nhu cầu thị hiếu và nhu cầu kinh doanh của từng thị trường và từng khu vực thị trường.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Chú trọng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, một doanh nghiệp hoạt động thương mại sẽ phải tiến hành đàm phán, ký kết rất nhiều hợp đồng. Để đàm phán thành công Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex phải nắm vững 3 yếu tố cơ bản của đàm phán: bối cảnh, thời gian và quyền lực sao cho đàm phán có lợi nhất. Bên cạnh đó Công ty cần phát huy tốt hơn nữa các nguyên tắc trong đàm phỏn, đú là “hiểu rừ đối tỏc, biết người biết ta, bỏch chiến bách thắng”, “tạo sự cạnh tranh”, “từng bước tiến tới mục tiêu”, “bình đẳng cùng có lợi”.

Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng

Đội ngũ chuyên môn của Công ty phải là người có trình độ uyên thâm, biết sáng tạo và tạo lập môi trường làm việc thoải mái, tạo cảm giác hăng say cho người lao động. - Công ty nên sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, nghỉ phép, tham quan dã ngoại, hoạt động ngoại khoá, ca nhạc biểu diễn, mỗi phòng ban có thể đề ra quy định sinh hoạt riêng cho mình, thoát ra khỏi các hoạt động của công ty như: thiết lập quỹ khen thưởng của phòng, tổ chức thi đấu thể thao giữa các phòng ban trong công ty. Các hoạt động này sẽ có tác động tích cực đối với người lao động giúp cho họ lấy lại được sự cân bằng, gây hứng thú say mê trong công việc cũng như tái tạo sức lao động.

Ngược lại, công ty cũng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ lao động như siết chặt kỷ luật lao động, thực hiện phê bình nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy định kỷ luật chung. - Công ty nên tăng cường hơn nữa các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, trợ cấp cho người về hưu để người lao động trong công ty có hướng làm việc lâu dài cho công ty, cống hiến hết mình cho công ty, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Hiện tại có quá nhiều công ty quan tham gia vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ngoài Hải quan còn có các cơ quan quản lý của ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý địa phương. Nên chăng, Nhà nước cần xây dựng một mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. + Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu như giảm dần mức thuế, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động.

Tuy nhiên việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh .Chính vì thế Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, những biến động của thị trường, những dự đoán về tình hình biến động đó. Nhà nước có thể thành lập các tổ chức thông tin kinh tế ở các đại sứ quán để doanh nghiệp có thể thu thập thông tin cần thiết về thị trường, sản phẩm, giá cả ở các quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá.